Cách lắp bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm

Bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn và 1 ổ cắm là bảng điện phổ biến, được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng cũng như ưu điểm mà nó mang lại. Với những ai đã có những hiểu biết nhất định về ngành điện thì việc lắp đặt bảng điện như thế này là điều hết sức đươn giản tuy nhiên với những người chưa biết thì đó lại là cả một vấn đề, chẳng lẽ chỉ vì một chiếc bảng điện như thế này lại gọi thợ? Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn cách lắp đặt bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn và 1 ổ cắm đơn giản nhất để bạn tham khảo.

Cách lắp bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn và 1 ổ cắm

Để lắp bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn và 1 ổ cắm bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

1/ Atomat [1 cái]

2/ Cầu chì [1 cái]

3/ Công tắc [2 cái]

4/ Bóng đèn [2 cái]

5/ Ổ cắm [1 cái]

6/ Dây điện

và các dụng cụ phục vụ cho quá trình lắp đặt như

1/ Kìm điện

2/ Kìm tuốt dây

3/ Máy khoan điện

4/ Dao rọc giấy

5/ Tuoclovit

Bạn có thể tham khảo sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện 2 công tắc 2 bóng đèn 1 ổ cắm

Áp dụng cách lắp đặt theo sơ đồ trên bạn có thể nâng cấp số cống tắc hoặc bóng đèn lên 3 hoặc 4 hết sức đơn giản, chỉ cần ít phút tìm hiểu là bạn hoàn toàn có thể tự đấu ổ cắm điện cho gia đình rồi, chúc bạn thành công!

Trong thời gian thi công tại nhà khách hàng anh em thợ điện thường được chủ nhà hỏi các vấn đề như là:  Cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm như thế nào? Cách đấu ổ điện trong  an toàn, nhanh chóng?  Cách đấu 2 công tắc 1 ổ cắm có phức tạp không?

Hiện tại chúng tôi đang cung cấp dịch vụ liên quan đến tất cả thiết bị điện nước trong nhà. Hướng dẫn cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm  là một trong những những gói nhỏ trong dịch vụ thi công sửa chữa điện nước tại nhà của 1FIX

Việc lắp bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm tại nhà nếu có dụng cụ hỗ trợ và cẩn thận một chút thì quý vị có thể hoàn toàn có thể tự làm. Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thiết bị điện trong nhà luôn hoạt động tốt sau khi lắp đặt. Hãy nhấc máy lên gọi chúng tôi ngay lập tức, 1FIX đảm bảo sẽ không làm khách hàng thất vọng.

✅ 30.000+ Khách hàng đã đặt lịch

👨‍🔧Thợ giỏi xử lý nhanh trong ngày.

👍 Nhận ưu đãi khi sử dụng lần đầu

👩🏻‍🔧Tư vấn miến phí tận tâm 24/7

Luôn ngắt nguồn điện khi tiến hành đấu nối

Trong khi thực hành cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm, việc trước tiên là phải ngắt nguồn điện để tránh gây ra những hậu quả không đáng có. Đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nhiều nhất trong lĩnh vực điện nước.

Không đảo ngược dây nóng và dây trung tính

Trong khi thực hành cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm việc nối dây nóng với cực trung tính của ổ cắm có thể gây ra điện giật chết người. Rắc rối là bạn có thể không nhận ra sai lầm cho đến khi ai đó bị giật, vì đèn và hầu hết các thiết bị cắm điện khác vẫn hoạt động.

Để xác định dây nóng và dây trung tính chúng ta có thể dùng bút thử điện. Dây nào làm đèn bút thử điện phát sáng là dây nóng. Khi đấu thiết bị nên đấu dây nóng đi qua công tắc, dây trung tín sẽ đấu qua đèn.

Khi sử dụng công cụ, thiết bị điện phải dùng dụng cụ bảo vệ.

Phải tuân thủ các quy tắc cách điện một cách nghiêm túc khi sử dụng dụng cụ, thiết bị điện. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc được tư vấn từ người có chuyên môn.

Không tiếp xúc trực tiếp với dây điện, thiết bị điện, dụng cụ đang có điện.

Việc tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện là điều không nên. Một cú sốc điện cũng có thể gây tử vong hoặc ít nhất cũng gây nên thương tích nghiêm trọng.

Không dùng các dụng cụ, thiết bị không đúng chức năng hoặc bị rò điện.

Tay, chân hay các bộ phận của cơ thể chạm vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây điện bị hở.

Để thực hành cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị sau:

Bảng vẽ sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm [vẽ tay hoặc in ra giấy]

Kiềm điện, bút thử điện, tuốc vít, băng keo điện.

Aptomat [ loại thường hoặc loại chống giật thì càng tốt], 1 ổ cắm, 1 công tắc, 1 cầu chì, 1 bóng đèn, dây điện.

Những lưu ý trong cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm:

Đóng /ngắt nguồn điện trước khi thao tác tháo lắp thiết bị

Không lắp bảng điện nơi gần nguồn nhiệt độ cao, dầu hoặc hóa chất dễ cháy

Không lắp bảng điện nơi ẩm thấp hoặc nơi có thể bị nước nhỏ vào.

Lắp bảng điện ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em.

Để biết cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm mọi người hãy xem qua sơ đồ nguyên lý qua hình bên trên. Chúng tôi đã thể hiện sơ đồ cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm  một cách đơn giản nhất để mọi người dù không có chuyên môn cũng hiểu được. Hiểu được sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm chúng ta có được thành công đến 90% trong việc đấu nối thiết bị.

Cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm không quá khó như  mọi người vẫn nghĩ. Bên cạnh đó ngày nay công nghệ phát triển cũng giúp cho việc học thêm kiến thức cũng dễ dàng hơn.  Việc trang bị thêm một ít kiến thức cơ bản về điện phòng khi sẽ dùng đến.

Chúng ta thử lên mạng tra cụm từ cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm hoặc cách lắp bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm hoặc sơ đồ đấu điện 2 công tắc 1 ổ cắm thì sẽ hiện ra rất nhiều bài viết hướng dẫn thực hiện cách đấu điện ổ cắm và công tắc tại nhà. Chúng ta chỉ việc bỏ ít thời gian thực hành nữa là đã có thể tự làm tại nhà rồi.

Tuy nhiên “an toàn là trên hết” chúng tôi khuyên với người không có chuyên môn về điện tốt nhất chúng ta nên xem kĩ sơ đồ cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm trước khi thực hành đấu nối điện một cách an toàn.

Mọi người có thể tham khảo thêm qua video hướng dẫn cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên 1FIX. Sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm được 1FIX thể hiện đơn giản để người không có chuyên môn cũng có thể hiểu được

Giải thích các kí hiệu trên sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm:

L : Line có ý nghĩa là dây pha hay còn gọi là dây nóng.

N : Neutral có ý nghĩa là dây trung tính hay dây nguội.

CC : Cầu chì

OC : Ổ cắm

CT 1 và CT 2: Công tắc 1 công tắc 2

Đấu nối dây dẫn theo số thứ tự trên hình sau khi đã hiểu về sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm và hiểu về an toàn điện.

Bước 1:

Đấu dây L từ CB qua cầu chì[số 1], cầu chì có chức năng bảo vệ toàn bộ thiết bị khi có sự cố quá dòng. Đầu dây dẫn sau khi tước bỏ lớp nhựa cách điện sẽ cắm một đầu vào vấu L của CB, một đầu cắm vào vấu kết nối của cầu chì sau đó dùng tua vít siết chặt đầu dây lại.

Khi tước bỏ lớp vỏ cách điện nên tước vừa đủ để đút vào vấu kết nối. Phần dây điện thừa ra ngoài vấu nhiều quá là không an toàn. Nếu các dây chạm vào nhau sẽ gây sự cố về cháy điện.

Bước 2:

Đến đây chúng ta tiếp tục lần lượt đấu tiếp [số 2], [số 3], [số 4] vào đầu ổ cắm, công tắc 1, công tắc 2. Chỗ này hơi nhiều rắc rối mọi người chú ý nối dây đúng theo số thứ tự. Chúng ta có thể đấu hết toàn bộ dây nóng rồi đến dây trung tính cũng không vấn đề gị, miễn là đúng với sơ đồ cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm.

Bước 3:

Từ đầu ra [số 5] và [số 6] ta đấu qua hai bóng đèn.

Bước 4:

Các đầu dây ra từ [số 7], [số 8], [số 9] nối chung lại để đấu vào cực N của CB. Tại điểm nối chung này chúng ta có thể dùng các đầu nối hoặc tước vỏ cách điện rồi đấu các dây chắc chắn lại, quấn băng keo điện thật kỹ. Những điểm nối dây luôn là điểm nóng trong một sơ đồ đấu dây. Nếu không cách điện tốt những điểm này dễ gây ra sự cố về điện.

Bước 5:

Cuối cùng chúng ta kết nối dây từ CB với nguồn điện chờ sẵn trong nhà. Bật nguồn lên và kiểm tra kết quả của chúng ta.

Đến đây thì bài hướng dẫn cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm cũng kết thúc.

Xem video cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm:

Mọi người chỉ cần dựa vào nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm để đấu các bảng điện khác như: cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm, cách đấu điện 2 công tắc 2 ổ cắm… cách đấu nối tương tự như cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm. Chúc mọi người thành công!

Mọi người nêu chú ý nguyên tắc ” an toàn là trên hết” trong khi đấu điện có bất kì điều không hiểu, mọi người có thể liên hệ với 1FIX qua số HOTLINE: 02838909294. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24 để giải đáp thắc mắc của mọi người.

Mặc dù không chiếm nhiều không gian nhưng ổ cắm và công tắc có thể được nhìn thấy trong bất kỳ nơi nào trong nhà.Vì vậy hình thức công tắc, ổ cắm cũng quan trọng như chức năng của nó. Cho nên việc lựa chọn ổ cắm và công tắc để mua thực sự là một quyết định lớn.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những cân nhắc chính cần tính đến khi chọn đúng ổ cắm và công tắc cho ngôi nhà củabạn.

Cân nhắc về hình thức, kiểu mẫu công tắc, ổ cắm

Nếu ngôi nhà bạn đang sở hữu phong cách cổ điển với trần nhà cao, những tác phẩm đắt tiền hoặc tác phẩm nghệ thuật trên tường và đồ nội thất cổ, toàn bộ diện mạo của căn phòng sẽ bị phá hỏng nếu bạn lắp các ổ cắm và công tắc nhựa trắng rẻ tiền. Và nếu bạn có một căn phòng theo phong cách hiện đại, các phụ kiện điện kiểu cổ cũng có thể trông lạc lõng.

Khi chọn kiểu dáng cho ổ cắm và công tắc của bạn, hãy cân nhắc xem các xu hướng nội thất sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai. Có một số loại công tắc, ổ cắm đang phổ biến hiện nay nhưng có thể sẽ không còn phù hợp theo năm tháng. Nói chung, nếu bạn muốn một phong cách thông thường, ổn định, bạn không thể sai lầm với việc chọn các loại phụ kiện điện quá đặc trưng hoặc quá đơn sơ. Những phụ kiện điện này đã được ưa chuộng trong một thời gian dài, và vẫn không có dấu hiệu lạc hậu thì nên chon chúng.

Cân nhắc với mặt công tắc, ổ cắm loại tấm

Mặt công tắc, ổ cắm loại tấm mà bạn chọn có thể có tác động tinh tế đến cái nhìn tổng thể của căn phòng. Các tấm bắt vít có xu hướng trông đơn giản, tuy nhiên chúng có thể rất phù hợp với phong cách trang trí cực kỳ thành thị / công nghiệp. Tuy nhiên, các lớp hoàn thiện không có đinh vít có xu hướng trông sang trọng hơn.

Các mặt công tắc, ổ cắm tấm phẳng có xu hướng trông bóng bẩy hơn các tấm nâng, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể lắp đặt chúng và chúng thường đắt hơn các tấm nâng.

Cân nhắc đến các loại công tắc

Có rất nhiều lựa chọn trên thị trường, Công tắc sử dụng cho nhiều trường hợp khác nha sẽ có các tùy chọn phổ biến và chủng loại cũng đa dạng bao gồm chuyển đổi, điều chỉnh, điều chỉnh độ sáng và công tắc cảm ứng.

Công tắc điều chỉnh độ sáng rất tốt cho tính linh hoạt, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Những loại này thường có giá cao hơn so với công tắc thường, vì vậy bạn có thể chỉ chọn sử dụng chúng ở những nơi bạn thực sự cần để điều chỉnh mức độ ánh sáng cho phù hợp với hoàn cảnh.

Công tắc chuyển đổi hoàn hảo cho các thuộc tính thời kỳ và thực sự nâng tầm phong cách của căn phòng lên một tầm cao mới, mang lại cảm giác đẳng cấp.

Công tắc môt chiều là công tắc đèn phổ biến nhất. Đây là công tắc có xu hướng là lựa chọn mặc định, nhưng chúng không mang lại mức độ linh hoạt như công tắc điều chỉnh độ sáng.

Công tắc cảm ứng là tùy chọn tương lai hơn dành cho những ngôi nhà hiện đại. Chúng có xu hướng phù hợp với phong cách phòng hiện đại hơn, nhưng cũng có giá cao hơn, vì vậy có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho dự án.

Cân nhắc về chất lượng

Giống như trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, bạn thực sự nhận được những gì bạn phải trả. Nhiều người tìm kiếm các tùy chọn rẻ hơn, nhưng thường bỏ qua hình thức tổng thể, cũng như chức năng.

Hãy tìm những sản phẩm có độ đảm bảo cao hơn, vì bạn thực sự muốn ổ cắm và công tắc của mình sử dụng được lâu dài.

DỊCH VỤĐƠN GIÁGHI CHÚ
Lắp mới 1 bộ bóng đèn Huỳnh Quang, đèn compactTừ 150.000đLắp bộ bóng đèn + công tắc, giá tùy thuộc vào việc đi dây nguồn. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới đèn lon40.000đ – 150.000đLắp dưới 3 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới 1 ổ cắm điện nổi100.000đ – 200.000đLắp dưới 3 bộ giá 200.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới 1 ổ cắm điện âmBáo giá sau khi khảo sátTùy theo phương án đục tường, đi dây nguồn.
Sửa chập điện âm tườngBáo giá sau khi kiểm traTùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện.
Sửa chập điện nổiBáo giá sau khi kiểm traTùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện.
Thay 1 bộ bóng đèn70.000đ – 150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay bóng đèn [Huỳnh quang, compact]40.000đ – 150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Sửa bóng đèn [thay tăng phô, chuột]80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay CB phụ80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay công tắc80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay ổ cắm nổi50.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp máy nước nóng200.000đ – 500.000đTùy thuộc vào việc đi dây nguồn, trang bị CB.
Lắp mới bộ báo cháy180.000đ – 350.000đGiá tùy thuộc vào thiết bị, việc đi dây nguồn.
Đi dây điện nguồnBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện nổiBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện âmBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện 3 phaBáo giá sau khi khảo sát
Cân pha điện 3 phaBáo giá sau khi khảo sát
Thi công hệ điệnBáo giá sau khi khảo sátThiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ.
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệuBáo giá sau khi khảo sátLắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ.

Bảng giá mang tính tham khảo, các công việc đều cần báo giá lại dựa trên thực tế thi công. [GIÁ TRÊN CHỈ LÀ PHÍ NHÂN CÔNG CHƯA BAO GỒM VẬT TƯ]

Video liên quan

Chủ Đề