Cách làm máy rửa tay tự động

.

Cập nhật lúc: 06:18, 13/08/2020 (GMT+7)

Máy sát khuẩn tự động phòng, chống dịch COVID-19 là thành quả đáng ghi nhận mà thầy và trò Trường Cao đẳng Nghề (CĐN) Đà Lạt đã chế tạo thành công. Hiện, những chiếc máy này đã được nhà trường gửi tặng nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để rửa tay sát khuẩn phòng, chống dịch hiệu quả.

Cách làm máy rửa tay tự động
Máy rửa tay sát khuẩn tự động được áp dụng hiệu quả tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, anh Lê Ngọc Cường - Bí thư Đoàn Trường CĐN Đà Lạt cho hay, xuất phát từ ý tưởng chai dung dịch sát khuẩn, thầy và trò nhà trường đã lên kế hoạch, phương án chế tạo ra chiếc máy rửa tay tiện lợi. Cụ thể, trong quá trình sử dụng dung dịch sát khuẩn nơi công cộng, việc tiếp xúc trực tiếp với chai đựng dung dịch của nhiều người cũng tiềm ẩn sự lây lan virus SARS-CoV-2 và gây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, nhiều người không thực hiện việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn do vô tình hay thiếu ý thức khi đến cơ quan, công sở có thể làm lây lan virus này ra cộng đồng.

“Thời gian qua, đội ngũ giảng viên trong trường đã trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để có thể nhắc nhở mọi người khi vào trường học, công sở đều được rửa tay sát khuẩn ngay tại cổng và khi sử dụng dung dịch không tiếp xúc trực tiếp vào chai, lọ đựng dung dịch... Nhằm góp chút công sức chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo sức khỏe cho mọi người, chúng tôi đã nghiên cứu giải đáp các vấn đề trên bằng việc sáng chế ra máy rửa tay sát khuẩn tự động” - anh Cường cho hay.

Theo đó, máy rửa tay sát khuẩn tự động được tận dụng từ vật liệu innox và có cấu tạo gồm các bộ phận chính, như mạch điều khiển, các cảm biến, hệ thống phun dung dịch, bình đựng dung dịch, vỏ thiết bị, giá đỡ và các linh kiện điện tử khác. Máy được chế tạo với một bộ hệ thống chạy bằng điện, với bình chứa dung dịch rửa tay khoảng 3 lít được lắp ráp gọn gàng, đơn giản và sau đó nối trực tiếp với hệ thống bơm để đẩy lên vòi dẫn. Ngoài ra, hệ thống cảm ứng hồng ngoại được gắn bên dưới vòi phun giúp máy nhận biết và tự động mở, đóng vòi phun nước rửa tay khi có người sử dụng.

Máy hoạt động theo nguyên lý tự động phun dung dịch sát khuẩn dưới dạng phun sương khi nhận biết tay đưa gần đầu phun. Khi cho bàn tay lại gần đầu phun, cảm biến hồng ngoại sẽ tự động thu thập dữ liệu và xác định khoảng cách giữa tay và đầu phun. Nếu khoảng cách phù hợp, cảm biến sẽ ra lệnh cho khối điều khiển động cơ bơm dung dịch sát khuẩn với một lượng dung dịch vừa đủ cho một lần rửa tay.

Cùng nhóm sinh viên nghiên cứu cấu tạo chính của máy rửa tay sát khuẩn tự động, thầy Trương Duy Việt - Giám đốc Trung tâm Đánh giá kỹ năng và Ứng dụng công nghệ Trường CĐN Đà Lạt, khẳng định: “Máy rửa tay sát khuẩn tự động giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc tối đa khi sử dụng dung dịch sát khuẩn; đồng thời tiết kiệm thời gian, lượng dung dịch và không tốn nhân lực hỗ trợ công việc rửa tay hàng ngày cho những người sử dụng. Chỉ mất khoảng 3 - 5 giây sau, máy sẽ cung cấp lượng dung dịch đủ để rửa tay. Hiện tại giá mỗi sản phẩm hoàn thiện là khoảng 3,5 triệu đồng”.

Cũng theo thầy Việt, phần khó nhất là khâu đảm bảo tính thẩm mỹ. Bởi khi sản phẩm được hoàn thành việc đầu tiên là sản phẩm phải có tính thẩm mỹ cao, nhỏ, gọn. Bên cạnh đó việc khắc chữ, logo bằng laser cũng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với những sản phẩm khác.

Em Nguyễn Như Lương - sinh viên Trường CĐN Đà Lạt, người tham gia chế tạo máy rửa tay tự động, chia sẻ: “Khi được biết nhà trường có ý tưởng làm máy rửa tay sát khuẩn tự động, em cùng một số bạn trong nhóm đã xin phép giáo viên hướng dẫn cùng tham gia hoàn thiện. Riêng bản thân em, khi hoàn thành được sản phẩm này, em mong nó sẽ là một vật dụng hữu ích cho mọi người, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay”. 

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã chế tạo được 15 máy rửa tay và tất cả máy rửa tay này được tặng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. 

Theo anh Lê Ngọc Cường, trong thời gian qua, ngoài việc nghiên cứu làm máy rửa tay sát khuẩn tự động, Đoàn trường cũng đã thực hiện nhiều phần việc thiết thực để cùng chung tay phòng, chống dịch COVID - 19 như: Thiết kế và lắp đặt máy ATM gạo, cung cấp hơn 30 tấn gạo cho hơn 6.500 người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; tặng nước rửa tay sát khuẩn và khẩu trang y tế cho các trường học ở các huyện vùng sâu, vùng xa...

“Trong thời gian tiếp theo, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống COVID-19, nhà trường sẽ tiếp tục việc huy động, kêu gọi nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, nhằm làm thêm số lượng máy rửa tay sát khuẩn tự động để gửi tặng cho các đơn vị đang cần. Về lâu dài, Đoàn trường sẽ làm cầu nối giới thiệu sản phẩm đến các đơn vị có nhu cầu” - Anh Cường cho biết thêm.

THÂN THU HIỀN

  • 16:25 | Thứ Bảy, 18/04/2020
  • Cách làm máy rửa tay tự động
  • Cách làm máy rửa tay tự động
  • Cách làm máy rửa tay tự động

(QBĐT) - Với niềm đam mê khoa học, em Trần Minh Chung, học sinh lớp 9/1, Trường THCS Vạn Ninh (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy rửa tay sát khuẩn tự động. Việc chế tạo thành công chiếc máy này, Chung đã góp phần công sức của mình để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cách làm máy rửa tay tự động
Em Trần Minh Chung (bên phải) tặng máy rửa tay sát khuẩn tự động cho xã Vạn Ninh

Những ngày qua, nhiều người dân và cán bộ đến xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) làm việc đều thấy chiếc máy rửa tay tự động với nhiều dòng thông điệp khác nhau được ghi trên đó. Chủ nhân của chiếc máy này là em Trần Minh Chung, học sinh lớp 9/1, Trường THCS Vạn Ninh chế tạo rồi đem tặng cho xã. Chỉ cần đưa tay ra trước máy, hệ thống cảm biến sẽ tự động phun ra một lượng dung dịch rửa tay đủ để sát khuẩn rất an toàn và tiện lợi.

Chung chia sẻ: “Em thấy mọi người rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn mất thời gian khá lâu, bất tiện lại không an toàn. Vì vậy, em đã tự nghiên cứu, chế tạo ra máy rửa tay sát khuẩn tự động. Với chiếc máy này, em hy vọng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để cùng cả nước chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19”.

Cấu tạo của máy cũng hết sức đơn giản, gồm có vỏ máy được làm bằng nhựa ALU. Bên ngoài khung vỏ được in hướng dẫn sử dụng máy và quy trình rửa tay sát khuẩn của Bộ Y tế. Máy cao và rộng 0,8m, dày 22cm. Bên trong có nhiều chi tiết như: hệ thống vi mạch và cảm biến, hệ thống bơm và bình chứa, bộ nguồn hạ áp 220V xuống 12V, vi xử lý mắt hồng ngoại, rơ-le kích máy bơm, van một chiều, công tắc nguồn, ống dẫn và bình chứa dung dịch, dây điện.

"Thân máy được lắp ráp đầu tiên, sau đó đến máy bơm, mắt hồng ngoại, béc phun… Máy hoạt động theo cơ chế cảm biến nên chỉ cần đưa tay vào gần đầu phun, cảm biến sẽ tự động nhận diện, sau đó truyền tín hiệu về cho vi xử lý, vi xử lý sẽ truyền lệnh để máy bơm dung dịch sát khuẩn chạy và bơm ra một lượng dung dịch cố định như đã cài đặt.", Chung chia sẻ thêm.

Để chế tạo chiếc máy đầu tiên, cậu học trò lớp 9 này mất khoảng một tuần để nghiên cứu, đặt mua linh kiện và vận dụng những kiến thức từ môn Vật lý, Công nghệ được học ở trường vào việc lắp ráp, vận hành. Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ Chung cho biết: “Ở nhà, Chung thường tìm những đồ điện tử hư hỏng và tự tay sửa chữa. Kể cả hệ thống điện trong nhà cháu cũng tự tay đấu nối. Thấy cháu biết làm nhiều việc nên hàng xóm thường đưa đài, quạt, tủ lạnh… đến nhờ Chung sửa. Rồi trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, cháu đã dùng 1 triệu đồng tiết kiệm từ tiền ăn sáng, lì xì dịp Tết để mua linh kiện về lắp ráp máy rửa tay sát khuẩn tự động. Sau khi làm xong, cháu xin phép tôi đưa lên tặng lại cho xã để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh”.

Chị Đinh Thị Phòng, một người dân xã Vạn Ninh chia sẻ: “Mỗi khi đến trụ sở xã giao dịch và rửa tay bằng máy này, tôi đều cảm thấy rất yên tâm vì không cần nhấn nút lọ dung dịch, hạn chế được việc tiếp xúc. Tôi thấy đây là một sáng kiến hay, có tác dụng lớn trong phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả”. 

Chi phí mua linh kiện cho mỗi cái máy rửa tay sát khuẩn tự động khoảng 1 triệu đồng. Một số đơn vị, người dân ngỏ ý muốn Chung làm máy nhưng em chưa nhận lời vì đang dành thời gian cho việc học tập trực tuyến ở nhà. Bố mẹ em đều là nông dân, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên không thể hỗ trợ cho em mua linh kiện để sản xuất nhiều máy cùng một lúc. “Nếu có kinh phí hỗ trợ, em sẽ làm thêm một đến hai máy để tặng cho khu cách ly y tế  tập trung của tỉnh. Bởi nơi đó thường đông người, lại có nguy cơ lây bệnh.”, Chung chia sẻ dự định.  

Cách làm máy rửa tay tự động
Máy được đặt ở trụ sở xã Vạn Ninh để phục vụ người dân đến làm việc, giao dịch.

Anh Trần Văn Sỹ, Bí thư Đoàn xã Vạn Ninh cho biết, chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động của em Chung có nhiều ưu điểm, tiện dụng bởi không cần phải ấn nút. Nếu chiếc máy này được nhân rộng thì đây là giải pháp tốt để cả cộng đồng chung tay đẩy lùy dịch bệnh Covid-19. Hiện Đoàn xã cũng đang đề nghị Huyện đoàn, Tỉnh đoàn khen thưởng cho Chung vì những nỗ lực trong phong trào sáng tạo trẻ cũng như phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Việt Hà