Cách trang trí bài viết wordpress


NỘI DUNG CHÍNH
1. Tạo màu nền cho bài viết
2. Tạo hình nền bài viết đơn giản
3. Tạo hình nền bài viết tương tự theme blog Zing Me
Bài viết này được cập nhật lần cuối vào ngày 02/10/2019

Hẳn là đôi khi các bạn cũng gặp vấn đề với những theme trong suốt của WordPress vì nó khiến cho chữ trong bài viết trở nên khó đọc đúng không? Ngoài việc khắc phục điều này bằng cách thay những hình nền dễ nhìn hoặc tạo viền cho chữ thì các bạn cũng có thể tạo một hình nền riêng cho mỗi bài viết, giống như bài viết này của Sera chẳng hạn

Trước khi đi vào nội dung chi tiết của bài này, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Nếu bạn là một người mới, hoàn toàn không biết bất cứ điều gì về WordPress, hãy xem bài Hướng dẫn WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu trước khi đọc bài này.

Các code có trong bài hướng dẫn này được dán [paste] vào giao diện HTML của trình soạn thảo văn bản Cổ điển, không phải dán vào giao diện trực quan [Visual]. Nếu các bạn không biết hoặc không hiểu giao diện HTML và giao diện trực quan [Visual] là gì, hãy bấm vào ĐÂY để đọc.

Trong bài viết có thể nhắc đến những khái niệm liên quan đến các thành phần của blog, nếu các bạn không biết hoặc không hiểu những khái niệm này, hãy bấm vào ĐÂY để xem hình minh hoạ.

Mình không phải là dân công nghệ thông tin hay nhân viên của WordPress nên mình không dùng các thuật ngữ chuyên ngành [nên các bạn đừng bắt bẻ mình về cách dùng từ nhé

]. Tất cả các bài hướng dẫn trên blog của mình được viết dưới góc nhìn của một người sử dụng WordPress. Mình chỉ viết hướng dẫn cho blog được tạo miễn phí với WordPress.com, không viết hướng dẫn cho WordPress.org hay những phiên bản tính phí khác.

Nếu trong bài viết có sử dụng video từ YouTube, các bạn hãy lựa chọn chế độ xem video với chất lượng cao nhất [720p hoặc 1080p].

Các hướng dẫn trong blog của mình được thực hiện với ngôn ngữ blog và ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh. Do đó, nếu blog của các bạn đang sử dụng tiếng Việt thì hãy làm theo video dưới đây để chuyển sang tiếng Anh nhé. Còn vì sao nên để ngôn ngữ blog và ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh thì các bạn có thể đọc ở ĐÂY nhé

Video 1. Thay đổi Ngôn ngữ blog và Ngôn ngữ giao diện

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng nội dung chi tiết của bài này nhé

1. Tạo màu nền cho bài viết

Đầu tiên, đây là cách tạo màu nền cho bài viết, tức là tạo màu nền cho một đoạn văn bản hoặc toàn bộ bài viết [gồm nhiều đoạn văn bản hợp thành], không phải tạo màu nền cho kí tự, các bạn đừng nhầm lẫn nhé. Nếu các bạn vẫn chưa hiểu sự khác nhau thì hãy xem ví dụ sau:

a] Đoạn văn sử dụng code tạo màu nền cho kí tự:

Ra Hiết Hổ và Hoán Diện Nhân cả đêm lò dò trong cung, kéo nhau lên Đài Ngắm Sao nghỉ chân. Vạn Độc Vương và Đông Tử lên đài, hai tên dị nhân nấp vào một góc. Khi Vạn Độc Vương và Đông Tử hưởng ngoạn cảnh sao trời, hai tên này thưởng thức diễn biến của vở kịch tình iu trước mắt.

b] Đoạn văn sử dụng code tạo màu nền cho một đoạn văn hoặc toàn bộ bài viết:

Ra Hiết Hổ và Hoán Diện Nhân cả đêm lò dò trong cung, kéo nhau lên Đài Ngắm Sao nghỉ chân. Vạn Độc Vương và Đông Tử lên đài, hai tên dị nhân nấp vào một góc. Khi Vạn Độc Vương và Đông Tử hưởng ngoạn cảnh sao trời, hai tên này thưởng thức diễn biến của vở kịch tình iu trước mắt.

Các bạn đã thấy sự khác biệt chưa nào?

Tiếp theo, trước khi đi vào phần code, mình cần lưu ý các bạn điều này: Phần này và cả bài này mình sẽ hướng dẫn trên trình soạn thảo văn bản Cổ điển [Phiên bản 1]. Nếu các bạn không biết trình soạn thảo Cổ điển là gì thì hãy quay lại phần lưu ý ở đầu bài này để đọc. Trình soạn thảo Block-Editor có thể thực hiện được thao tác tạo màu nền [hoặc tạo hình nền đơn giản] cho bài viết bằng cách sử dụng khối Paragraph hoặc khối Cover. Tuy nhiên, điều bất tiện ở đây là các bạn không thể thay đổi được phông chữ và thêm bớt một số thuộc tính định dạng khác. Do đó, mình quyết định chỉ hướng dẫn các bạn thao tác trên trình soạn thảo Cổ điển mà thôi. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể dùng code trong bài này trên trình soạn thảo Block-Editor. Hoàn toàn có thể nhé

Các bạn chỉ cần dùng khối Classic là được. Chi tiết về trình soạn thảo Block-Editor cũng như cách sử dụng khối Classic, các bạn có thể xem ở ĐÂY nhé

Được rồi, giờ thì chúng ta sẽ đến với code tạo màu nền đầu tiên. Đây là code đơn giản nhất, các bạn xem nhé:

Nội dung bài viết

Các thuộc tính có thể tuỳ biến trong code này bao gồm:

background: Đây là thuộc tính màu nền, mã màu của màu nền có thể dùng tên màu bằng tiếng Anh, mã HEX hoặc mã RGB. Ở đây mình khuyên các bạn nên dùng mã HEX đối với các màu không phải màu cơ sở, các bạn có thể xem và lấy mã màu ở ĐÂY nhé

padding: Thuộc tính này mình mặc định giá trị là 12px [đơn vị tính ở đây là px], các bạn có thể tăng lên hoặc giảm đi nếu muốn. Ở đây, mình sẽ không giải thích về padding theo khái niệm chính thống, hiểu một cách đơn giản thì nếu coi vùng màu nền của văn bản là một tờ giấy, thì padding chính là khoảng cách tính từ mép giấy vào đến phần nội dung văn bản. Để dễ hình dung, các bạn hãy xem hình minh hoạ sau đây:

Hình 1. Padding

font-family: Đây là thuộc tính định dạng phông chữ. Lưu ý: Không phải phông chữ nào cũng hiển thị được trên trình duyệt web, tốt nhất là các bạn chỉ nên dùng những phông chữ có sẵn trong hệ điều hành Windows thôi. Ba phông chữ mình khuyến khích các bạn nên sử dụng bao gồm: Times New Roman, Arial, Palatino Linotype. Đây là những phông chữ phổ biến và tương đối dễ chịu với người đọc cả trên máy tính lẫn điện thoại thông minh. Ngoài ra các bạn có thể thử dùng thêm phông Tahoma hoặc Verdana.

font-size: Đây là thuộc tính định dạng cỡ chữ, ở đây mình sẽ tính theo đơn vị pt [giống trong Microsoft Word]. Các bạn nên chọn cỡ chữ trong khoảng 14pt đến 18pt cho nội dung bài viết, không nên để cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to. Cá nhân mình thường dùng trong khoảng 14pt đến 16pt, đối với font Arial thì có thể là từ 12pt đến 16pt cũng được.

color: Đây là thuộc tính định dạng màu chữ. Cách dùng mã màu tương tự như với mã màu của thuộc tính background. Ở đây, mình mặc định màu chữ là màu đen [black]. Tuy nhiên, các bạn có thể quay lại giao diện trực quan để đổi màu chữ bằng cách bấm vào nút đổi màu chữ trên thanh công cụ cho dễ, không nhất thiết phải sao chép mã màu rồi thay vào code.

line-height: Đây là thuộc tính định dạng khoảng cách giữa các dòng, ở đây mình sẽ tính theo đơn vị pt. Tuỳ thuộc vào cỡ chữ mà các bạn có thể tăng, giảm giá trị của thuộc tính này. Ví dụ: Mình dùng phông Times New Roman, cỡ chữ 16pt thì line-height của mình sẽ rơi vào khoảng 20pt đến 22pt. Tóm lại là các bạn cứ chỉnh cho đến khi nào các bạn hài lòng thì thôi. Theme sẽ có line-height mặc định, nhưng nếu các bạn tăng cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ mặc định của theme thì khoảng cách giữa các dòng có thể bị thu hẹp lại. Do đó, nếu không hài lòng với khoảng cách giữa các dòng như mặc định của theme, các bạn có thể dùng thuộc tính line-height trong code để sửa. Nếu muốn giữ nguyên khoảng cách giữa các dòng theo mặc định của theme, các bạn có thể xoá thuộc tính này hoặc điền giá trị là normal cho nó.

Bây giờ mình sẽ thay một đoạn code hoàn chỉnh cho các bạn xem nhé

Code:

Ra Hiết Hổ và Hoán Diện Nhân cả đêm lò dò trong cung, kéo nhau lên Đài Ngắm sao nghỉ chân. Vạn Độc Vương và Đông Tử lên đài, hai tên dị nhân nấp vào một góc. Khi Vạn Độc Vương và Đông Tử hưởng ngoạn cảnh sao trời, hai tên này thưởng thức diễn biến của vở kịch tình iu trước mắt.

Kết quả:

Ra Hiết Hổ và Hoán Diện Nhân cả đêm lò dò trong cung, kéo nhau lên Đài Ngắm sao nghỉ chân. Vạn Độc Vương và Đông Tử lên đài, hai tên dị nhân nấp vào một góc. Khi Vạn Độc Vương và Đông Tử hưởng ngoạn cảnh sao trời, hai tên này thưởng thức diễn biến của vở kịch tình iu trước mắt.

Code sử dụng thẻ div này có thể dùng để định dạng cho một hoặc nhiều đoạn văn bản. Nếu các bạn chỉ dùng code này cho một đoạn văn bản [hoặc nhiều đoạn văn bản không liên tục] thì có thể dùng thẻ div hoặc thẻ p. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn áp dụng code cho cả bài viết hay các đoạn văn bản liên tục thì các bạn nên làm theo hướng dẫn dưới đây thì sẽ thuận tiện hơn, không lo sẽ gặp vấn đề khi xuống dòng hoặc các đoạn văn bản bị dính liền vào nhau.

Bước 1. Soạn thảo văn bản trên trình soạn thảo ở giao diện trực quan [Visual] như bình thường, các bạn có thể chèn ảnh, chèn video, chèn shortcode, Các bạn chưa cần thực hiện thao tác căn lề cho văn bản ở bước này nhé

Bước 2. Bấm tổ hợp phím Ctrl+A để chọn toàn bộ bài viết, nếu các bạn chỉ muốn áp dụng code cho một số đoạn văn bản liên tục trong bài viết thì các bạn bôi đen các đoạn văn bản đó để chọn nhé

Bước 3. Theo mặc định của WordPress thì các đoạn văn bản trong bài viết sẽ được căn lề trái. Để hình thức bài viết được đẹp hơn, các bạn nên chọn căn lề hai bên. Đừng lo lắng, cho dù các bạn đã căn lề hai bên cho cả bài viết thì sau đó các bạn vẫn có thể căn lề lại cho những đoạn văn bản mà các bạn muốn căn lề trái, căn giữa hoặc căn lề phải. Sau khi đã chọn toàn bộ bài viết như ở bước 2, các bạn bấm tổ hợp phím Shift+Alt+J để căn lề hai bên cho bài viết.

Bước 4. Chuyển giao diện soạn thảo văn bản từ giao diện trực quan [Visual] sang giao diện HTML. Đến đây, các bạn có thể làm theo hai cách sau:

Cách 1. Sao chép thẻ
mở trong code tạo màu nền và dán [paste] nó vào dòng đầu tiên của vùng soạn thảo văn bản [nếu các bạn chỉ dùng code cho một số đoạn văn bản liên tục trong bài viết thì hãy dán thẻ này vào ngay trước thẻ

mở của đoạn văn bản đầu tiên trong số các đoạn văn bản được chọn]. Sau đó, các bạn sao chép thẻ đóng trong code và dán nó vào dòng cuối cùng của vùng soạn thảo văn bản [nếu các bạn chỉ dùng code cho một số đoạn văn bản liên tục trong bài viết thì hãy dán thẻ này vào ngay sau thẻ

đóng của đoạn văn bản cuối cùng trong số các đoạn văn bản được chọn]. Cuối cùng, các bạn quay trở lại giao diện trực quan [Visual] để xem kết quả và thực hiện các chỉnh sửa trên nội dung bài viết [nếu cần].

Cách 2. Sao chép toàn bộ code tạo màu nền ở trên và dán vào Notepad để lưu trữ trước [Notepad là một phần mềm có sẵn trong hệ điều hành Windows, không phải Notepad++ nhé]. Tiếp theo, các bạn quay trở lại với bài viết trên WordPress ở giao diện HTML, bấm tổ hợp phím Ctrl+A để chọn toàn bộ code của bài viết [nếu các bạn chỉ dùng code cho một số đoạn văn bản liên tục trong bài viết thì hãy dùng chuột để bôi đen các đoạn văn bản đó nhé]. Sau đó, các bạn bấm tổ hợp phím Ctrl+X để thực hiện thao tác cắt. Lúc này, các bạn hãy mở lại file Notepad có chứa code tạo màu nền trước đó, bôi đen chữ Nội dung bài viết, sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl+V để dán code bài viết vào. Đến đây, các bạn đã có được code hoàn chỉnh của cả bài viết. Việc còn lại là chỉ cần sao chép toàn bộ code hoàn chỉnh này rồi dán nó lại vào vùng soạn thảo văn bản ở giao diện HTML là xong
Sau khi dán code hoàn chỉnh xong, các bạn có thể quay trở lại giao diện trực quan để xem kết quả và thực hiện các chỉnh sửa trên nội dung bài viết [nếu cần].

Để dễ hình dung, các bạn có thể xem video hướng dẫn dưới đây:

Video 2. Tạo màu nền cho bài viết

Lưu ý: Đối với những blog dịch truyện, edit truyện hoặc đăng truyện tự viết, thông thường các bạn sẽ không trực tiếp soạn thảo trên trình soạn thảo của WordPress mà nội dung truyện sẽ được lưu trên các phần mềm soạn thảo như Microsoft Word, WordPad, Notepad, Tuy nhiên, các bạn không nên sao chép trực tiếp nội dung truyện trên các phần mềm soạn thảo này rồi dán thẳng vào code màu nền ở giao diện HTML. Điều này dễ khiến cho bài viết gặp lỗi các đoạn văn bản dính liền với nhau. Các bạn hãy làm theo các bước ở trên để tránh bị lỗi nhé, chỉ có điều là ở Bước 1, thay vì soạn thảo văn bản bằng tay thì các bạn chỉ cần sao chép nội dung truyện từ các phần mềm soạn thảo rồi dán vào vùng soạn thảo văn bản là được.

2. Tạo hình nền bài viết đơn giản

Code tạo hình nền bài viết kiểu này tương tự như code tạo màu nền, chỉ khác nhau ở chỗ thay vì dùng màu thì chúng ta sẽ dùng hình ảnh làm nền thôi

Các bạn hãy xem cấu trúc của code tạo hình nền bài viết dưới đây nhé:

Nội dung bài viết

Các thuộc tính như font-family, font-size, color, các bạn có thể tuỳ biến như với code màu nền. Ở đây, mình chỉ nói về thuộc tính background. Đây là thuộc tính định dạng nền cho văn bản, nền ở đây có thể là màu hoặc hình ảnh. Với code này, chúng ta sử dụng hình ảnh để làm nền cho văn bản. Link hình ảnh dùng làm nền là link có các đuôi như .jpg, .png, .gif,, tóm lại là các đuôi file hình ảnh. Về cơ bản, các bạn có thể sử dụng link hình ảnh ở bất kì nguồn lưu trữ nào để làm nền cho văn bản. Tuy nhiên, mình không khuyến khích các bạn sử dụng link hình ảnh ở các nguồn lưu trữ khác ngoài nguồn lưu trữ là blog WordPress của chính các bạn. Lý do là nếu các bạn sử dụng link hình ảnh từ nguồn lưu trữ không thuộc quyền sở hữu của các bạn, thì rất dễ xảy ra tình trạng chết link vì hình ảnh có thể bị xoá bất cứ lúc nào. Do đó, mình chỉ hướng dẫn các bạn tải ảnh lên thư viện blog và lấy link từ ảnh trong thư viện để làm nền cho bài viết, mình sẽ không hướng dẫn các bạn lấy link ảnh từ các nguồn lưu trữ bên ngoài nhé. Nếu blog của các bạn không phải blog đăng truyện tranh thì mình nghĩ 3GB có sẵn của WordPress đủ để cho các bạn lưu trữ rất nhiều hình ảnh và bài viết, không cần thiết phải đi lấy link từ bên ngoài làm gì hết

Nếu sau này thực sự dùng hết 3GB thì các bạn có thể tạo thêm blog phụ trên WordPress để tải ảnh lên và sử dụng cho blog chính nhé

Thao tác tải ảnh lên thư viện blog và lấy link ảnh sẽ được minh hoạ bằng video sau:

Video 3. Tải ảnh lên thư viện và lấy link ảnh

Cách sử dụng code tạo hình nền này tương tự như cách sử dụng code tạo màu nền như mình đã viết ở trên nên mình sẽ không nhắc lại nữa. Để dễ hình dung, các bạn hãy xem video dưới đây nhé

Video 4. Tạo hình nền đơn giản cho bài viết

Lưu ý:

Khi sử dụng code tạo hình nền này, các bạn nên lựa chọn những hình nền dễ nhìn, không nên chọn những hình nền quá rối mắt và gây khó khăn cho việc đọc nội dung văn bản. Mình thấy có một số bạn thích chèn ảnh động [đuôi .gif] để làm nền cho văn bản, nhưng các bạn cũng nên lựa chọn những ảnh động phù hợp, tránh trường hợp hình nền gây khó khăn cho việc đọc nội dung văn bản.

Hình ảnh được được sử dụng làm nền cho văn bản khi được chèn vào code sẽ giữ nguyên kích thước gốc của nó, sẽ không tự động thu hẹp hay dãn ra cho vừa với kích thước vùng hiển thị bài đăng. Nếu muốn hình ảnh co giãn theo kích thước vùng hiển thị bài đăng, các bạn thêm thuộc tính background-size: 100%; vào code.

Nội dung bài viết

Theo mặc định, hình ảnh được làm nền cho văn bản sẽ được tự động lặp lại theo chiều ngang và chiều dọc. Nếu các bạn không muốn lặp lại hình ảnh, các bạn thêm thuộc tính background-repeat: no-repeat; vào code.

Nội dung bài viết

Xong rồi

Phần code tạo màu nền và hình nền đơn giản kết thúc ở đây
Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tổng hợp một số code khung viền trang trí cho blog WordPress, hoặc nếu các bạn muốn tạo hình nền tương tự như bài viết các bạn đang xem đây thì hãy bấm sang Trang 2 của bài này để biết cách làm nhé
Các code này có thể sử dụng cho widget ở thanh bên [sidebar] hoặc chân trang [footer], các bạn dùng widget Text để chèn code nhé. Cách sử dụng widget Text các bạn có thể xem ở ĐÂY nhé
Chúc các bạn thành công

Trang 2 Về bảng nội dung

VUI LÒNG KHÔNG SAO CHÉP BÀI VIẾT NÀY! CẢM ƠN CÁC BẠN!

Nguồn bài viết

//wptutbyserahwang.wordpress.com/

Share this:

  • Tweet
  • Print
  • More
  • Email
  • Share on Tumblr
  • Pocket

Like this:

Like Loading...

Related

Pages: 1 2

Posted by Sera Hwang on 13/02/2014 in Hướng dẫn WordPress and tagged Code khung viền, Mẹo WordPress, Tạo hình nền riêng cho bài viết, Thủ thuật WordPress, Trang trí WordPress.

252 Comments

About Sera Hwang

~ Forever Young ~
View all posts by Sera Hwang »

Video liên quan

Chủ Đề