Cách trở thành trẻ con

Đây là những điều đơn giản mà mỗi bậc phụ huynh cần nhớ để dạy con.

Hiên nay, nhiều ông bố bà mẹ chỉ chăm chăm dạy con học sao cho tốt, học sao cho thành tài mà quên mất cần phải giáo dục cho con biết về các bài học cuộc sống. Trẻ học giỏi mà có cách đạo đức cũng như cách ứng xử xã hội không tốt thì cũng không phải là một đứa trẻ đáng tuyên dương. Chính việc bỏ quên bài học đạo đức khiến trẻ không nhận thức được rằng những thái độ và hành động này là bất lịch sự.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian của mình hơn để chỉ bảo cho trẻ.Dạy trẻ cách ứng xử tốt là một điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Nhưng trước tiên muốn trẻ học tốt được những điều đó, cha mẹ, người lớn nên là một tấm gương tốt cho con trẻ học theo.

1, Khi trẻ muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép “được không ạ”

2, Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì

3, Dạy trẻ không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Người lớn hãy giải thích cho trẻ biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu trẻ muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.

4, Nếu trẻ muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, mẹ hãy dạy trẻ nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút thôi”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”....

Cách trở thành trẻ con

Khi trẻ muốn cắt ngang cuộc chuyện của người lớn, con cần biết cách nói lịch sự như "mẹ ơi con có ý kiến" (Ảnh minh họa)

5, Dạy trẻ không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự, và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.

6, Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trẻ cần phải biết sử dụng ngôn ngữ tích cực, ngoan ngoan để đối thoại bởi người khác có thể đánh giá phẩm chất và đức hạnh của con qua từng câu nói.

7, Dạy trẻ không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Người lớn hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành nạn nhân để người khác đánh giá.

8, Nếu có ai hỏi thăm con về tình hình sức khỏe, học tập... thì phải lịch sự trả lời và không được quên hỏi lại họ những điều tương tự.

9, Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ cảm ơn bố mẹ của bạn vì đã có lòng tốt.

10, Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào.

11, Khi nhận điện thoại, mẹ nên dạy trẻ tự giới thiệu bản thân trước và biết đưa điện thoại cho người cần nghe.

12, Trước các món quà trẻ được nhận, hãy dạy con tỏ thái độ tích cực và luôn nói và viết lại lời cảm ơn.

13, Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.

14, Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.

15, Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.

16, Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách

Cách trở thành trẻ con

Hãy dạy trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ ăn uống đúng cách, đây là một trong những bài học về dạy trẻ cách ứng xử các mẹ cần biết (Ảnh minh họa)

17, Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.

18, Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng

19, Dạy trẻ biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.

20, Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.

21, Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó

22, Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”

23, Nếu trẻ cảm thấy buồn chán vì một việc gì đó, hướng dẫn trẻ phải biết kiên nhẫn và không nên đưa ra những lời nhận xét thiếu tế nhị.

24, Luôn có một chiếc khăn khi đang ăn, hướng dẫn trẻ không được dùng tay để lau mũi, lau mồm, hay bôi tay có dính bẩn vào quần áo, đồ đạc.

25, Khi đi ăn ngoài, không được tự tiện lấy bất cứ một thứ gì trên bàn trừ khi được phép

(Theo Khám phá)

Một số bố mẹ nghĩ rằng dạy dỗ con cái phải dựa trên tính bắt buộc (thậm chí là cưỡng ép) để kiểm soát hành vi của con. Họ tin rằng trẻ con không biết gì và cần được uốn nắn. Và phần lớn họ nuôi dưỡng một đứa trẻ trở thành con người như họ muốn, chứ không phải như bản chất đứa trẻ đó là. Họ muốn đứa trẻ đáp ứng nhu cầu “nở mày nở mặt” của họ chứ không quan tâm đến việc con muốn gì và cần gì. Điều này dẫn đến những tổn thương trong tâm lý, bất an và nỗi sợ trong con trẻ.

Gia đình là yếu tố cội rễ hình thành tính cách và niềm tin của con người. Một đứa trẻ tổn thương sẽ tiếp tục lan tỏa tổn thương trong xã hội sau này.

Chính vì vậy, bố mẹ nên tạo cho con khoảng không gian tự do bằng cách trở thành bạn của con để hiểu con hơn, ủng hộ bé trở thành phiên bản tốt nhất của bé.

KHOẢNG CÁCH TỪ BỐ MẸ ĐẾN BẠN CỦA CON

Phần lớn bố mẹ lo sợ khi trở thành bạn của con thì con sẽ không nghe lời. Nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể làm bạn với bé mà vẫn hoàn thành trách nhiệm của bố mẹ. Bố mẹ luôn là hình mẫu đầu đời của một đứa trẻ. Dù bố mẹ có bớt phần nghiêm khắc thì trẻ vẫn có sự tôn trọng lớn dành cho bố mẹ, đặc biệt là khi họ nói lời đúng đắn. Mối quan hệ bền vững, lành mạnh cần được xây dựng trên nền móng tôn trọng, chứ không phải là nỗi sợ.

Việc dạy con dựa trên nỗi sợ có thể mang lại hiệu quả nhất thời ngay lập tức. Nhưng về lâu dài đây không phải là cách bền vững để nuôi dưỡng các phẩm chất độc lập, tự tin hay tình yêu trong trẻ.

THẾ NÀO LÀ BẠN TỐT CỦA CON?

Tình bạn xuất phát từ cơ sở tôn trọng tự do cá nhân đồng thời ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau khi cần. Trở thành bạn của con là lắng nghe để thấu hiểu, tôn trọng khoảng không gian riêng và ủng hộ con trong các lựa chọn. Bố mẹ chỉ đưa cho con cách nhìn tổng thể về các tình huống, đưa ra lời khuyên rồi để con toàn quyền lựa chọn cuộc sống của mình.

Đương nhiên ranh giới giữa việc nên để con tự do khám phá thế giới và bảo vệ con trong vùng an toàn, đặc biệt là khi bé chưa có đủ năng lực lựa chọn rất mong manh. Bố mẹ cần luôn tỉnh táo để luân phiên thay đổi “vai trò” trong mối quan hệ với con.

“Những đứa trẻ có một thực tại riêng, chúng sống trong 1 thế giới riêng mà bạn không thể can thiệp được. Đôi khi chỉ là một bông hoa, một ánh cầu vồng, một giọt sương trên lá…những thứ nhỏ bé thế cũng có thể trở nên xinh đẹp đến mức diệu kỳ trong thế giới trẻ thơ.

Trẻ con có một trí thông minh, sự nhạy cảm, tính sáng tạo mà người lớn khó lòng bì kịp dù cho cố gắng cỡ nào. Với những khả năng đặc biệt ấy, bọn trẻ cảm thụ thiên nhiên và cuộc sống một cách ngây thơ, háo hức, đầy trân trọng và yêu thương. Sau đó thì với sự hỗ trợ của giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khi những đứa trẻ càng trưởng thành thì chúng càng mất dần đi những khả năng đặc biệt này cùng với sự háo hức với cuộc đời. Giảm là còn tốt, chuyện thường xảy ra là khả năng ấy bị mất hẳn luôn.” - Osho

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH BẠN TỐT CỦA CON?

Đặt ra khoảng thời gian cố định dành cho nhau

Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái, trước tiên bố mẹ cần dành thời gian chất lượng cho con. Trong khoảng thời gian này, không công việc, hoặc bất kỳ mối bận tâm nào bên ngoài được xen vào. Ví dụ: Thời gian ăn cơm cùng gia đình, buổi đọc sách trước khi đi ngủ, hoặc cùng nhau hoàn thành thử thách trong Hộp Tò Mò - đồ chơi sáng tạo STEM,...

Cách trở thành trẻ con

Ảnh: Bố và bé thực hiện thử thách Chế tạo Kính vạn Hoa trong Hộp Tò Mò chủ đề "Ánh sáng và Màu sắc"

Học cách lắng nghe con hoàn toàn

Lắng nghe là một phần cực kỳ quan trọng trong các mối quan hệ bạn bè thân thiết. Con cái thường hay chia sẻ cho bạn bè thay vì bố mẹ vì chúng sợ bố mẹ sẽ phán xét, hoặc tệ hơn nữa là buộc chúng phải làm như ý bố mẹ kỳ vọng. Vì vậy, bố mẹ cần học cách lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ, tâm tư của con mà không phán xét hay đưa ra lời khuyên.

Các bố mẹ lắng nghe con tốt sẽ có nhiều cơ hội hiểu con hơn, biết về thế giới mà con tiếp xúc nhiều hơn so với những bố mẹ bắt buộc hay cấm đoán. Những câu hỏi để gợi mở câu chuyện với con có thể là: “Con có muốn kể cho mẹ nghe về ngày hôm nay của con không?”, “Con đã làm gì trong tình huống đó?”,... Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong lắng nghe là đừng ép con đi vào chi tiết nếu con không cảm thấy thoải mái. Hãy để trẻ chia sẻ những gì bé muốn và sẵn sàng.

Để con lựa chọn

Trong cuốn sách “Becoming chất Michelle Obama”, cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã chia sẻ phương pháp dạy con của mẹ bà đã giúp bà trở thành một phụ nữ thông minh, độc lập và quyết đoán. Mẹ của Michelle không bao giờ buộc con cái bà phải làm gì với cuộc đời của chúng, thậm chí kể cả khi anh trai Michelle hỏi nên làm gì trong tình huống đó. Bà chỉ đơn giản tin tưởng chúng sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình.

Điểm mấu chốt là, trẻ cần được hướng dẫn thông tin đầy đủ về một tình huống, và những khả năng có thể xảy ra. Trẻ cần nhận thức được là con có thể làm mọi điều con muốn, nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của mình.

"Bạn không phải làm gì để biến những đứa trẻ của mình thành những con người tuyệt vời. Bạn chỉ cần phải nhắc chúng nhớ: Chúng là những người rất TUYỆT VỜI. Nếu bạn làm việc này thường xuyên kể từ ngày những đứa con của bạn ra đời, chúng sẽ dễ dàng TIN TƯỞNG vào sự thật đó"
- William Martin

Chấp nhận con như con là

Bố mẹ vẫn là bố mẹ khi họ muốn con trở thành người như họ mong đợi. Khi bố mẹ chấp nhận và yêu thương con như chính con là, họ trở thành bạn tốt nhất của con. Mỗi cá nhân mang trong mình những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn. Khi đứa trẻ được tự do lớn lên như chính nó, mà không chịu tác động bởi định kiến xã hội hay giáo dục, em sẽ phát huy được tiềm năng bên trong.

Hãy để trẻ tự do lựa chọn quần áo, đồ chơi ưa thích, môn thể thao hoặc nghệ thuật ưa thích,... Nếu con khác số đông, trẻ thuộc nhóm LGBT, trẻ khuyết tật, hoặc trẻ tự kỷ,... bố mẹ có thể tìm hiểu về các tấm gương hoặc cộng đồng đó để hướng dẫn con tốt hơn.

Cách trở thành trẻ con

Ảnh: Hãy để con là chính mình

“Tình yêu và sự tôn trọng là hai thứ sẽ giúp bọn trẻ trở nên hiểu biết hơn về thế giới, giúp chúng trở nên tỉnh thức hơn, thận trọng hơn bởi vì cuộc sống là quý giá thế, nó là món quà của sự tồn tại. Theo tôi, bạn chỉ có thể làm một thứ với con của bạn, đó là chia sẻ cuộc sống của chính bạn.” - Trích sách Cuộc cách mạng giải phóng trẻ em (Osho).