Cách nộp to khai thuế GTGT mới nhất

Vào đầu năm 2022, mẫu tờ khai thuế GTGT đã có nhiều thay đổi khi áp dụng theo quy định của Thông tư 80/2021/TT-BTC. Có lẽ, quý bạn đọc sẽ gặp một số khó khăn khi thực hiện việc khai thuế theo thủ tục mới này. Sau đây ACC sẽ hướng dẫn cách kê khai thuế gtgt theo thông tư 80. Mời quý bạn đọc cùng xem bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế GTGT Thông tư 80/2021/TT-BTC

Kể từ kỳ thuế năm 2022, các biểu mẫu tờ khai đã có sự thay đổi nhiều, đặc biệt trong mẫu tờ khai theo Thông tư 80/2021/TT-BTC so với mẫu tờ khai cũ được ban hành theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC, có một số điểm cơ bản cụ thể:

– Bổ sung các chỉ tiêu:

+  Chỉ tiêu [01a] để phù hợp quy định khai riêng đối với một số hoạt động theo quy định tại khoản 2, Điều 7, và điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

+  Chỉ tiêu [23a], [24a] để có thông tin về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu và đối chiếu với dữ liệu của cơ quan hải quan, giúp cho cơ quan thuế kiểm soát được việc kê khai của người nộp thuế vào khâu nội địa đầy đủ, chính xác, kịp thời.

+ Chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp, thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ [là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư] khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động… đảm bảo theo dõi, đối chiếu được số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác và kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của người nộp thuế.

–  Bỏ chỉ tiêu [39] “Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh” để phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định trước đây.

Trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn kê khai, các bạn nên cập nhật phiên bản HTKK mới nhất để cập nhật các mẫu biểu kê khai theo các quy định mới. Sau đó, các bạn tiến hành kê khai như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất

Đầu tiền, mở phần mềm HTKK lên và tiến hành đăng nhập hệ thống bằng mã số thuế của doanh nghiệp.

Cần ghi chính xác “Mã số thuế”🡪 rồi chọn 🡪 Đồng ý. 

Bước 2: Chọn tờ khai thuế GTGT [01/GTGT] [TT80/2021]

Tích vào mục Thuế giá trị gia tăng 🡪 rồi chọn đúng “mẫu tờ khai thuế GTGT [01/GTGT] [TT80/2021]”

Bước 3: Khai báo thông tin quản lý thuế, danh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT của doanh nghiệp

  • Tiếp theo cần khai báo thông tin cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh.
  • Nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động SXKD thông thường đồng thời không có hoạt động kinh doanh phải phân bổ thuế GTGT thì chỉ cần chọn lại cơ quan thuế quản lý cấp cục và cơ quan thuế nơi nộp [cấp huyện/thành phố/cấp cục tùy theo doanh nghiệp] giống như thông tin ban đầu bạn nhập trong hệ thống.
  • Chú ýthêm một điểm mới Thông tư 80/2021/TT-BTC là bắt buộc lựa chọn danh mục ngành nghề khi kê khai. Cụ thể trong đó một số ngành nghề được phân bổ thuế GTGT:
  1. a] Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
  2. b] Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
  3. c] Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
  4. d] Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất [bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp], trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ] Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh

[Căn cứ theo quy định của Điều 13, Thông tư số 80/2021/TT-BTC].

Còn đối với hoạt động kinh doanh thông thường thì không phải phân bổ thuế GTGT nếu không thuộc các trường hợp của Thông tư số 80/2021/TT-BTC đã quy định ở trên.

Sau khi đã điền các thông tin về cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh thì các bạn: Lựa chọn kỳ thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng 🡪 Chọn các phụ lục có liên quan [nếu có] 🡪 chọn Đồng ý.

Bước 4: Hướng dẫn cách kê khai chi tiết các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT

Sau khi đã đăng nhập được vào tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC thì tiến hành kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai:

Các chỉ tiêu được phép sửa và nhập trên tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT đó là: Chỉ tiêu [21], [22], [23], [24], [25], [26], [29], [30], [31], [32], [33], [32a], [37], [38], [39a], [40b], [42]. Còn các chỉ tiêu còn lại phần mềm sẽ tự động tính và cập nhật.

Các trường hợp sau đây phải kê khai bổ sung:

Trường hợp 1: Sai ở chỉ tiêu số [22] – Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.

Trường hợp 2: Sai ở chỉ tiêu số [23],[24],[25] – Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào, số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bị kê khai sai]

Trường hợp 3: Sai ở chỉ tiêu số [26],[27],[28],[29],[30],[31],[32],[33],[34],[35] – Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra [các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu ra của doanh nghiệp bị kê khai sai]

Trường hợp 4: Sai ở chỉ tiêu số [37],[38] – chỉ tiêu số [37] “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT”, chỉ tiêu số [38] “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT”. Nguyên nhân do nhập sai số thuế GTGT điều chỉnh của các tờ khai bổ sung kỳ trước vào kỳ hiện tại.

Trường hợp 5: Riêng các chỉ tiêu số [28],[35],[36],[39a],[40a],[40],[41],[43] [trên phần mềm HTKK bôi dòng màu xanh] là các chỉ tiêu không điền bằng tay được. Chúng ta không tự sửa các chỉ tiêu này mà phần mềm HTKK tự động tính, do đó, chúng ta cũng không điều chỉnh các chỉ tiêu này mà sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu từ trường hợp 1 đến trường hợp 4, khi điều chỉnh đúng tự động các chỉ tiêu này sẽ cho kết quả đúng.

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết của kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được phần mềm tự động tính theo công thức giống như công thức tính chỉ tiêu [40] như sau:

[41] = [[36] – [22] + [37] – [38] – [39a]] ≤ 0

Nếu kết quả tính toán bên trên được giá trị âm thì phần mềm sẽ hiện lên là số dương, để thể hiện số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này.

Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ thuộc diện không chịu thuế của cơ sở kinh doanh.

Trên đây ACC đã hướng dẫn quý bạn đọc cách khai thuế GTGT theo thông tư 80 cũng như giải đáp một số câu hỏi có liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.

Tờ khai thuế GTGT từ T2/2022 và Q1/2022 đến hết năm 2022 phải khai thêm phụ lục giảm thuế GTGT xuống 8%

PHỤ LỤC GIẢM THUẾ GTGT XUỐNG 8%

Tờ khai thuế GTGT từ T2/2022 và Q1/2022 đến hết năm 2022 phải khai thêm phụ lục các mặt hàng được giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%.

Theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP, thuế GTGT của một số mặt hàng được giảm từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022 đến hết 31/12/2022. Khi làm tờ khai GTGT trong giai đoạn được giảm thuế GTGT, kế toán cần kê khai các mặt hàng được giảm thuế theo phụ lục đính kèm tờ khai GTGT.

Trên tờ khai 01/GTGT, doanh nghiệp tick chọn thêm phụ lục PL43/2022/QH15

- Trên phụ lục giảm thuế: Tên hàng hoá dịch vụ: Ghi theo tên hàng hoá dịch vụ xuất bán [theo hoá đơn GTGT đầu ra]

+ Trường hợp nhiều hoá đơn cùng có 1 mặt hàng nào đó thuế suất 8% thì gom doanh thu mặt hàng đó vào 1 dòng

+ Trường hợp xuất 1 hoá đơn bán nhiều mặt hàng thuế suất 8% thì phải kê khai tên hàng và doanh thu theo từng mặt hàng

- Trên tờ khai 01/GTGT điền doanh thu 10%, phần mềm tự tính ra thuế suất

Sau khi điền phụ lục giảm thuế, thì tiền thuế trên tờ khai sẽ về mức tương ứng sau giảm [còn 8%].

+ Chỉ tiêu 32: Là doanh thu 10% và doanh thu 8%

+ Chỉ tiêu 33: Là tổng thuế GTGT đầu ra của doanh thu 10% và doanh thu 8%

Xem thêm bài viết tại: //dailythuetrongdat.com/


[*] Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề