Cách tính chứng quyền

Chứng quyền có bảo đảm [Covered warrant – CW] là gì?

Chứng quyền có bảo đảm [Covered warrant – CW] là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên Sàn giao dịch HSX. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK để được quyền mua Chứng khoán cơ sở tại một mức giá và thời điểm xác định trước.

Chứng quyền có 2 loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tuy nhiên theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch HSX thì các CTCK chỉ phép được phép phát hành Chứng quyền mua.

  1. Các thông tin cơ bản của Chứng quyền

Theo quy định, CW có kỳ hạn từ 3-24 tháng. Các công ty chứng khoán trong đợt phát hành đầu tiên chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 3 tháng, bên cạnh kỳ hạn 6 tháng.

Trong giai đoạn đầu, có 10 mã chứng quyền được HSX đưa vào giao dịch như sau:

Cách đọc mã chứng quyền và giải thích các thuật ngữ

  1. Giao dịch chứng quyền

Mua – Bán chứng quyền : Có 2 cách để nhà đầu tư mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp [ đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành ] hoặc mua trên thị trường thứ cấp [ mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền niêm yết]

Tương tự với giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc chờ đến ngày chứng quyền đáo hạn, TCPH sẽ hạch toán lời lỗ và thanh toán cho NĐT.

Tài khoản giao dịch: CW giao dịch như một cổ phiếu nên NĐT chứng quyền không cần mở mới tài khoản mà sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.

Thời gian giao dịch và các phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 CW.

Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương, T+2

Giá tham chiếu: Giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.

Giá trần/sàn của CW:  được xác định theo công thức sau:

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- [Giá CKCS*Biên độ dao động] / Tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ:
Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 5,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1

  • Giá trần CW = 5,000 + [100,000*7%]/2 = 8,500 đồng
  • Giá sàn CW = 5,000 – [100,000*7%]/2 = 1,500 đồng
  1. Ví dụ về Chứng quyền

Ngày 13/06/2019, nhà đầu tư A mua 1,000 Chứng quyền trên cổ phiếu FPT [Giá hiện tại của FPT là 45,000 đồng] với các thông số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
  • Thời hạn CW: 3 tháng
  • Ngày đáo hạn: 11/09/2019
  • Giá thực hiện 45,000 đồng
  • Giá CW: 1,900 đồng/CW

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 CW FPT là: 1000 * 1.900 = 1.900.000 đồng

Sau 02 tháng:

Giả sử giá một chứng quyền mua trên thị trường là 2.500 đồng. Quý khách có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên sở Giao dịch chứng khoán.

Mức lời của Quý khách = 1000 x [2500-1900]= 600.000 đồng

Vào ngày đáo hạn:

Giả sử Quý khách nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu FPT là 60.000 đồng.

Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho Quý khách số tiền là: 1000/2[60.000-45000]=7.500.000 đồng

Mức sinh lời của Quý khách là:

7.500.000 đồng- 1.900.000 đồng [ tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW] = 5.600.000 đồng

 

  1. Các trạng thái của Chứng quyền mua

Chứng quyền mua có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ.

Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:

  • Trạng thái có lãi: NĐT được nhận phần lãi chênh lệch
  • Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: NĐT không được nhận thanh toán chênh lệch

Trạng thái của chứng quyền không phải là Lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để tính lãi lỗ tại đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiền được nhận từ CTCK trừ đi chi phí vốn mua CW.

- Tính đòn bẩy: giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của CW sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.

Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu ABC tăng trong tương lai, nhà đầu tư có thể mua:

  • 1.000 cổ phiếu ABC [giá 10.000đ/cổ phiếu] hoặc;
  • 5.000 CW mua [Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ]

Khi giá cổ phiếu ABC tăng lên 14.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư đối với các Phương án:

  • Mua Cổ phiếu ABC là: [14.000 đồng – 10.000 đồng] x 1.000 CP = 4.000.000 đồng tỷ suất sinh lời 40%
  • Mua CW là: [14.000 đồng – 10.000 đồng – 2.000 đồng] x 5.000 CW = 10.000.000 đồng à tỷ suất sinh lời lời 100%

Mức tỷ suất sinh lời 100% của CW chính là nhờ tác động của đòn bẩy.

- Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào CW như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí [giá] của CW mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu CW.

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu ABC, nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:

  • Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu ABC [giá 10.000đ/cổ phiếu] =>  tổng chi phí: 10.000.000 đồng
  • Phương án 2: Mua 1.000 CW mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng] => tổng chi phí: 2.000.000 đồng

06 tháng sau:

Giả sử giá của cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 10.000 đồng, khi đó khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các Phương án như sau:

Giá cổ phiếu ABC

Khoản lỗ

Mua 1.000 cổ phiếu ABC

Mua 1.000 CW mua

9.000 đồng

1.000.000 đồng

2.000.000 đồng

8.000 đồng

2.000.000 đồng

2.000.000 đồng

7.000 đồng

3.000.000 đồng

2.000.000 đồng

6.000 đồng

4.000.000 đồng

2.000.000 đồng

Như vậy, có thể thấy khi đầu tư CW, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư luôn được cố định ở mức 2 triệu đồng cho dù giá của cổ phiếu ABC có giảm đến bất cứ mức giá nào. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn Phương án mua cổ phiếu, mức thiệt hại của nhà đầu tư có thể lên đến 4 triệu đồng.

- Vốn đầu tư thấp: giá giao dịch của mỗi chứng quyền thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ.

- Không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch: không giống như quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch CW nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán.

Chủ Đề