Cách tạo tán cho cây mít

Trước đây người trồng mít chỉ để lấy trái, tuy nhiên gần đây mít xanh hay mít chín đều đã được tận dụng để làm mứt, rượu, sấy chân không Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu giống mít Thái Changai đây là một giống mít cho năng suất cao thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho thu hoạch chỉ sau một năm trồng.

Đặc điểm mít Changai

Là loại cây dễ trồng đòi hỏi ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, đậu trái quanh năm thích hợp trồng trên nhiều vùng sinh thái trên cả nước. Là loại cây trồng khá thích hợp trong chuyển đổi kinh tế vùng đất đồi, đất đỏ tây nguyên.

Mít Changai là cây thân gỗ có thể cao đến 20 mét lá xanh đậm hơn mít thường, bìa lá thẳng, có hoa mọc thành chùm, cuống to dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực sau đó rụng hoa cái được thụ phấn mọc thành trái. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện cho cây mít phát triển cho quả có vị ngọt đậm hơn.

Do mít Thái có khả năng chịu hạn tốt phù hợp với đất đỏ bazan cho quả sớm nên khi trồng cần lưu ý đến mật độ và khoảng cách trồng. Hiện này nhiều nhà vườn đã chuyển đổi những cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang trồng mít Changai. Theo các nhà vườn đây là loại cây không đòi hỏi nhiều công chăm sóc lại nhanh thu hoạch giúp người trồng nhanh lấy lại vốn ban đầu.

Bên cạnh đó trồng cây ở vùng đồi dốc còn giúp giữ đất chống xói mòn, cây mít sau một năm trồng đã cho thu hoạch trọng lượng mỗi trái khoảng 10kg nếu chăm sóc tốt. Với giá bán 40.000đ/kg mang lại lợi nhuận khủng cho người nông dân.

Cách tạo tán cho cây mít

Kỹ thuật chăm sóc mít Thái Changai

Để cây mít cho phẩm chất cao đáp ứng được nhu cầu thị trường việc áp dụng khoa học kỹ thuật khá quan trọng. Kỹ thuật chăm sóc cây mít được chia ra làm 2 giai đoạn

  • Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 2 năm từ lúc trồng tới khi cho trái ổn định.
  • Từ năm thứ 3 trở đi là thời khai thác kinh tế giai đoạn này cần nhiều biện pháp kỹ thuật để xử lý cho ra trái.

Tỉa cành cho cây mít Thái

Cũng như cây cà phê việc tủ gốc cho cây mít cũng cần được chú trọng nhằm giữ ẩm vào mùa khô. Theo một kinh nghiệm dân gian chanh làm rễ, mít làm cành có nghĩa là bà con nên chú ý cắt tỉa cành tạo tán nhằm tạo khung cành khoẻ mạnh nuôi trái.

Tỉa cành là một kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1 mét. Cây còn nhỏ tỉa tạo tán 2 3 lần/năm khi cây lớn việc tỉa cành cần thực hiện mỗi năm 1 lần khi thu hoạch trái xong cắt bỏ các cành mọc sát mặt đất, cành mọc song song theo thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc 40 cm trở lên.

Chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 50 cm tạo thành tầng tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3 tạo thông thoáng cho cây.

Bón phân

Cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái rất quan trọng do mít Changai cho trái rất to nên bà con cần bổ sung dinh dưỡng đúng cách giúp cây phục hồi và nuôi trái. Nên bổ sung phân hữu cơ giúp tạo độ mùn khiến đất tơi xốp làm môi trường tốt cho các loại vi sinh vật có lợi hoạt động.

Liều lượng bón phân hữu cơ như sau:

  • Năm thứ nhất: bón vào cuối mùa mưa với lượng 8kg, bón quanh mép tán
  • Năm thứ hai: bón vào đầu mùa mưa với lượng 15kg bón quanh gốc
  • Năm thứ ba: bón vào đầu mùa mưa với lượng 25kg bón quanh gốc
  • Năm thứ tư: bón khi thu hoạch xong với lượng 35kg bón quanh mép tán
  • Năm thứ năm trở đi: bón khi thu hoạch xong với lượng 45kg bón quanh mép tán

Việc bổ sung phân hoá học để tăng năng suất cây trồng cũng rất quan trọng nên bà con cần chú ý. Thời kỳ xây dựng cơ bản bón theo tỷ lệ 2:2:1, thời kỳ khai thác kinh tế bón theo tỷ lệ 2:3:3 phân NPK.

Cách tạo tán cho cây mít

Cây mít Changai rất nhanh cho trái ngay từ năm đầu cây đã ra hoa đậu quả nhưng để cây có sức để nuôi cành bà con nên tỉa bỏ bớt hoa và trái non trong năm đầu. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi mới bắt đầu để trái tuy nhiên lúc này cây vẫn chưa đủ lớn nên mỗi cây chỉ nên để từ 1 3 trái tuỳ vào độ lớn nhỏ của cây.

Từ năm thứ 3 trở đi số lượng trái tuỳ thuộc vào độ lớn nhỏ của cây thường từ 3 6 trái/cây/vụ. Mít Changai ra trái rất nhiều có thể lên tới vài trăm trái nên phải bỏ bớt để đảm bảo trái to nặng từ 15 20kg/trái.

Sâu bệnh trên mít Thái Changai

Cây mít Changai có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt tuy nhiên để đảm bảo an toàn thực phẩm vừa bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và người trồng trọt thì kỹ thuật bao trái mít bằng túi ni lông được xem là kỹ thuật rất quan trọng.

Thời điểm 10 ngày kể từ khi cây ra hoa đậu trái là thời điểm thích hợp để bao trái mít bằng túi ni lông. Nhiều nhà vườn còn trồng xả xen canh với mít để xua đuổi các loại côn trùng ăn lá, đục trái giúp hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc hoá học khác.

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp hạt giống cây cảnh, cây cảnh phong thuỷ nội thất, cây cảnh mini văn phòng đã cung cấp thông tin thực hiện bài viết này.

Bài viết liên quan: