Cách tắt máy chạy bộ

13581   22-06-2019, 2:48 pm

Những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ điện dưới đây sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả, mang đến lợi ích  rèn luyện sức khỏe và giảm cân. Theo dõi những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ dưới đây để học cách sử dụng đúng cách. 


Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ giúp bạn tập luyện hiệu quả và mang đến lợi ích rèn luyện sức khỏe

Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ đơn giản: khởi động/tắt máy

  • Cách sử dụng máy chạy bộ bắt đầu bằng cách khởi động và tắt máy. Nằm trên vùng thân máy, nằm ngay trước mắt người tập là 2 nút lớn, nút xanh lá “Start” dùng để khởi động máy và nút màu đỏ “Stop” dùng để tắt máy.
  • Để bắt đầu chạy trên máy chạy bộ, bạn đứng trên khung máy ấn Start và chọn tốc độ ban đầu là 2km/h, băng tải chạy thì bạn chạy bằng mũi bàn chân để quen với băng tải, sau đó tăng dần tốc độ và độ dốc phù hợp với bản thân. Nắm tay cầm để giữ thăng bằng khi tập luyện.


Bắt đầu tập luyện với tốc độ thấp, sau đó tăng dần

  • Lưu ý, để cơ thể thích nghi với sự thay đổi trước và sau tập luyện thì nên đi bộ trên máy với tốc độ từ 1,5 đến 2 km/h để làm quen với nhịp tim, căng cơ và hơi thở trong quá trình chạy.
  • Trước 5 phút khi dừng tập, bạn giảm dần tốc độ dần dần để cơ thể thích nghi.

Một số tính năng của máy chạy bộ điện


Các bộ phận của máy chạy điện

Máy chạy bộ hiện đại thông báo đến người tập rất nhiều thông tin về tình trạng cơ thể và thông số tập luyện. Vì vậy, nếu biết cách đọc các số liệu này, người dùng sẽ kiểm soát được quá trình tập luyện tốt hơn. Những số liệu này được thể hiện trên bảng điều khiển rõ nét, chia thành các vùng dễ đọc, dễ hiểu:

  • Xem thời gian trên cửa sổ hiển thị thời gian.
  • Xem số calo tiêu hao cho quá trình tập luyện trên cửa sổ hiển thị calo.
  • Nắm bắt được tốc độ sử dụng trên cửa sổ hiển thị tốc độ.
  • Đọc và kiểm soát nhịp tim cơ thể trên cửa sổ hiển thị nhịp tim.

Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ về phương pháp chạy hiệu quả


Phương pháp chạy hiệu quả với máy chạy bộ

Sử dụng máy chạy bộ mang đến những lợi ích rèn luyện sức khỏe, làm giảm cân, săn chắc cơ thể. Mặc dù có những tác dụng tuyệt vời nhưng không nên lạm dụng sử dụng máy chạy bộ. Các chuyên gia sức khỏe hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ cần thận trọng, với người mới tập luyện thì thời gian tập chỉ nên kéo dài từ 20 - 30 phút, trong đó 15 phút đầu tiên bạn đốt được calo nạp vào cơ thể từ các sản phẩm carbohydrate, 15 phút tiếp theo sẽ tác động đốt cháy chất béo trong cơ thể và xây dựng cơ săn chắc. Các bước sử dụng máy bộ:

  • Khởi động 5 phút trước khi tập với chạy bộ để đạt được sự cân bằng tình trạng cơ thể và tránh những chấn thương.
  • Tăng dần tốc độ cho phù hợp với bản thân.
  • Tăng độ nghiêng máy lên đến 6, giữ tốc độ 1,5 đến 1,8 mph và đi bộ trong 1 phút. Tăng dần tốc độ cho những bước tiến dài.
  • Giữ tốc độ chạy từ 3 đến 4 mph trong 20 phút.
  • Thư giãn 5 phút rồi hạ thấp dần tốc độ trước khi dừng chạy.

Sau 1 đến 2 tuần đầu tập luyện, bạn có thể thử nghiệm với tốc độ nhanh hơn. Điều chỉnh tăng tốc độ lên 0,5 mph trong vòng 1 đến 2 phút. Hay tăng độ nghiêng ở cấp độ 4 trong 1 - 2 phút.

Luyện tập tăng nhịp tim nhanh và giảm cân


Những tính năng đa dạng của máy chạy bộ hiện đại

Bài tập luyện tập giảm cân và tăng khả năng co bóp của tim cần thận trọng với cách bước sau:

  • Khởi động kỹ trong 5 phút. Chạy bộ hoặc đi bộ trong vòng 1 phút rồi tăng dần tốc độ từ 1 đến 2 mph. Tập luyện với tốc độ từ 3 đến 4 mph trong 4 phút tiếp theo.
  • Tập luyện liên tục theo 4 khoảng thời gian 5 phút, 1 phút chạy bộ cường độ cao và 4 phút chạy cường độ trung bình.
  • Giảm dần tốc độ vào 5 phút cuối tập luyện.
  • Tăng dần các khoảng cường độ cao từ 15 đến 30 giây sau mỗi tuần tập. Việc tập luyện theo khoảng thời gian giúp tăng sức chịu đựng, tốc độ và khả năng đốt cháy chất béo. Duy trì nhịp tim bằng cách tăng 1 - 2 phút tập cường độ cao rồi giảm dần để giữ ổn định.
  • Bên cạnh việc chạy bộ thì những tính năng bổ sung của máy chạy hiện đại như đai massage, tạ tập, xoay eo.

👉👉👉 Tham khảo thêm thông tinvề: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nên Mua Máy Chạy Bộ Nào Tốt Nhất?

Lưu ý cách sử dụng máy chạy bộ điện 

Bên cạnh những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ trên đây thì có những lưu ý trong quá trình sử dụng máy chạy bộ dưới đây:

  • Đối tượng tập luyện là người khỏe mạnh, đối với những đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hay những người gặp vấn đề xương khớp thì cần có sự theo dõi của người khác và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.


Lưu ý giới hạn về tải trọng và thời gian sử dụng phù hợp

  • Đọc kỹ những giới hạn: Cân nặng của người sử dụng không được vượt quá tải trọng giới hạn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, cần xem xét giới hạn sử dụng thời gian mỗi lần và mỗi ngày được cảnh báo bởi hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
  • Bảo quản máy theo hướng dẫn: giữ sạch máy chạy bộ và không đổ nước lên băng tải.
  • Không chạy chân trần trên băng tải. Nên mang giày để đảm bảo an toàn khi tập luyện, tránh trơn trượt. Chọn đôi giày chạy bộ thoải mái nhất và mang tất dày để tránh phồng rộp chân.
  • Kiểm tra máy trước khi sử dụng: Không đứng trên băng tải, và bật máy hoạt động trung bình để kiểm tra hoạt động của máy và vận hành động cơ. Đặc biệt kiểm tra kĩ với máy mới hoặc đã lâu chưa sử dụng.
  • Đeo đai an toàn khi tập luyện để giữ thăng bằng khi sử dụng và tránh những chấn thương.
  • Uống nước 90 phút trước tập luyện và đặt cốc nước ở hốc máy tập để cung cấp trong quá trình tập luyện.
  • Bên cạnh việc tập luyện với máy chạy bộ thì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm mỡ tăng cơ, giảm cân hiệu quả và bền vững.


Duy trì tập luyện với máy chạy kết hợp chế độ ăn uống hợp lý

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà cho bất cứ ai. Mong rằng những cách sử dụng máy chạy bộ này sẽ giúp đỡ bạn tập luyện hiệu quả.  Theo dõi kaitashi.com để đón đọc những thông tin hữu ích khác nhé.

Nguồn: kaitashi.com

Trước khi bắt đầu luyện tập với bất kỳ thiết bị thể thao nào bạn cũng nên tìm hiểu trước cách sử dụng nó, và máy chạy bộ cũng không ngoại lệ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các nút bấm trên bảng điều khiển của máy tập chạy bộ điện, để bạn có thể tận dụng được hết các chức năng của nó nhé.

Đây là bước cơ bản để bắt đầu với bài tập. Hầu hết trong các bảng điều khiển, 2 nút này rất dễ nhận biết do có kích thước lớn hơn các nút điều chỉnh khác. Nút khởi động máy thường có màu xanh và ghi chữ “Start”. Nút tắt máy thường có màu đỏ và ghi chữ “Stop”.

2. Cách sử dụng khóa tự động an toàn

Khóa tự động [hay còn gọi là khóa từ], là một bộ phận quan trọng nhất trong máy tập chạy bộ điện, bạn nên xác định ngay vị trí của bộ phận này trước khi bắt đầu tập. Khóa tự động này có tác dụng làm băng tải dừng ngay khi khóa bị rớt ra khỏi máy. Rất quan trọng trong quá trình tập khi không may gặp tai nạn hoặc ngã.

Khác với nút “Stop”, khóa an toàn làm cho băng tải dừng ngay lập tức, còn nút “Stop” chỉ làm cho băng tải giảm vận tốc từ từ đến khi dừng hẳn. Vì thế, bạn không nên chủ quan, hãy cài một đầu khóa an toàn vào người trước khi khởi động máy nhé.

3. Cách điều chỉnh tốc độ của máy chạy bộ

Phím tăng và giảm tốc độ trên máy chạy bộ thường được đặt ở hai vị trí. Thứ nhất là đặt trên bảng điều khiển, gần màn hình LCD. Thứ hai là đặt trên tay cầm của máy chạy bộ để dễ dàng điều chỉnh trong quá trình tập. Phím tăng hoặc giảm tốc độ thường sẽ có thiết kế là hai nút dấu “+” và dấu “-” đặt cạnh nhau.

4. Cách điều chỉnh độ dốc của băng chuyền máy chạy bộ

Hiện nay, đa số các máy chạy bộ đều có tích hợp thêm tính năng tăng giảm độ dốc của máy. Điều này giúp các bài tập có thể thay đổi đa dạng hơn, thường sẽ có thể thay đổi từ 0 độ đến 18 độ. Với những máy không có chức năng này, bạn sẽ phải điều chỉnh độ dốc bằng tay. Bạn có thể tham khảo các bài tập cardio với máy chạy bộ điện, lựa chọn bài tập phù hợp nhất để áp dụng cho mình nhé.

5. Cách điều chỉnh chương trình tập luyện đã được cài đặt sẵn trong máy chạy bộ

Trong một số loại máy chạy bộ đã được nhà sản xuất cài sẵn các chương trình tập luyện phù hợp cho nhiều thể lực khác nhau. Thường thì chức năng này sẽ được cài đặt với tên nút là “Set up”. Bạn có thể nhấn nút này và chọn bài tập hiển thị trên màn hình LCD nhé.

6. Cách điều chỉnh chức năng nghe nhạc trên máy chạy bộ

Việc nghe nhạc trong khi tập tạo cho bạn cảm giác sảng khoái, phấn chấn, quên đi mệt mỏi. Thấu hiểu vấn đề đó, nhà sản xuất đã tích hợp luôn chức năng nghe mp3 trên máy chạy bộ điện, bạn sẽ không phải cầm theo máy nghe nhạc hoặc điện thoại di động. Nút chỉnh nhạc thường được cài đặt với hình ảnh nốt nhạc trên bảng điều khiển. Bạn chỉ cần chọn bài nhạc sôi động cho tinh thần thêm phấn khởi và bắt đầu bài tập thật tốt.

7. Màn hình hiển thị LCD

Đây là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất trên bảng điều khiển, màn hình LCD sẽ là công cụ hiển thị hết tất cả các thông số bạn đã chọn cài đặt cho bài tập của mình.

8. Cách sử dụng đai massage

Những loại máy chạy bộ hiện đại thường sẽ kết hợp cả đai massage để người tập có thể dùng đai massage thư giản sau các tập mệt mỏi. Đồng thời, đai massage cũng có tác dụng giảm mỡ ở các khu vực khó giảm như đùi, hông, bụng.

9. Cách sử dụng tạ tay

Cũng như đai massage, tạ tay được nhà sản xuất thêm vào máy chạy bộ như một chức năng phụ. Như bạn đã biết, tập luyện với máy chạy bộ chủ yếu tập trung vào các cơ ở hông và đùi. Vì thế, bạn có thể dùng tạ tay để giúp cơ tay thêm săn chắc.

10. Cách sử dụng bàn xoay hông

Khi cần một dụng cụ tập thể dục để rèn luyện cho vòng hai thêm thon gọn và săn chắc, người ta nghĩ ngay đến bàn xoay hông. Đây là dụng cụ đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất cho vòng eo của bạn. Một số sản phẩm máy chạy bộ tại Siêu Thị Tại Gia có tặng kèm bàn xoay eo, giúp bạn tập được cả cơ thể với một thiết bị.

Vừa rồi là các bước điều chỉnh máy chạy bộ cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Bạn có thể ghé sieuthitaigia để chọn ngay một máy chạy bộ phù hợp nhất cho mình và gia đình. Bạn sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh máy chạy bộ cụ thể nhé.

Video liên quan

Chủ Đề