Cách soạn lịch sử lớp 6

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài Sử 6 Bài 19 (Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi 1 trang 96 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì?

Lời giải:

- Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ đã cho thấy:

+ Sự suy yếu của nhà Đường.

+ Khúc Thừa Dụ đã thực hiện việc giành lại chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi – buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.

Câu hỏi 2 trang 96 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ dân tộc.

Lời giải:

- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc:

+ Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô họ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

+ Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên thay cha, nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách đất nước.

Câu hỏi trang 97 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào lược đồ 19.2 kết hợp với thông tin trong bài học, em hãy trình bày những điểm chính về diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo.

Lời giải:

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo:

+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta. Dương Đình Nghệ - một vị tướng cũ của Khúc Hạo đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh.

+ Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Ràng (Thanh Hóa) tụ nghĩa. Từ làng Ràng, Dương Đình Nghệ kéo quân vây chiếm thành Tống Bình.

+ Trước sức mạnh và sự đấu tranh anh dũng, quyết liệt của nghĩa quân do Dương Đình Nghệ chỉ huy, quân Nam Hán phải rút chạy về nước.

- Kết quả:

+ Cuộc kháng chiến thắng lợi.

+ Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.

Câu hỏi trang 98 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin và các tư liệu bên dưới, em hãy:

- Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền (nhận định điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù; địa điểm đón đánh; dự kiến về thời gian và cách đánh…).

- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

Lời giải:

* Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền phân tích điểm mạnh – thế yếu của quân Nam Hán:

+ Điểm mạnh: có chiến thuyền (do đó, nếu quân ta không phòng bị trước thì khó có thể thành công).

+ Điểm yếu: háo thắng nên chủ quan, khinh địch.

- Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa quyết chiến với quân Nam Hán.

- Sai người đem cọc vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm trước cửa biển.

- Cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào trận địa cọc ngầm.

- Chế ngự quân giặc để không cho chiến thuyền nào của địch thoái được.

Giải luyện tập & vận dụng Bài 19 Sử lớp 6 (Chân trời sáng tạo)

Luyện tập 1 trang 99 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Điền sự kiện vào các mốc thời gian trong sơ đồ bên dưới? Tại sao những sự kiện đó lại tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X?

Lời giải:

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ.

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng, đem quân ra tấn công thành Tống Bình.

- Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng.

=> Những sự kiện này tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X vì nó chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta – thời độc lập, tự chủ lâu dài.

Vận dụng 2 trang 99 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy tra cứu thông tin để biết hiện nay có những con đường, trường học, làng xã hay di tích lịch sử…. nào mang tên các vị anh hùng dân tộc trong thời Bắc thuộc ở nơi em đang sống.

Lời giải:

- Địa chỉ em đang sống: Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

- Những địa điểm mang tên các vị anh hùng dân tộc trong thời Bắc thuộc:

+ Trường THCS Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải SGK Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X -  sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Loạt bài soạn, Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Lịch Sử 6.

Cách soạn lịch sử lớp 6

  • Bài 1: Lịch sử là gì?
  • Bài 2: Thời gian trong lịch sử?
  • Bài 12: Nước Văn Lang
  • Bài 13: Nước Âu Lạc

Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu hỏi 1 trang 6 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

- Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Lời giải:

- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã từng diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam, do đó sự kiện này là lịch sử.

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều:

1. Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?

Cách soạn lịch sử lớp 6

2. Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam? 

Cách soạn lịch sử lớp 6

3. Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

Lời giải:

1. - Qua các bức hình từ 1.3 đến 1.6, có thể thấy: kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi lớn:

+ Kĩ thuật canh tác nông nghiệp từ chỗ sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu (hình 1.3) đã chuyển sang sử dụng máy móc (hình 1.4).

+ Hệ thống giao thông của Hà Nội ở đầu thế kỉ XIX (hình 1.5) chủ yếu là giao thông đường bộ, con người khi tham gia giao thông chủ yếu là: đi bộ/ xe đạp hoặc sử dụng tàu lửa… Tới thế kỉ XXI, hệ thống giao thông của Hà Nội đã phát triển, ngày càng được mở rộng và hiện đại.

- Chúng ta cần phải biết về sự thay đổi đó, vì: thông quá sự tìm hiểu về quá trình lao động và đấu tranh để bảo vệ và dựng xây đất nước của cha ông, chúng ta sẽ thấy: trân trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên và hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại. Đồng thời, thúc đẩy chúng ta ngày càng khám phá, tìm tòi và cải tiến để ngày càng hiện đại hơn.

2. Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (2/9/1945), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám (1945) - bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam: đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên thành người tự do, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

3. - Cần phải học môn Lịch sử vì:

+ Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề của hiện tại cuộc sống.

Câu hỏi 3 trang 8 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều:

1.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

2.Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?

Cách soạn lịch sử lớp 6

3. Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?

Lời giải:

1. Có thể biết và phục dựng lại lịch sử thông qua các tư liệu (được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau, như: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết…).

2. * Phân biệt các loại tư liệu trong các hình 1.8 đến 1.11

Số thứ tự

Chú thích của hình ảnh minh họa

Loại tư liệu

Hình 1.8

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

Tư liệu truyền miệng

Hình 1.9

Thạp đồng Đào Thịnh

Tư liệu hiện vật

Hình 1.10

Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư

Tư liệu chữ viết

Hình 1.11

Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp.

Tư liệu chữ viết.

* Trong các hình 1.8 đến 1.11, tư liệu gốc là các tư liệu:

- Thạp đồng Đào Thịnh (Hình 1.9)– đây là tư liệu gốc tồn tại dưới dạng tư liệu hiện vật.

- Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư (Hình 1.10) và Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp (Hình 1.11) – đây là tư liệu gốc tồn tại dưới dạng tư liệu chữ viết (tư liệu thành văn).

- 3. Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ví dụ: khai thác truyền thuyết “Bánh chưng – bánh dày” có thể biết được một phần đời sống vật chất – tinh thần của cư dân Việt cổ…

- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). Tư liệu hiện vật có thể giúp bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.

- Tư liệu chữ viết:  gồm các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí…. Tư liệu chữ viết giúp cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử, nhất là là về đời sống chính trị, văn hóa.

- Tư liệu gốc: là loại tư liệu chứa đựng những thông tin ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. => Đây là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất trong các loại tư liệu.

Luyện tập 1 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Lời giải:

* Khái niệm Lịch sử và môn Lịch sử:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

* Có thể biết và phục dựng lại lịch sử thông qua các tư liệu (được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau, như: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết…).

Luyện tập 2 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

- Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

- Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- Học lịch sử giúp chúng ta có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề của hiện tại cuộc sống.

..............................

..............................

..............................

Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử?

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều:

Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau?

Bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Năm 248

Khởi nghĩa Bà Triệu.

Năm 938

Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Năm 1009

Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý.

Năm 1288

Quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều:

1. Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?

Cách soạn lịch sử lớp 6

2. Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công Nguyên?

Cách soạn lịch sử lớp 6

3. Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?

Cách soạn lịch sử lớp 6

Lời giải:

1. - Quan sát hình 2.2, có thể thấy: 

+ Tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020.

+ Tờ lịch ghi ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020.

2. - Quan sát sơ đồ hình 2.3, có thể thấy: 

+ Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra.

+ Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.

3. - Quan sát sơ đồ hình 2.4, có thể thấy: 

+ Mỗi thập kỉ là 10 năm.

+ Mỗi thế kỉ là 100 năm.

+ Mỗi thiên niên kỉ là 1000 năm.

Luyện tập 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử.

Lời giải:

- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch. Có 2 loại lịch:

Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

Vận dụng 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

- Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo âm lịch.

- Ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam:

+ Âm lịch thường được sử dụng trong các ngày lễ tết. Ví dụ: tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng); tết Hàn thực (ngày 3/3); tết Đoan ngọ (ngày 5/5); lễ Vu lan (rằm tháng 7); tết Trung thu (rằm tháng 8)…

+ Dương lịch hầu như được mọi người sử dụng hằng ngày, trong các công việc. Ví dụ: các ngày lễ: Quốc tế Lao động (1/5); Quốc khánh (2/9)…

..............................

..............................

..............................