Cách tính mỡ nội tạng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý nội.

Mỡ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống. Cơ thể bạn dự trữ chất béo từ thực phẩm bạn ăn ở dạng tích lũy có thể được sử dụng để tạo năng lượng, cách nhiệt và bảo vệ. Mọi người đều cần một số chất béo để sống và hoạt động. Tuy nhiên, khi quá nhiều chất béo trong cơ thể tích tụ, nó có thể dẫn đến béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì, như các rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường típ 2, các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó khi béo phì còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, xã hội.

Chỉ riêng trọng lượng của bạn không thể cho bạn biết bạn có bao nhiêu cơ hay mỡ. Thay vào đó, bạn sẽ cần xác định tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể của mình.

Cùng tìm hiểu sáu phương pháp khác nhau mà bạn có thể sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể của mình.

1. Thước dây

Đây là cách cơ bản để đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể là sử dụng thước dây mềm, giống như loại sử dụng để may quần áo được sử dụng để ghi lại các số đo của các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Đối với phương pháp này, bạn cũng cần phải biết chiều cao tính bằng inch.

  • Ở nam giới

Nếu bạn là nam giới, hãy đo chu vi của cổ và bụng tại vị trí vòng to nhất của mỗi vị trí. Để tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể, hãy trừ số đo của bụng cho số đo của cổ để xác định kết quả chu vi.

  • Ở phụ nữ

Nếu bạn là phụ nữ, bạn nên ghi lại số đo chu vi của cổ, eo và hông. Hãy nhớ đo vị trí ở phần to nhất của mỗi vị trí.

Để tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể, cộng số đo vòng eo và hông lại, sau đó trừ cho số đo ở cổ để xác định giá trị chu vi. Ví dụ: nếu vòng eo của bạn là 30, hông của bạn là 36 và cổ của bạn là 13, giá trị chu vi của bạn sẽ là 53.

Lời khuyên

Khi dùng thước được đặt trên da, nó phải tiếp xúc nhưng không được nén da theo bất kỳ cách nào. Đặc biệt đối với nữ, khi đo thở bình thường, tránh hóp bụng hay phình bụng quá mức.

Thực hiện tất cả các phép đo hai lần và lấy giá trị trung bình. Sau đó ghi chính xác đến nửa inch.

Tuy nhiên, cách đo này không phải chính xác nhất để đo tỷ lệ mỡ cơ thể do có rất nhiều lỗi xảy ra khi đo chính bản thân mình và những thứ như quần áo, thức ăn và cách bạn kéo chặt thước dây cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

XEM THÊM: Tỉ lệ mỡ cơ thể lý tưởng dành cho nam và nữ

2. Dụng cụ đo Calipers

Cách tính mỡ nội tạng
Dụng cụ đo Calipers

Dụng cụ này đo nếp gấp da được thực hiện bằng cách sử dụng một công cụ gọi là calipers để kẹp các vùng khác nhau trên cơ thể và đo lượng mỡ trong cơ thể. Có một vài cách để đo lường, nhưng nhiều người đi theo cách tiếp cận 3 vị trí được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Jackson và Pollock trong những năm 1980. Phương pháp này mất ít thời gian nhất để thực hiện và có chi phí tiết kiệm.

Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Đối với nam giới sẽ đo lượng mỡ ở ngực, bụng và đùi.
  • Đối với nữ giới sẽ đo lượng mỡ ở bắp tay sau, eo (khoảng một inch trên xương hông) và đùi.
  • Bộ dụng cụ Calipers có thể đi kèm với hướng dẫn về cách chuyển đổi kết quả thành tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của bạn.
  • Bạn cũng có thể tham khảo các công cụ tính toán trực tuyến (online skinfold calculator) nếu bạn không phải tự mình làm toán.
  • Đo ở một bên của cơ thể, thường là bên phải.
  • Cân nhắc nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình hỗ trợ thực hiện các phép đo.
  • Thực hiện ít nhất hai lần đo ở cùng một vị trí và lấy giá trị trung bình để có kết quả chính xác nhất.

Khi được thực hiện chính xác, có khoảng 3% lỗi đo số liệu. Bạn cũng có thể thực hiện một phép đo ở bảy vị trí, tuy nhiên cách tiếp cận này tốn nhiều thời gian hơn, nhưng nó có thể chính xác hơn một chút.

3. Cân mỡ cơ thể (Body fat scale)

Cách tính mỡ nội tạng
Phần trăm lượng mỡ trong cơ thể

Cân mỡ cơ thể sử dụng công nghệ gọi là phân tích trở kháng điện sinh học (Bioelectrical impedance analysis  BIA). Khi bạn bước lên bàn cân, một dòng điện đi qua một chân, lên tới xương chậu và xuống chân kia. Chất béo dẫn điện ít hơn nhiều so với nước và cơ bắp bạn có trong cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện tăng thêm sức đề kháng thì có nghĩa là máy sẽ ghi lại nhiều mỡ trong cơ thể hơn.

Kết hợp với chiều cao, cân nặng, tuổi tác và giới tính của bạn sẽ được nhập vào máy, thang đo sau đó sử dụng một phương trình để tính toán tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể.

Các thang đo này có thể không chính xác như bạn muốn. Kết quả tỷ lệ phần trăm mỡ cũng có thể thay đổi nhiều so với kết quả từ các phương pháp đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể khác. Điều này có thể do nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả, bao gồm:

  • Mức độ hydrat hóa
  • Lần cuối tập thể dục
  • Thời điểm ăn gần nhất và những gì bạn đã ăn

Cách đo lượng mỡ cơ thể bằng máy này, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, vì một số thang đo có thể kém chính xác hơn đối với người già, vận động viên chuyên nghiệp, trẻ em và người bị loãng xương.

XEM THÊM: 8 cách để đốt cháy calo và giảm béo

4. Đo cơ thể khi đang ngâm trong nước (hydrostatic weighing)

Cách tính mỡ nội tạng
Đo cơ thể khi đang ngâm trong nước có thể chính xác hơn

Xác định trực tiếp lượng mỡ cơ thể bằng đo kháng lực dưới nước (Hydrodensitometry) là một phương pháp cân trong đó bạn ngồi cởi quần áo và ngồi trên một chiếc ghế chìm trong nước. Mật độ cơ thể hoặc trọng lượng của bạn khi ở dưới nước sẽ được ghi lại khi cơ thể bạn cản lại lực nổi để lên trên mặt nước. Trọng lượng được ghi lại sau đó được sử dụng để tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của bạn.

Cân dưới nước cho tỷ lệ mỡ cơ thể có độ chính xác cao và được coi là tiêu chuẩn vàng để đo tỷ lệ mỡ cơ thể. Nó chính xác hơn nhiều so với các phương pháp đo tại nhà.

Tuy nhiên, bạn cần phải đến một cơ sở đặc biệt để ghi lại cân nặng của mình theo cách này. Hoặc bạn cũng có thể không thích đo dưới nước.

5. Phép đo biến đổi không khí (Air displacement plethysmography)

Một kỹ thuật khác là phép đo biến đổi khí quyển. Sau khi cởi quần áo, bạn vào một buồng hình trứng và máy tính sẽ tính toán các chỉ số xung quanh cơ thể bạn khi máy thay đổi áp suất không khí. Khi mật độ cơ thể của bạn được xác định thông qua trọng lượng và thể tích, máy sẽ sử dụng dữ liệu này để tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của bạn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng máy đo lượng mỡ cơ thể này cực kỳ chính xác. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được các chuyên gia thực hiện và có thể có hoặc không được bảo hiểm y tế chi trả.

6. Chụp MRI hoặc CT

Cách tính mỡ nội tạng
Hình ảnh chụp MRI cho bệnh nhân

Có lẽ phương pháp chính xác nhất để xác định tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể là chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Những máy này chụp hình ảnh cắt ngang của cơ thể và thậm chí có thể đo được mỡ trong bụng.

Tuy nhiên, những kỹ thuật chẩn đoán này thường không được sử dụng cho mục đích duy nhất là đo lượng mỡ trong cơ thể và chi phí sử dụng cũng rất đắt.

Mỗi biện pháp kể trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau, do đó, để biết chính xác lượng mỡ trong cơ thể, bạn có thể đến các cơ sở Y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhằm đo lượng mỡ cơ thể một cách chính xác nhất.

Khi khách hàng đến với bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec và sử dụng gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, ngoài việc đo đạc tỷ lệ mỡ cơ thể, các bác sĩ ở đây sẽ khám để phát hiện ra các bệnh lý có thể gặp nếu tỷ lệ trong cơ thể cao gây ra.

Bên cạnh đó, dựa trên các chỉ số xác định được, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và tập thể dục để giúp khách hàng có cân nặng hợp lý, phòng tránh bệnh tật.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline bệnh viện để được hỗ trợ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!