Cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp – Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy triệu chứng và cách chữa phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

Dịch tễ của bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn(COPD); Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tỷ lệ tăng theo tuổi và rất ít gặp ở trẻ nhỏ.

Ở Mỹ, khoảng 24 triệu người có giới hạn luồng thông khí, trong đó khoảng 12 triệu người có chẩn đoán COPD. COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3, hậu quả gây 135.000 ca tử vong trong năm 2010 - so với 52.193 ca tử vong vào năm 1980. Từ năm 1980 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong do COPD tăng 64% (từ 40,7 lên 66,9 / 100.000) và vẫn duy trì ổn định kể từ đó. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ hiện mắc cao hơn ở phụ nữ, nhưng tổng tử vong tương tự ở cả hai giới tính. COPD dường như có tính gia đình do thiếu alpha-1 antitrypsin (alpha-1sự thiếu hụt chất ức chế antiprotease).

COPD đang gia tăng trên toàn thế giới do sự gia tăng hút thuốc ở các nước đang phát triển, giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm, và việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học như gỗ, cỏ hay các vật liệu hữu cơ khác. Tử vong do COPD cũng có thể ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển hơn là các nước phát triển. COPD ảnh hưởng đến 64 triệu người và gây ra hơn 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2005 và dự kiến sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên toàn cầu vào năm 2030.

Tình trạng tổn thương hoặc tắc nghẽn tại các mô phổi gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các tổn thương này xảy ra khi bạn thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Và bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh kể cả trẻ em hay người lớn. Trong đó, các chất kích thích là nguyên nhân tiềm ẩn gây phổi tắc nghẽn mãn tính có thể kể đến như:

  • Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Khói hóa chất.
  • Bụi bặm.
  • Ô nhiễm môi trường ngoài trời.
  • Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu.
  • Bui nghề nghiệp, hóa chất.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Có thể nói, hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất. Cùng với các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh kể trên, các yếu tố kết hợp sau khiến khả năng mắc phổi tắc nghẽn mãn tính càng cao là người trong độ tuổi từ 65-74, có tiền sử bệnh hen hay các bệnh hô hấp khác, người có tiền sử hút thuốc hoặc hít nhiều khói thuốc trước đây, người có gia đình mắc bệnh này,... Các đối tượng này cần phòng tránh mắc bệnh một cách sớm nhất.

Cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:

  • Tình trạng ho mãn tính, kéo dài.
  • Ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu.
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh.
  • Khó thở, thở gấp sức, thở gấp.
  • Ngực có cảm giác thắt chặt, đau.
  • Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài.
  • Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan nên không có định hướng khám và điều trị dứt điểm. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

  • Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện.
  • Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám- điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ.
  • Nhịp tim nhanh, rất nhanh.
  • Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số biến chứng bao gồm:

  • Các bệnh về tim: Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ bị nhịp tim nhanh, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim (hay còn gọi là tâm phế mạn).
  • Bệnh cao huyết áp: Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp.
  • Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi.

Cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhiễm trùng hô hấp là một trong những biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khi bắt đầu thấy những triệu chứng kể trên dù ở trẻ em hay người lớn cần đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm, các chẩn đoán cận lâm sàng,... để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm chức năng phổi, đo hô hấp kế, chụp X-quang hay CT scan ngực, khí máu động mạch để bác sĩ có kết luận chính xác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp để để điều trị, phòng ngừa bệnh phát triển một cách hiệu quả. Đối với phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng đến mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi, làm chậm sự phát triển bệnh, cải thiện gắng sức, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Với cách phương pháp điều trị hiện nay đang được áp dụng phổ thông như:

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giãn phế quản, long đờm giúp người bệnh thở dễ dàng, thuốc giãn phế quản giảm viêm phổi, cải thiện triệu chứng.
  • Vaccine phòng ngừa: Người bệnh sử dụng các vaccine phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy.
  • Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả, điển hình là ghép phổi.

  • Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh nói trên, để khám và định hướng điều trị đúng đắn.
  • Dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện bệnh sớm nhất.
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào; đối với trẻ em cần tránh hít phải khói thuốc , giữ môi trường sống trong sạch, hạn chế tiếp xúc với các loại khói, khí kích thích.
  • Luyện tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hàng năm cần tiêm phòng cúm, 5 năm 1 lần tiêm phòng phế cầu.
  • Khi tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính nặng, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được giải quyết kịp thời.
  • Hàng ngày tập thở ở nơi thoáng mát, tránh nhiễm lạnh.

Bệnh COPD là bệnh mạn tính, người bệnh cần phải khám bệnh định kỳ hàng tháng để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu chủ quan không đi khám định kỳ, để bệnh diễn biến nặng có thể gây đe dọa tới tính mạng. Khi thấy biểu hiện khó thở tăng, hoặc sốt cần phải đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Việc thực hiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh đều được các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo bài bản cùng với trang thiết bị y tế hiện đại sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện, hiện nay Vinmec còn triển khai các dịch vụ y tế tiện ích đi kèm như gói tầm soát ung thư phổi, đặc biệt hữu ích với những người bệnh thường xuyên hút và tiếp xúc với thuốc lá hoặc có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cùng nhiều bệnh hô hấp khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy hiểm không và cách điều trị

Hướng dẫn sử dụng máy hít Breezhaler trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

XEM THÊM:

Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm).

Làm thế nào để biết bị COPD?

Một số yếu tố nguy cơ chính gây COPD: nguyên nhân hàng đầu là do khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động) gây ra 3/ 4 trường hợp mắc bệnh; Bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ; Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém; Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài; Nhiễm trùng...

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc COPD khi có các triệu chứng: Khó thở; Ho mạn tính hoặc khạc đàm mạn và/hoặc tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, khói của nguyên liệu, các khói bụi nghề nghiệp; Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần; Ngực có cảm giác đau, thắt chặt; Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài; Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh... Nếu có những triệu chứng này thì nên đến gặp bác sĩ. Một số người mắc COPD sớm có thể không nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Những người có nguy cơ mắc COPD nên được làm các xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) được gọi là hô hấp ký. Chẩn đoán COPD dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và kết quả xét nghiệm.  Những thay đổi của COPD cũng có thể được nhìn thấy trên Xquang ngực hoặc CT scan ngực. Ngoài ra, bệnh nhân COPD còn có thể được làm những nghiệm pháp thăm dò chức năng hô hấp nâng cao như phế thân ký, đo độ khuyến tán CO qua màng phế nang mao mạch...

Biến chứng của COPD

Những người bị COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến khó thở và/ hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh COPD cũng cảm thấy khó thở khi tập thể dục. Khi bệnh tiến triển, khó thở khi thở ra hoặc khi hít vào. Bệnh nhân COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai. Hen suyễn là một bệnh khác gây hẹp đường thở khiến đôi lúc khó thở nhưng hen không được bao gồm trong định nghĩa của COPD. Một số người mắc cả COPD lẫn hen suyễn. Viêm phế quản mạn tính không còn được coi là một loại COPD, mặc dù thuật ngữ này vẫn được sử dụng để mô tả một bệnh nhân bị ho có đờm trong 3 tháng ở 2 năm liên tiếp.

Bệnh COPD là một bệnh phổi tiến triển gây khó thở ngày càng nặng và có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đe dọa mạng sống người bệnh. Các hoạt động hàng ngày như đi lên cầu thang ngắn hoặc xách vali và thậm chí các hoạt động nhẹ hàng ngày cũng trở nên rất khó khăn khi tình trạng bệnh dần xấu đi.

COPD có thể chữa trị dứt điểm hay không?

Thuật ngữ mạn tính trong bệnh COPD có nghĩa là bệnh tồn tại trong một thời gian dài, khó chữa khỏi nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi người bệnh ngừng hút thuốc, dùng thuốc điều trị thường xuyên, và/hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống khỏe.

Tuy nhiên, COPD có thể chậm tiến triển và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa

Điều trị COPD trước tiên và quan trọng nhất là từ bỏ hút thuốc. Dùng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của COPD và để ngăn ngừa đợt bùng phát của các triệu chứng (các đợt kịch phát) có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. Các nhóm thuốc bao gồm nhóm dùng để mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản), giảm sưng ở đường thở (thuốc chống viêm) và/hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh). Người bệnh COPD nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để phòng ngừa bệnh COPD, nam giới không nên hút thuốc lá, thuốc lào, trẻ em và phụ nữ nên tránh bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với khói thuốc. Đặc biệt, với người cao tuổi mắc bệnh COPD, để phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ biến chứng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với khói thuốc, các hóa chất, khói bụi độc hại. Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ... ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức...

Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh.

Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì nên đi khám bệnh ngay.

Bích Thủy

(theo báo Sức khỏe và đời sống)