Cách tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về tăng trưởng kinh tế là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân?

Công thứctính tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm AAGR là:

AAGR = [Giá trị cuối – Giá trịđầu] / Giá trị đầu

Kiến thức tham khảo về tăng trưởng kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

- Tăng trưởng kinh tếlà sự gia tăng củatổng sản phẩm quốc nội[GDP] hoặctổng sản lượng quốc dân[GNP] hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người [PCI] trong một thời gian nhất định.

- Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũytài sản[như vốn,lao độngvàđất đai] và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn.Tiết kiệmvà đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

2. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế

Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế.

- Mô hình David Ricardo [1772-1823]:Với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

- Mô hình hai khu vực:Tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động, yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.

- Mô hình Harrod-Domar:Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên.

- Mô hình Robert Solow [1956]:Với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn [tăng trưởng kinh tế bằng không].

- Mô hình Kaldor:Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.

- Mô hình Sung Sang Park:Nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.

- Mô hình Tân cổ điển:Nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn và lao động

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

- Nhân lực – nguồn lao động cốt lõi: Con người chúng ta phát minh ra máy móc, vận hành máy móc, sản xuất, bán hàng, .. có mặt trong tất cả quá trình làm kinh tế. Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng và bắt buộc phải có để tham gia vào nền kinh tế chung. Nhân lực có trình độ cao có nhiều sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, tích hợp sáng chế nhiều loại máy móc tiên tiến hỗ trợ cho con người. Trí tuệ con người cao là tiền đề để phát triển, gia tăng tổng sản phẩm quốc nội.

- Tài nguyên thiên nhiên do vị trí địa lý: Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên tạo nên các sản phẩm là phương pháp phổ biến đã có mặt từ lâu. Khoa học phát triển, đang theo thiên hướng tái chế sản xuất nhưng khó có thể nào thay thế được hết các nguyên liệu đến từ tự nhiên. Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, có phương pháp khai thác, sử dụng, tái tạo hợp lý là lợi thế trong việc phát triển, gia tăng kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất do con người tạo ra: Đi vào thực tế, để hoàn thành sản phẩm nào đó đưa đến tay người tiêu dùng, cần có các máy móc nhà xưởng để sản xuất, cần có nhà cho công nhân ở, cần có xe di chuyển hàng hóa, cảng biển, tàu biển để xuất khẩu hàng hóa, đường xá, giao thông đi lại cho các phương tiện, ….Chính phủ phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng với mục đích chung như hệ thống giao thông, đường xá, thủy lợi, mạng lưới vệ tinh, các công trình công cộng. Xây dựng, bảo vệ cách danh lam thắng cảnh thu hút du lịch, ... Điều này quyết định cách thức hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

4. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp [Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%]

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện

- Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Tính tốc độ tăng trưởng [%] Địa lý:

Số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau, thì phải tính tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm so với giá trị của năm gốc như sau:

Lấy năm đầu tiên làm năm gốc bằng 100%, vậy tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc là:

  • Bài 2. Dân số và gia tăng dân số [Địa lý 9]
  • Trong "Sách giáo khoa Địa lí 9"

Video liên quan

Chủ Đề