Cách soạn văn lớp 7 bài từ ghép

   I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP

  1. Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.
  2. Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.

     II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP

    1. Nghĩa của từ ghép bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.

   2. Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

    III. LUYỆN TẬP - Hướng dẫn Soạn bài Ngữ văn lớp 7

          1.Phân loại từ ghép

  • Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
  • Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.

bút chì                                                           ăn bám

thước kẻ                                                       trắng xóa

mưa rào                                                        vui tai

làm quen                                                       nhát gan

     2.Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ:

                         bút chì               ăn bám

                        thước kẻ            trắng xóa

                        mưa rào             vui tai

                       làm quen             nhát gan

    3.Điền thêm tiếng để tạo từ ghép  chính phụ:

Núi đồi, núi non - ham muốn, ham thích - xinh đẹp, xinh tươi - Mặt mày, mặt mũi - học hành, học hỏi - tươi tốt, tươi mát.

      4.Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, vì sách và vờ là danh từ chỉ sự vật tổn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.

      5. a. Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.

          b. Em Nam nói: “cái áo dài của chị em ngắn quáĩ”. Nổi như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đố từ “dài” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.

          c.Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói “quả cà chua này ngọt quá!"  Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó, từ “chua” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.

         d.Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại cá kiểng được người ta nuôi trong chậu nhằm mục đích giải trí.

         6.So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

  • mát tay:              dễ  đạt được kết quả tốt.

          mát:                   có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.

          tay:                   một bộ phận của cơ thể nôi liền với vai.

  • nóng lòng:        có  tâm trạng mong muôn cao độ muốn làm việc gì.

          nóng:                 có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.

          lòng:                   bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt

tâm lí.

  • gang thép: gang: thép:   cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được.

            Gang:         hơp kim của sắt với carbon và một sô" nguyên tô", thường dùng để đúc dồ  vật.

          Thép:       hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.

        tay:   người thân tín, người tin cấn giúp việc cho mình, một bộ phận của cơ thể nôi liền với vai.

       Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.

   7.Phân tích cấu tạo từ ghép:

máy hơi nước: máy là tiếng chính; hơi nước là phụ, trong đó nước phụ cho hơi.

- than tổ ong: than là tiếng chính; tổ ong là phụ, trong đó ong phụ cho tổ.

- bánh đa nem: bánh đa là chính, nem là phụ; trong bánh đa, bánh là chính, đa là phụ.

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Từ ghép. Câu 4. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:

Quảng cáo

Xem thêm:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1, 2
  • Câu 3, 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC LOẠI TỪ GHÉP

Trả lời câu 1 [trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

- Tiếng chính: bà, thơm.

- Tiếng phụ: ngoại, phức.

=> Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính.

Trả lời câu 2 [trang 14 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

NGHĨA CỦA TỪ GHÉP

Trả lời câu 1 [trang 14 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

So sánh nghĩa:

* Bà ngoại và bà:

+ Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ.

+ Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

* Thơm phức và thơm

+ Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.

+ Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.

Trả lời câu 2 [trang 14 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

So sánh nghĩa:

* Quần áo với quần, áo:

- Quần áo: chỉ chung cả quần áo.

- Quần, áo: chỉ riêng lẻ cái quần, cái áo.

* Trầm bổng với trầm, bổng:

- Trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao

- Trầm, bổng: chỉ từng cao độ cụ thể.

Câu 1, 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Xếp vào bảng phân loại:

Từ ghép chính phụ

Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ.

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.

Trả lời câu 2 [trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo thành ghép chính phụ:

Bút chì                             ăn tối

Thước kẻ                          trắng tinh

Mưa rào                           vui tai

Làm quen                         nhát gan

Câu 3, 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép đẳng lập:

Núi: sông, rừng, đồi.

Ham: thích, muốn

Xinh: đẹp, tươi

Mặt: mũi, mày

Học: hỏi, tập

Tươi: cười, non.

Trả lời câu 4 [trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:

- Sách, vở: sự vật tồn tạ dưới dạng cá thể, có thể đếm được.

- Sách vở: Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát, không đếm được.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng gọi là hoa hồng.

- Hoa hồng là một loại hoa như hoa cúc, hoa huệ…

- Có nhiều loại hoa màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng: hoa giấy, hoa chuối.

b. Nói như em Nam là đúng vì:

- Áo dài ở đây là một loại áo như áo sơ mi, áo cánh…. Áo dài này bị ngắn so với chiều cao của chị Nam.

c. Không phải mọi cà chua là phải chua vì:

- Cà chua là một loại cà như cà pháo, cà tím…

- Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” được vì: Khi ăn sống, ta có thể cảm nhận được vị chua hay ngọt của quả cà chua.

d. Không phả mọi loại cá màu vàng gọi là cá vàng.

- Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính…

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 6 [trang 16 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]:

* Mát tay: chỉ những người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, dễ đạt được kết quả tốt như mong đợi.

Ví dụ: Bà mối ấy thật mát tay.

- Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+ Mát: trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ.

+ Tay: chỉ bộ phận của cơ thể người.

* Nóng lòng: chỉ trạng thái, tâm trạng của con người rất mong muốn được biết hay được làm một việc gì đó.

Ví dụ: Anh chị đang nóng lòng chào đón đứa con đầu tiên.

- Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+ Nóng: trái nghĩa với lạnh, mát .

+ Lòng: bộ phận trong cơ thể con người.

* Gang thép: chỉ phẩm chất cứng rắn của con người. Còn gang, thép là hai danh từ chỉ vật.

- Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+ Gang: là một hợp chất kim loại

+ Thép: là một hợp kim với thành phần chính là sắt

*Tay chân [một tay chân thân tín]: chỉ những người giúp việc đắc lực, đáng tin cậy

- Còn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng thì khác hẳn:

+ Tay: là bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm 

+ Chân: là bộ phận của cơ thể người, dùng để đi đứng, chạy, nhảy

Câu 7

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 7 [trang 16 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Thử phân tích:

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề