Cách tính phần trăm giảm giá như thế nào

Hướng dẫn tính phần trăm lãi suất, tính phần trăm doanh thu

Cách tính phần trăm (%) nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại khá phức tạp, để có được kết quả chính xác nhất chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Với những dữ liệu khác nhau chúng ta sẽ tính ra được tỉ lệ phần trăm khác nhau, ngoài các phương pháp tính phần trăm thông thường chúng ta cũng có thể sử dụng bảng tính Excel để tính nhanh hơn.

Cách tính phần trăm % nhanh và dễ hiểu

Xem thêm

Cách tính phần trăm giảm giá như thế nào

Thông thường dựa vào một con số cụ thể nào đó chúng ta sẽ sánh phần trăm tăng trưởng, phần trăm vốn, phần trăm lãi, phần tăng giảm giá, vv. Nhìn chung với những người không thường xuyên làm việc với các con số thì việc tính phần trăm là rất phức tạp, tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ bản chất của việc tính toán đó lại trở nên khá đơn giản.

Dưới đây sẽ là chi tiết cách tính phần trăm theo những dạng khác nhau mời các bạn tham khảo.

1. Cách tính phần trăm tăng trưởng

Tính phần trăm tăng trưởng được dùng để so sánh mức độ tăng trưởng giữa các tháng, quý hay năm của cùng 1 đơn vị cụ thể. Ví dụ như so sánh phần trăm tăng trưởng của một công ty năm trước so với năm sau, tháng trước so với tháng sau, vv. Đặc biệt phần trăm tỷ lệ này có thể âm trong trường hợp kết quả kinh doanh năm trước kém hơn năm sau.

(% tăng trưởng, lợi nhuận...) = (Năm sau - Năm trước)/Năm trước * 100 = kết quả.

Tính thử phần trăm tăng trưởng:

Nhập dữ liệu vào bảng dưới đây để tính toán được luôn phần trăm tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận của năm mới so với năm cũ nhé:

Bài toán ví dụ:

Tính phần trăm tăng trưởng của một doanh nghiệp A. Biết rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A năm 2018 là 200 tỷ VNĐ, năm 2017 là 150 tỷ VNĐ.

Phần trăm tăng trưởng năm 2018 tính như sau:

  • (Doanh thu năm 2018 - Doanh thu năm 2017)/Doanh thu năm 2017*100 = (200 - 150)/150*100 = 33,33%

Như vậy chúng ta kết luận rằng mức tăng trưởng của năm 2018 so với năm 2017 tăng 33,33%.

2. Những cách tính tỷ lệ phần trăm

Cách tính phần trăm của số tiền

Cách tính phần trăm (%) của một số tiền cũng chính là cách tính phần trăm của một số. Công thức cụ thể như sau:

Phần trăm của số tiền = Số phần trăm * Số tiền / 100

Ví dụ 1:

  • 20% của 560.000đ = 20 * 560000 / 100 = 112.000đ
  • 30% của 900.000đ = 30 * 900000 / 100 = 270.000đ

Ví dụ 2: Tính số tiền phải trả khi mua hàng giảm giá

Một cửa hàng bán máy lọc không khí với giá Beurer với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng đang có chương trình giảm giá 31% trên giá của sản phẩm. Vậy nếu bạn mua sản phẩm này bạn sẽ phải trả tính như sau:

  • Số tiền được giảm: 31 * 5000000 / 100 = 1.550.000đ
  • Số tiền phải trả: 5000000 - 1550000 = 3.450.000đ

Ví dụ 3: tính phần trăm lương thử việc nhận được

Bạn đang thử việc tại một công ty và theo cam kết là mức lương thử việc sẽ nhận là 85% của lương chính thức. Giả dụ lương chính thức trên hợp đồng là 10 triệu thì mức lương thử việc bạn nhận được sẽ là: 85 * 10.000.000 / 100 = 8.500.000đ.

Cách tính phần trăm của một số

Tính tỷ lệ phần trăm trên tổng số là một trong những cách tính tỷ lệ phần trăm được sử dụng thường xuyên nhất. Chúng ta sẽ tính phần trăm của một cá thể trong nhiều cá thể trong cùng 1 tập thể cụ thể. Cách tính phần trăm này thực tế khá dễ tính, chúng ta chỉ cần lấy số cá thể chia tổng số cá thể và nhân với 100 để có được số phần trăm cần tính.

% số A = Số A / (Số A + Số B) * 100

Ví dụ tính % của A và B:

  • Tỷ số phần trăm của A = A/(A+B)*100(%).
  • Tỷ số phần trăm của B = B/(A+B)*100(%) hoặc %B = 100 - %A.

Chúng ta sẽ tính tỷ lệ phần trăm của 1 bài toán cụ thể như sau. Lớp 3A có tổng 60 học sinh, trong đó có 20 học sinh giỏi, 10 học sinh khá và còn lại là số học sinh TB khá. Tính tỷ lệ phần trăm của học sinh giỏi, khá và TB khá.

  • % học sinh giỏi: 20/60*100 = 33,33%
  • % học sinh khá: 10/60*100 = 16,67%
  • % học sinh TB khá: 30/60*100 = 50% hoặc 100 - 33,33 - 16,67 = 50%

3. Tính phần trăm hoàn thành công việc

Tính phần trăm hoàn thành cũng là một trong những cách tính khá đơn giản nhất. Công thức chung là A/B*100. Trong đó A là con số đạt được và B là con số mục tiêu đề ra. Dựa vào con số đạt được và con số mục tiêu chúng ta sẽ tính được % hoàn thành công việc.

% Đã đạt được = Doanh thu đã đạt được / Doanh thu đặt ra * 100

Ví dụ minh họa:

Mục tiêu của Liên đoàn điền kinh Việt Nam tại Sea Games 30 là đạt 40 huy chương vàng, thực tế đoàn vận động viên điền kinh đã đạt được 45 huy chương vàng. Hỏi đội điền kinh đã hoàn thành bao nhiêu % chỉ tiêu đưa ra.

  • % hoàn thành của đội điền kinh = 45/40*100 = 112,5%

Tức đoàn VĐV điền kinh đã hoàn thành vượt chỉ tiêu và đạt đến 112,5%.

4. Cách tính phần trăm giảm giá hoặc tăng giá

Cách tính phần trăm này cũng thường xuyên được áp dụng và đặc biệt thường sử dụng khi mua bán các mặt hàng với số lượng lớn. Mọi người cần tính toán cẩn thận để mua được với giá hời nhất. Tuy nhiên cách tính tăng và giảm phần trăm là khác nhau, mọi người xem qua ví dụ để có được cách tính chính xác nhất.

Tính phần trăm giảm giá

Số tiền được giảm = Số phần trăm * Giá tiền / 100

Ví dụ minh họa: Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7120 ở thị trường bán là 950.000 VNĐ, giá bán tại công ty Meta rẻ hơn 19%. Tính giá Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7120 tại công ty Meta.

  • Số tiền Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7120 được giảm tại Meta = 950.000*19/100 = 180.500 VNĐ

Vậy giá Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7120 = 950.000 - 180.500 = 769.950 VNĐ

Tính phần trăm tăng giá

Số tiền tăng so với giá gốc = Số phần trăm * Giá tiền / 100

Ví dụ minh họa: Cũng là Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7120 giá chưa thuế là 700.000 VNĐ, thuế VAT của mặt hàng này là 10%. Tính giá đã thuế của chiếc máy trên.

  • Thuế GTGT của máy đo huyết áp: 700.000*10/100 = 70.000 VNĐ

Vậy giá máy đo huyết áp sau thuế: 700.000 + 70.000 = 770.000 VNĐ

5. Cách tính phần trăm lãi suất tiền gửi ngân hàng

Lãi suất suất ngân hàng mà các bạn thường thấy là con số phần trăm trên một năm (%/năm). Ví dụ: lãi suất tiền gửi là 8%/năm hoặc lãi suất cho vay là 15%/năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn một số tổ chức niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/tháng đồng nghĩa 12%/năm.

Lãi suất = Số tiền gửi * % lãi suất / 100 * thời gian gửi/thời gian gửi

Về cơ bản cách tính lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng không hề phức tạp. Bạn xem qua ví dụ dưới đây để biết được cách tính.

Ví dụ minh họa:

Lãi suất ngân hàng là 7% cho kỳ hạn 6 tháng. Tính lãi suất hàng tháng nhận được và lãi suất sau 6 tháng khi bạn gửi 300.000.000 VNĐ.

  • Lãi suất hàng tháng = (300.000.000 *7/100)/ 12 = 1.750.000 VNĐ
  • Lãi suất 6 tháng = 1.750.000*6 = 10.500.000 VNĐ

Nếu ngại tính toán thì bạn có thể sử dụng bảng bên để tính toán lãi suất tiền gửi ngân hàng nhé. Dữ liệu cần điền bao gồm: Số tiền gửi, Tháng gửi và Lãi suất (%).

Xem thêm

Cách tính phần trăm giảm giá như thế nào

6. Cách tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng

Có 2 loại lãi suất vay ngân hàng mà bạn có thể tham khảo, về cơ bản cách tính cụ thể như sau:

Lãi suất cố định trên dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất này, bạn sẽ phải trả khoản lãi và gốc như nhau cho từng tháng. Lãi suất này thường không có biến động, nên có thể sẽ giúp bạn giảm áp lực cũng như tránh được các rủi ro biến động lãi suất.

Công thức tính lãi suất vay trên dư nợ gốc:

Tiền gốc tháng = Tiền gốc / 12 thángLãi suất tháng = Lãi suất năm / 12 thángTiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc tháng + Tiền lãi trả hàng tháng

Ví dụ: Bạn vay số tiền 100.000.000VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi bạn phải trả hàng tháng sẽ được tính như sau:

  • Tiền gốc hàng tháng: 100.000.000 / 12 = 8.333.333 VNĐ
  • Tiền lãi hàng tháng: (100.000.000 x (12%/12)) = 1.000.000 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả hàng tháng: 8.333.333 + 1.000.000 = 9.333.333 VNĐ

Lãi suất trên dư nợ giảm dần

Lãi suất trên dư nợ giảm dần là cách tính dựa trên số tiền thực tế bạn còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Công thức tính lãi suất vay trên dư giảm dần:

Tiền gốc tháng = Số tiền vay/Số tháng vayTiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo thángTiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay theo tháng

Tổng tiền phải trả hàng tháng = Tổng gốc tháng + Tiền lãi tháng

Ví dụ: Bạn vay số tiền 100.000.000VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất 12%/năm theo dư nợ giảm dần. Như vậy số tiền lãi bạn phải trả hàng tháng sẽ được tính như sau:

  • Tiền gốc hàng tháng: 100.000.000 / 12 = 8.333.333 VNĐ
  • Tiền lãi tháng đầu: (100.000.000 x (12%/12)) = 1.000.000 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả tháng 1: 8.333.333 + 1.000.000 = 9.333.333 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2: (Số gốc còn lại) * 12%/12

7. Tính phần trăm trên Excel, WPS Spreadsheets

Không có gì lạ khi Excel của Microsoft Office được đưa vào đây, công cụ văn phòng này giúp bạn thống kê và tính toán được rất nhiều thông số khác nhau, và tất nhiên là trong một thời điểm nào đó sẽ phải tính số %. Tùy vào từng trường hợp mà cách tính sẽ khác nhau. Ngoài ra bạn có thể sử dụng Spreadsheets của WPS.

Tuy nhiên thì bạn có thể dựa theo 1 cách dễ nhất đó là tính % ra số thập phân sau đó format định dạng % để hiển thị số %, cụ thể hơn các bạn có thể theo dõi cách làm dưới đây với WPS SpeardSheets.

Bước 1: Ví dụ bạn được yêu cầu tính số lượng % hàng đã bán ra, đơn giản chỉ cần lấy số hàng đã bán chia cho tổng số hàng (không nhân với 100 nhé).

Bước 2: Lúc này, giá trị mà bạn vừa thực hiện chia sẻ được hiển thị với số thập phân (nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0), tùy vào từng bài tính mà nó có thể lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.

Tiếp đó, bôi đen tất cả và bấm chuột phải vào đó, rồi chọn Format Cells.

Bước 3: Tại bảng Format Cells, trong phần Category hãy chọn Percentage để chuyển giá trị thành phần trăm. Còn dòng Decimal Places là hiển thị số làm tròn sau dấu phẩy, tùy bạn có thể chọn 2 hoặc 4 số để giá trị được hiển thị chi tiết trên phần Sample.

Hoặc không thích bạn có thể chọn số 0 để giá trị được làm tròn và bấm OK.

Và chúng ta sẽ có kết quả như sau.

Với số phần trăm hàng hóa còn lại bạn có thể lấy 1 trừ đi phần trăm số hàng đã bán, rồi chọn chuyển thành hiển thị phần trăm với Format Cells như trên.

Hy vọng những cách tính phần trăm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập và công việc!

Cập nhật: 02/03/2022