Cách nấu cháo sò huyết hải sản

Sò huyết vốn được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì thế chúng rất được ưa chuộng. Một trong các món đánh thức vị giác hầu hết thực khách đó là món cháo sò huyết. Sự kết hợp hoàn hảo từ sò huyết và hạt ngọc trời làm cho món ăn thêm phần thanh đạm. Vậy bạn đã biết cách làm món cháo sò huyết thơm ngon này chưa? Nếu chưa hãy cùng Medplus vào bếp trổ tài nào

Cách nấu cháo sò huyết hải sản

Lựa chọn nguyên liệu đúng chuẩn:

Khi mua sò huyết bạn nên lựa chọn những con còn sống,bằng cách:

[elementor-template id="263870"]

Nếu những con sò huyết có mở miệng và thấy thò lưỡi ra ngoài thì đấy là sò tươi sống. Nhưng nếu chúng không thò lưỡi ra ngoài, ta vẫn có thể kiểm tra xem độ tươi của sò huyết. Thông qua việc ngửi sò huyết, nếu sò có mùi hôi thì chúng ta không mua.

Cháo được làm từ gạo mà ra vì thế một bát cháo thơm ngon sẽ phụ thuộc vào gạo.

Chúng ta có thể lựa chọn các loại gạo có độ dẻo, thơm để bát cháo sẽ thơm ngon hơn.

Bí quyết để món Cháo sò huyết đúng vị mẹ nấu:

Khi nấu cháo chúng ta có thể dùng nước dùng gà, nước hầm xương để nấu. Điều đó sẽ giúp cho khi ăn cháo sẽ có vị ngọt tự nhiên từ thịt gà, thịt heo.

Ngoài ra, để món cháo thêm phần thơm ngon chúng ta nên kết hợp nấu thêm với gạo nếp. Khi cho thêm gạo nếp vào sẽ giúp cháo thêm sành sánh mịn, dẻo hơn khi ăn.

Sò huyết nên được luộc sơ qua bóc vỏ lấy thịt. Sau đấy hẳn cho vào cháo để sò huyết được làm sạch hơn nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon.

Vì sò huyết sinh sống trong môi trường bùn đất, nước. Vì thế trong sò huyết chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, virus gây ra các bệnh về đường ruột, giun sán, viên gan B…. Cho nên, chúng ta nên sơ chế cũng như nấu chín sò huyết kĩ càng.

Những lưu ý khi ăn:

Cháo sò huyết nên ăn như thế nào?

Cháo sò huyết nên được ăn khi còn nóng vì sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn.

Ngoài ra khi ăn món này chúng ta nên kết hợp với một ít rau mùi, hành lá và gừng thái sợi. Vì khi kết hợp như thế dậy lên hương vị thơm ngon từ sò huyết, giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Cháo sò huyết không nên dùng chung với những món gì?

Các loại trái cây

Vì sò huyết có nhiều chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ăn chung với các loại quả. Cần tránh những quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả.

Bia

Khi ăn hải sản: các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết… có hàm lượng đạm khá cao. Vì thế khi uống bia cản trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể.

Chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể.

Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ.

Điều đó gây nên chứng bệnh sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Do đó chúng ta không nên ăn hải sản và uống bia trong một bữa.

Không uống trà ngay sau khi ăn

Vì trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản tạo muối canxi kết tủa. Nên  uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.

Với những nguyên liệu đơn giản dễ dàng tìm kiếm, ta đã có ngay món cháo sò huyết ấm nồng vào ngày lạnh. Cũng như tạo thêm độ đa dạng, phong phú của bữa ăn gia đình bạn. Còn chần chờ gì mà không bắt tay ngay vào gian bếp để nấu cho cả nhà thưởng thức nào. Đừng quên ghé thăm Medplus thường xuyên để cập nhật các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nha.

Nguồn: Tổng hợp

Bí quyết cho món cháo sò huyết ai cũng có thể nấu

Ingredients

  • Sò huyết: 500gr
  • Gạo: 300gr
  • Thịt băm: 100gr
  • Đường trắng, nước mắm: 1 muỗng cà phê
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Tiêu: 1/2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Gừng sợi: 20gr
  • Hành tím: 2 muỗng canh

Instructions

Bí quyết cho món cháo sò huyết ai cũng có thể nấu

Bước 1: 

Sò huyết mua về rửa bớt bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch để ráo. Gạo vo sạch, để ráo.

Bước 2:

Cho gạo vào nồi rang cho đến khi vàng đều. Cho 1.5 lít nước vào nấu đến khi cháo nhừ.

Bước 3:

Ướp thịt băm với 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh hành tím, 1 muỗng cà phê đường trộn đều cho thịt thấm gia vị. Xào thịt: cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho 1 muỗng canh hành phi vào phi đến khi thơm thì cho thịt vào xào đến khi chín. Tắt bếp cho hành lá cắt nhuyễn vào.

Bước 4:

Trụng sơ sò với nước sôi khoản 30 giây. Vớt sò để ráo rồi tách lấy sò và nước sò cho vào tô. Cho nước sò, 1 phần thị xào vào cháo trộn đều.

Bước 5:

Cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước mắm vào trộn đều nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp. Cho phần thịt xào còn lại và sò huyết lên mặt cháo.

 *Nếu ai muốn ăn sò thật chín có thể bỏ sò vào trộn chung với cháo rồi tắt bếp

Cách nấu cháo sò huyết hải sản
Cháo sò huyết

Bước 6:

Để thêm một ít rau ngò, gừng thái sợi lên bề mặt cháo. Sau đấy dọn ra và cùng gia đình mình thưởng thức nào.