Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn

Còn mấy tuần nữa là em "lên thớt" rồi các chị ơi! Giờ không phải đi làm nên em hay tranh thủ đến mấy lớp học tiền sản lắm. Sáng nay, em mới học được 1 bí quyết rất hay để cứu tinh cho các mẹ bầu, đó chính là cách để không bị rạch tầng sinh môn, rút ngắn thời gian đau đẻ tốt cho cả mẹ lẫn con. Em đã ghi lại cẩn thận các bước bác sĩ hướng dẫn ở đây, chị nào chuẩn bị vỡ chum thì nhớ lưu lại nhé!



1. Chọn người đỡ đẻ



Việc có "rạch" hay không phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của người đỡ đẻ. Hiện nay, có nhiều bác sĩ coi việc rạch tầng sinh môn là một "thói quen" cần thực hiện trong khi thực tế lại không cần thiết phải như vậy. Một vị bác bĩ có chuyên môn, kiên nhẫn và muốn bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ sẽ tìm mọi cách để hạn chế rạch tầng sinh môn, đó chỉ là lựa chọn cuối cùng khi họ không tìm được phương pháp tối ưu hơn mà thôi.



Chính vì vậy, việc chọn được người có chung suy nghĩ về vấn đề này là vô cùng quan trọng, đó sẽ sẽ là cơ sở để mẹ bầu không phải trải qua những cơn đau đớn khủng khiếp vì vết thương cắt da thịt này.



2. Đừng nằm! Hãy đứng, quỳ, hay ngồi



Hầu hết khi đến viện các mẹ đều nằm ngả lưng về sau để chuẩn bị sinh con. Thế nhưng, tư thế này lại khiến phụ nữ bị mất trọng lực cũng như tăng thêm áp lực lên vùng xương chậu, gây cản trở đến việc tìm lối ra của em bé. Đến một mức nào đó, khi nhận thấy dấu hiệu khó ra ngoài của thai nhi, người đỡ đẻ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để mở rộng đường ra cho bé!



Theo các bác sĩ, tư thế tốt nhất thuận lợi cho việc sinh đẻ chính là đứng, quỳ hay ngồi. Khi bắt đầu chuyển dạ các mẹ hãy thử các tư thế khác nhau sao cho bản thân thấy thoải mái và rặn đẻ dễ hơn.



3. Chườm ấm



Để hạn chế khả năng bị cắt rạch, mẹ bầu nên trao đổi trước với bác sĩ, nhờ người xung quanh hỗ trợ cho vùng sinh môn của mình bằng cách chườm ấm khi bắt đầu rặn đẻ. Việc làm này sẽ giúp lớp mô được tạo điều kiện để căng dãn một cách từ từ, rồi đủ độ giãn nở cực điểm cho em bé chui đầu ra ngoài.



4. Rặn đẻ theo hiệu lệnh



Trong lúc chuyển dạ, bất cứ người mẹ nào cũng chỉ muốn thực hiện cho nhanh để em bé mau chóng ra ngoài. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến lớp mô giữa âm hộ và hậu môn bị căng ra đột ngột, nâng cao tỉ lệ bị rạch tầng sinh môn.


Điều quan trọng nhất là chị em phải tuyệt chú ý đến cơ thể mình cũng như hiệu lệnh từ người đỡ đẻ. Thông qua các thiết bị đo lường, bác sĩ sẽ biết khi nào mẹ nên rặn là tốt nhất nên sẽ ra dấu bạn làm theo. Trong thời gian chờ đợi hãy cố gắng dồn sức để những lần rặn có được lực mạnh nhất nhé!



5. Học cách thở theo phương pháp Lamaze



Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Nó được thực hiện như sau:



- Bắt đầu chuyển dạ: Hít thở bằng mũi và miệng, sử dụng phần ngực tùy theo giai đoạn của cơn co bóp tử cung.



- Giai đoạn tử cung co thắt 2 4 phút/ lần: Hít vào từng hơi nhỏ, giữ hơi thở nông, thở ra lượng khí tương đương khi hít vào



- Khi tử cung co bóp 60 90 giây/ lần: Thở ra, hít một hơi thật sâu, tiếp đó thở ngắn và nhanh như thổi bong bóng.



- Cơn đau bắt đầu: hít sâu, hà hơi thật mạnh và ngắn như đang thổi thứ gì đó.



- Cổ tử cung mở hoàn toàn: Cằm co lại, hơi ngẩng đầu, dùng sức ép khí từ phổi xuống bụng cho đến khi bé chào đời.



- Khi bé đã chui đầu ra ngoài: Không cần dùng sức nữa mà chỉ cần hà hơi.



6. Massage vùng chậu



Massage tầng sinh môn có tác dụng tăng độ đàn hồi của bộ phận này nữa đấy các mẹ, giúp mẹ bầu không bị cắt rạch. Việc này nên được thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh [từ khoảng tuần 32-34] và phải thực hiện 5 phút mỗi ngày.



- Chuẩn bị một ít dầu tự nhiên [dầu dừa hoặc dầu olive]



- Ngồi tựa lưng vào gối trên giường hoặc dựa tường sao cho thoải mái nhất.



- Nhúng ngón tay cái và trỏ vào bát dầu [yêu cầu phải cắt móng tay và rửa sạch sẽ trước khi thực hiện], xoa hai ngón tay vào nhau cho ấm lên rồi từ từ massage vùng nhạy cảm. Việc massage sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ đặt một chân lên ghế. Massage vùng chậu 2-3 phút một ngày sẽ rất hiệu quả khi bạn sinh nở đấy.



7. Đừng tùy tiện chọn cách "đẻ không đau"



Nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp đẻ không đau [gây tê] để giảm bớt khó chịu khi chuyển dạ. Tuy nhiên, việc làm này lại có thể hạn chế khả năng rặn đẻ của mẹ. Lí do là vì bạn không còn cảm nhận rõ các cơn co thắt của cơ thể, dẫn tới rặn đẻ không hiệu quả. Trong trường hợp này, người đỡ đẻ bắt buộc phải thực hiện rạch tầng sinh môn để mở rộng lối ra cho em bé.



Chú ý: Nếu muốn chọn biện pháp gây tê, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng liều lượng vừa đủ hoặc thấp hơn một chút để cảm nhận được các cơn đau chính xác hơn nhé!



=>> Rạch tầng sinh môn là cắt rạch lớp mô nối giữa âm đạo và hậu môn để tạo đường ra rộng hơn cho em bé. Nỗi đau "xe thịt" này rất nhiều mẹ đã phải nếm trải và thực sự là vô cùng khủng khiếp! Nó còn để lại những hậu quả khó lường về sau.



- Gây mất máu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với một ca mổ chỉ định.



- Vết cắt tầng sinh môn đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên.



- Sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ.



- Gây rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.



- Sản phụ đã qua cắt tầng sinh môn sẽ bị đau đớn, khó khăn khi giao hợp cho tới ít nhất 3 tháng sau sinh.



- Đau đớn kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ và việc cho con bú sau này.




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa



Mẹ bầu nhất định phải biết điều này để sinh con khỏe mạnh:


Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn vừng đen theo cách này, kiểu gì cũng đẻ thường vì nước ối trong vắt, tràn trề, sau sinh sữa lại béo ngậy, tha hồ cho con bú



Bà bầu ăn ngô luộc theo cách này, thai nhi như được "cao thủ" bảo vệ, đẩy lùi hết dị tật, tăng lực cho tế bào não phát triển


Lí do mẹ bầu nào cũng có đường lông đậm trên bụng và sự thật về việc đoán giới tính thai nhi qua đường kẻ này



Video liên quan

Chủ Đề