Cách ngăn chặn học sinh đánh nhau

Chung trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường

[HNM] - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc học sinh đánh nhau ở một số địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội, khiến dư luận bức xúc, phụ huynh học sinh lo lắng. Vấn đề quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường một lần nữa lại được xới xáo. Nỗ lực chung sức, tăng trách nhiệm chính là giải pháp căn cơ để ngăn chặn bạo lực học đường.

Giáo viên Trường Trung học cơ sở Chu Văn An [quận Tây Hồ] trò chuyện với học sinh chủ đề ngăn chặn bạo lực học đường.

Tình trạng học sinh đánh nhau tăng

Từ tháng 3 trở lại đây, các cấp học đều chứng kiến tình trạng gia tăng của các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra ở một số địa phương. Điển hình, tại Hà Nội, ngày 1-4 vừa qua, đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng, khi một học sinh lớp 8 của Trường Trung học cơ sở Hồng Hà [huyện Đan Phượng] bị học sinh cùng trường đâm tử vong. Trước đó, vào tháng 3, trên địa bàn Hà Nội cũng xảy ra nhiều sự việc học sinh ẩu đả, như nhóm học sinh nữ lớp 8 ở huyện Phúc Thọ đánh nhau; một nữ sinh lớp 10 ở huyện Mỹ Đức bị bạn lột áo, kéo lê trên đường… Hay tại tỉnh Thanh Hóa, hồi tháng 1, xảy ra việc một học sinh nam đánh bạn tại cổng trường, khiến bạn bị vỡ xương sọ não, thương tật 49%. Tháng 3 vừa qua, hai học sinh nữ của một trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đánh nhau trong lớp… Nguyên nhân của các vụ đánh nhau kể trên đều bắt nguồn từ những va chạm, mâu thuẫn khi giao tiếp trong lớp, ở trường hoặc qua mạng xã hội.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên [Bộ Giáo dục và Đào tạo] Bùi Văn Linh, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Đa phần các học sinh đều có ý thức tốt, chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường và pháp luật, song vẫn còn một số học sinh có hành vi chưa đúng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song chủ yếu do một số cơ quan quản lý giáo dục địa phương, nhà trường chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định trong quản lý, giáo dục học sinh; công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm...

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, nguyên nhân chính là do lứa tuổi học sinh có nhiều biến động về tâm sinh lý, suy nghĩ chưa chín chắn, trong khi việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở một số nhà trường, giữa các cấp học chưa được triển khai một cách hệ thống và đầy đủ.

Ở góc độ phụ huynh, bà Trần Thị Lan, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Trương Định [quận Hoàng Mai] cho rằng, xảy ra tình trạng bạo lực học đường có trách nhiệm của gia đình khi chủ quan, buông lỏng trong quản lý con em mình.

Cán bộ công an phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn [quận Hà Đông]. Ảnh: Linh Nhi

Chung sức với tinh thần trách nhiệm cao

Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chung sức với tinh thần trách nhiệm cao để khắc phục những tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức, kịp thời hóa giải những mâu thuẫn để ngăn chặn hiệu quả tình trạng bạo lực học đường là quyết tâm của các trường học trên địa bàn Thủ đô.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa Tạ Ngọc Thắng cho biết, Phòng tăng cường chỉ đạo, giám sát các nhà trường trong việc xây dựng trường học an toàn; coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo các tiêu chí nhà giáo mẫu mực của ngành Giáo dục Thủ đô là “phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp” để làm gương cho học sinh.

Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thủy Xuân Tiên [huyện Chương Mỹ] Nguyễn Thị Hồng Thúy, bên cạnh sự chủ động phối hợp với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục học sinh một cách toàn diện, nhà trường cũng tập trung tổ chức giảng dạy hiệu quả tài liệu chuyên đề “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, duy trì hiệu quả công tác tư vấn học đường…

Về vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A6, Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng [quận Cầu Giấy] Vũ Bích Phương chia sẻ: “Với lứa tuổi học sinh có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, môi trường tương tác của học sinh chủ yếu là ở trường, trong khi một số phụ huynh không có nhiều thời gian dành cho con nên chúng tôi luôn cố gắng gần gũi, lắng nghe, kịp thời phát hiện các mâu thuẫn phát sinh”.

Trước thực trạng gia tăng bạo lực học đường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Sở đã yêu cầu các nhà trường đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn thương tích, bảo đảm an ninh, an toàn trường học theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 781/UBND-KGVX ngày 18-3-2021; thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với lực lượng công an trong việc bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

“Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với gia đình, có biện pháp quản lý, giáo dục học sinh hiệu quả, quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; nắm bắt tâm tư, tình cảm và diễn biến tâm lý của học sinh hằng ngày, nhất là ở trên môi trường mạng internet để kịp thời hóa giải những khúc mắc, va chạm của học sinh là giải pháp được ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục triển khai nhằm ngăn chặn hiệu quả bạo lực học đường”, ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Thống Nhất

Trong năm học mới 2015-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực hiện tốt công tác quản lý học sinh sinh viên. Theo đó, các trường tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống các tác động tiêu cực, kích động, lôi kéo học sinh sinh viên tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Thực hiện có hiệu quả quản lý, tuyên truyền giáo dục và phối hợp ngăn chặn hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.

Các trường tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm, đặc biệt là thời gian đầu năm học, sau kỳ nghỉ tết và các hoạt động cao điểm hưởng ứng Ngày toàn dân phòng chống ma tuý 26-6-2016.

Đồng thời tổ chức thực hiện đề án nghề công tác xã hội trong trường học, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đối với học sinh cuối cấp bằng nhiều hoạt động phù hợp.

Đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường phổ thông triển khai tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền và hô các khẩu ngữ sau khi tập thể dục tập thể theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh. Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn phương pháp dạy bơi, cứu đuối, công tác phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh từ Trung ương đến cơ sở. Sở giáo dục và đào tạo báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền và chủ động triển khai, tích cực huy động xã hội hóa việc tổ chức dạy bơi, cứu đuối, phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh. Chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức, quản lý và hướng dẫn học sinh tham gia các lớp học bơi trong giờ lên lớp, ngoài giờ lên lớp trong năm học và dịp hè.

Về công tác y tế trường học, các trường cần phối hợp với ngành y tế tại địa phương tổ chức các hoạt động phòng, chống các dịch, bệnh, tật trong trường học [cúm A H1N1, cúm AH5N1, cúm AH7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, tay chân miệng, sởi, rubella, sốt xuất huyết, lao, hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona “Mers-Cov”, nha học đường, mắt học đường, cong vẹo cột sống, sốt rét, giun sán,...] và các dịch bệnh mới xuất hiện theo các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, học sinh đánh nhau không phải là hiện tượng mới và số vụ việc cũng không tăng, tuy nhiên, những vụ việc đánh nhau mang tính chất bạo lực có xu hướng diễn biến phức tạp, một số vụ xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Từ đầu năm học 2009- 2010 đến nay, trên toàn quốc xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Đã có 881 học sinh bị kỷ luật khiển trách, 1.558 học sinh bị cảnh cáo, 735 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn. Phần lớn các vụ việc đều là xích mích nhỏ giữa các học sinh, được can ngăn kịp thời nên không xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có một số vụ nghiêm trọng như:  những vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang; học sinh câu kết với các thanh thiếu niên đã bỏ học chặn đường đánh học sinh khác hoặc tổ chức thành từng nhóm dùng hung khí đánh nhau.

Từ đầu năm học 2009- 2010 đến nay:

-         có 1.598 vụ học sinh đánh nhau

-         có 881 học sinh bị khiển trách

-         có 1.558 học sinh bị cảnh cáo

-         có 735 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn

-         Cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có một vụ học sinh đánh nhau

-         Cứ 10.000 học sinh thì có một em bị kỷ luật khiển trách; cứ 5.555 học sinh thì có một em bị kỷ luật cảnh cáo; cứ 11.111 học sinh thì có một em bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.

-         Năm học 2009- 2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.

Các báo cáo, tham luận tại hội thảo tập trung chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng học sinh đánh nhau. Từ bản thân học sinh: Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp trung học cơ sở và ở bậc học trung học phổ thông- ở độ tuổi đang có sự phát triển mạnh về thể chất, có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, thích thể hiện mình… Bên cạnh đó học sinh lứa tuổi này còn chưa được trang bị các kỹ năng sống như kỹ năng nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…

Từ phía gia đình học sinh, các nhà khoa học đưa ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt như: bố mẹ có kiến thức hạn chế, không định hướng được những chuẩn mực xã hội cho con cái; bố mẹ thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật, thô bạo với trẻ; bố mẹ không kiểm soát được việc xem sách báo, phim ảnh bạo lực, đồi trụy của trẻ; bố mẹ mâu thuẫn, ly dị, ly thân hoặc bị chết; bố mẹ thiếu quan tâm hoặc nuông chiều con cái thái quá.

Từ phía xã hội, một bộ phận học sinh chịu tác động tiêu cực từ mặt trái của sự thay đổi nhanh về kinh tế- xã hội: sa vào những trò chơi điện tử, xem những bộ phim mang tính bạo lực; tình trạng tội phạm, bạo lực ngoài xã hội diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng lớn đến học sinh. Nhiều đối tượng thanh thiếu niên đã bỏ học, sống lang thang ở khu vực trường học đã tác động, có hành vi lôi kéo học sinh tham gia đánh nhau. Nhận thức của xã hội về việc kiên quyết ngăn chặn, bài trừ hành vi đánh nhau còn hạn chế khiến hành vi đánh nhau của học sinh càng dễ phát triển. Thêm vào đó, hệ thống chính trị ở nhiều địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh, ngăn chặn hành vị bạo lực.


Các đại biểu tham dự hội thảo.

Từ giáo dục trong nhà trường, một số lãnh đạo nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh. Nhiều trường còn buông lỏng quản lý, không kiểm soát được tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau ngoài trường. Cá biệt vẫn có những thầy cô giáo dùng vũ lực, xâm phạm đến thân thể học sinh. Ở nhiều trường, quỹ đất, cơ sở vật chất dành cho hoạt động vui chơi lành mạnh chật hẹp, thiếu thốn, dễ dẫn đến va chạm, mâu thuẫn trong học sinh. Nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, chưa cuốn hút học sinh. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa còn hình thức, chung chung, chưa chú ý đến đối tượng cá biệt.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định, trong khoảng 20 năm gần đây, môi trường xã hội có nhiều thay đổi, tác động mạnh mẽ đến môi trường giáo dục trong nhà trường. Sự vận động nhanh chóng của đời sống khiến các bậc phụ huynh bận rộn hơn, dẫn tới giảm quan tâm tới con cái. Kinh tế phát triển cũng khiến học sinh không còn tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất giúp đỡ gia đình như trước kia, có nhiều thời gian rỗi nên dễ sa đà, tụ tập… Môi trường vui chơi của trẻ những năm gần đây cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện môi trường ảo- các trò chơi điện tử, trong đó có những trò chơi mang tính bạo lực [càng giết nhiều người, càng được nhiều điểm] ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.

Phó Thủ tướng nêu một số gợi ý để ngành giáo dục và đào tạo phối hợp cùng các bộ, ngành, hội, đoàn thể liên quan nghiên cứu tìm các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Đó là tăng cường giáo dục đạo đức đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, tích cực cho học sinh. Cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần đi sâu vào việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi trường học cần phải có ít nhất từ 2 đến 3 giáo viên nòng cốt về giáo dục kỹ năng sống đồng thời có thể thí điểm thêm một biên chế giáo viên tư vấn trong nhà trường như trong trường học của các nước tiên tiến.

Trong dịp khai giảng, các trường có buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung học sinh đánh nhau, trong đó phân tích những mặt hại của việc giải quyết vấn đề bằng bạo lực cho học sinh.

Trong thời gian tới, cần phải tạo được sự phối hợp tốt giữa nhà trường- gia đình- công an. 3 lực lượng này phải có biện pháp giáo dục để học sinh nhận thức rõ hậu quả của việc đánh nhau từ đó chủ động tránh; đồng thời sự phối hợp này cũng giúp xử lý kịp thời khi có vụ đánh nhau xảy ra, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng gợi ý, cần phải quản lý chặt chẽ các trò chơi điện tử, có tiêu chí phân loại trò chơi rõ ràng và quy định độ tuổi được chơi theo cấp độ trò chơi…

Ngọc Trác

Video liên quan

Chủ Đề