Cách nhận biệt vải kaki

Được sử dụng nhiều trong may mặc và được giới trẻ yêu thích, vải kaki là chất liệu chưa bao giờ hết “hot”. Kaki có nhiều loại và một trong những loại kaki được ưa chuộng nhất là kaki thun. Vậy loại vải này có tương tự vải thun hay không, và làm cách nào để phân biệt vải kaki và vải thun? Cùng Trường Long tìm hiểu nhé!

Vải kaki là gì?

Kaki là loại vải có mình dày, được làm từ sợi cotton hoặc sợi cotton pha với các chất liệu nhân tạo khác. Vải kaki có bề mặt hơi nhám, một số loại kaki chứa thành phần PE cao có mặt vải bóng hơn. Loại vải này được dệt kiểu vân chéo, kết hợp sợi dọc và ngang.

Vải kaki khá cứng cáp nên thường được dùng để may đồng phục, áo khoác, đồ bảo hộ lao động, vét, áo quần âu,… Kaki cotton có mình vải mỏng và mềm hơn, còn thường được dùng may trang phục dạo phố, quần áo nữ giới, trẻ em,…

Nguồn gốc

Vải kaki được xuất hiện lần đầu vào thế kỉ thứ 19, sau khi được sĩ quan người Anh hoạt động tại Ấn Độ Harry Burnett Lumsden sử dụng để thay thế quân phục của lính Anh [vốn được may bằng vải len thô và dày]. Tại thời điểm đó, kaki là chất vải mỏng nhẹ hơn so với len và có màu nâu đất, giúp quân lính Anh chống chọi với khí hậu nóng nực tại Ấn Độ cũng như ngụy trang trên chiến trường.

Vải kaki thường được dùng để may đồng phục, mũ nón, balo,…

Sau thế chiến thứ 2, vải kaki được phổ biến rộng rãi ở các thị trường lớn như Mỹ và phần lớn được dùng để may quần. Đem lại cảm giác lịch sự, trang trọng cho người mặc, kaki được dùng để may nhiều loại trang phục yêu cầu độ tinh tế cao, khắc phục nhược điểm thẩm mỹ của vải thun lúc bấy giờ.

Phân loại vải kaki

Trải qua giai đoạn dài tồn tại, được cải tiến nhờ sự phát triển của công nghệ dệt may, vải kaki ngày càng phong phú về thành phần, chủng loại, màu sắc,… Mỗi loại vải kaki lại có những đặc tính khác nhau, vì vậy nếu muốn chọn mua đúng loại vải phù hợp cho trang phục mình muốn may, trước hết bạn phải biết phân biệt chúng đã!

Kaki được phân biệt theo độ thun, độ co dãn:

  • Kaki không thun: Loại vải này hầu như không thể co dãn, chất vải dày vừa phải nhưng lại hơi cứng, ít nhăn. Kaki không thun thường được dùng để may quần tây nam bởi tính ổn định của vải. Chúng có khả năng giữ form dáng áo quần tốt, đồng thời cũng bền và khó hư hỏng.
  • Kaki thun: Loại vải này có độ co dãn vừa đến khá, thành phần vải có chứa sợi Spandex, thích hợp may trang phục nữ giới như đầm, váy, áo kiểu,… Trang phục bằng vải kaki thun được ưa chuộng bởi tính linh hoạt: co dãn tạo cảm giác thoải mái mà vẫn trang trọng, lịch sự.
Bề mặt vải kai

Ngoài ra, loại vải này còn được phân biệt nhờ vào thành phần sợi vải, ví dụ như:

  • Kaki cotton: Vải kaki cotton có thành phần làm từ 100% sợi cotton, vì vậy loại vải này có những ưu điểm như chất vải mềm mại, xù nhẹ, mình vải mỏng vừa phải, thấm hút tốt tạo độ thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.
  • Vải Kaki Polyester: Loại vải này có thành phần chứa tỷ lệ cao sợi nhân tạo Polyester, có khả năng thấm hút kém và khá bức bí nếu mặc vào mùa nóng. Bù lại, Kaki PE có khả năng chống nước nhẹ và có giá thành khá rẻ, thích hợp may trang phục nhân viên nhà hàng, khách sạn, balo, mũ nón,…

Tuy được chia ra thành nhiều loại với những cách phân biệt khác nhau, kaki vẫn có những đặc tính chung như chất vải cứng cáp, bền, ít nhăn và khá thoáng mát. Hiện nay, vải kaki được nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp may trang phục cho người lớn lẫn trẻ em, áo quần nam nữ,… Kaki ít được dùng để in ấn, tuy nhiên lại dễ kết hợp với chất liệu khác, tạo nên nhiều phong cách thời trang khác nhau, từ năng động, thoải mái đến lịch thiệp, sang trọng,…

Phân biệt vải kaki và vải thun

Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể nhầm lẫn vải kaki thun với vải thun nhờ tính co dãn tốt của loại vải này. Tuy nhiên kaki và thun lại là 2 chất liệu riêng biệt. Vải kaki có mình tương đối dày dặn hơn, vải cứng cáp, giúp đảm bảo trang phục may được đứng form, độ thông thoáng ủa kaki không tốt bằng những loại vải thun cotton. Đồng thời kaki cũng không đa dạng về kiểu dệt như các loại vải thun dệt kim.

Hiểu rõ các đặc tính của vải kaki và phân biệt được vải kaki với vải thun sẽ giúp bạn chọn mua được đúng trang phục kaki muốn mua, hoặc chọn đúng loại vải kaki để may trang phục mình yêu thích. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vải kaki nhé!

Hotline: 090 868 9669

Email: 

Địa chỉ: 243 Võ Thành Trang, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

VẢI KAKI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VẢI KAKI TÍNH CHẤT CŨNG NHƯ ƯU ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI KAKI TRONG NGÀNH MAY ĐỒNG PHỤC.

Trên thị trường hiện nay, Kaki là một trong những chất liệu vải rất phổ biến trong ngành may đồng phục khách hàng rất khó phân biệt vải kaki khác nhau ra sao. Vậy vải Kaki là gì? Có tất cả bao nhiêu loại vải Kaki?

Tính chất của từng loại Kaki được ứng dụng như thế nào khi may áo đồng phục? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Tìm hiểu vải kaki?

Kaki là một loại chất liệu cũng giống như nhiều loại vải khác trên thị trường. Vải kaki cũng là một loại vải được dệt từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp nhân tạo. Vải có thể được dệt từ 100% cotton hoặc 100% sợi tự nhiên hoặc chúng cũng có thể được dệt từ cả sợi cotton và sợi tổng hợp đan chéo nhau.

Quan trọng đặc điểm nhận biết các loại vải kaki đó là từ các loại sợi chúng được dệt lại với nhau tạo thành những tấm vải không giống như một số loại vải khác là được đan chéo các sợi hay bện các sợi lại với nhau tạo thành tấm vải.

Phân biệt từng loại vải Kaki hiện nay, nhờ công nghệ dệt vải tiên tiến mà các nhà sản xuất đã tạo ra rất nhiều loại vải kaki khác nhau trên thị trường. Vải Kaki có rất nhiều loại với những ưu điểm khác nhau: Kaki thun, Kaki không thun, Kaki cotton, Kaki polyester.

Kaki thun

Kaki thun là một loại vải được dệt ra từ những sợi vải thun hay chất liệu bằng thun. Chính vì được cấu tạo bằng chất liệu thun nên vải kaki thun đa số được người tiêu dùng nhận xét là khá dày.

Tuy nhiên, mặc dù chúng khá dày nhưng khi người tiêu dùng mặc vào vẫn tạo được sự thoải mái, thư thái. Người sử dụng chất liệu này khi mặc không hề bị ảnh hưởng, vì kaki thun rất thoáng mát, không tạo cảm giác bí bách khi mặc.

Nhờ ưu điểm này nên kaki thun được lòng rất nhiều khách hàng lựa chọn để may váy/ chân váy đồng phục công sở cho nữ. Kaki thun đề cao được sự cuốn hút, mềm mại, dịu dàng của phái nữ. Ngoài ra, một số đơn vị doanh nghiệp về lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, thi công, xây dựng còn ưu tiên sử dụng kaki thun để may đồng phục bảo hộ lao động cho nhân viên.

Kaki không thun

Đây là loại vải có thành phần cấu tạo gần giống với vải kaki thun. Tuy nhiên, chúng khác với loại vải kaki thun, đây là một loại vải có độ cứng hơn hẳn.

Đối với người tiêu dùng bình thường thì đặc điểm này rất khó để phân biệt được, vì thế nên chúng dễ bị nhầm lẫn với nhau. Có một đặc điểm để chúng ta có thể nhận biết giữa kaki và kaki không thun đó là, kaki không thun ít nhăn hơn và khi sử dụng may áo đồng phục thì dáng áo đứng.

Chính vì vậy mà loại vải này thường được chọn để may đồng phục bảo hộ, kỹ thuật, trang phục công sở cho phái nam. Vì chúng mang lại tính lịch sự, gọn gàng và lịch lãm. Dựa theo thành phần cấu tạo của vải chúng ta sẽ chia ra làm hai loại như sau:

Kaki cotton

Vải kaki cotton là một trong những loại vải được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích trong thị trường vải kaki hiện nay.

Nghe qua cái tên thôi thì ai cũng sẽ hiểu, vải kaki cotton có nghĩa là chúng được làm từ 100% chất liệu là cotton. Với 100% chất liệu là các sợi cotton được dệt lại với nhau nên loại vải mang tính chất thoáng mát và khiến chúng dần trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất thị trường may mặc quần áo.

Loại vải này thoáng mát và thấm hút tốt nên sẽ là một chọn lựa sáng suốt cho những ai ở trong một môi trường hay khí hậu nóng bức. Chúng không chỉ được sử dụng để may trang phục quần áo mà còn được sử dụng để may chăn ga, gối, nệm.

Kaki cotton là chất liệu được đánh giá là bền chắc nhất, có tuổi thọ cao và ít nhăn. Không bị chảy dãn vải khi giặt giũ và không bị đổ lông sau một thời gian dài sử dụng. Chúng có độ thấm hút tốt nên khi giặt phơi rất nhanh khô.

Bởi chất liệu vải quá cứng nên chúng khó áp dụng được vào những thiết kế thể thao, đầm váy, hay những bộ quần áo mang tính chất mềm mại, uyển chuyển,…

Kaki poliester

Đây là một dạng khác của Kaki. Kaki poliester có nguồn gốc từ những sợi tổng hợp có thành phần đặc trưng là Ethylene _ một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác giàu mỏ.

Một số đặc tính của vải kaki poliester mà người tiêu dùng dễ nhận biết là khả năng thấm, hút ẩm cực thấp, chúng có khả năng chống cháy và không bị co dãn chảy xệ vải sau nhiều lần giặt.

Vải kaki poliester thường được ứng dụng trong ngành may mặc để làm cặp táp, ba lô, túi xách, nón, tạp dề,…

Ưu điểm và nhược điểm của vải kaki

Vải kaki đều có chung những ưu điểm sau:

  • Bền chắc, ít nhăn và không bị đổ lông.
  • Thoáng mát, dễ chịu.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Dễ nhuộm màu.

Bên cạnh đó, vải kaki cũng có những hạn chế sau:

  • Chất vải cứng nên không thích hợp cho những thiết kế cầu kì.
  • Giá cả của vải kaki cao.

Để tìm hiểu kĩ về chất liệu kaki để may những mẫu áo đồng phục phù hợp thì Én Việt chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho người tiêu dùng 24/7!

Video liên quan

Chủ Đề