Cách trữ đông tôm cho be an dặm

Ngay sau khi sinh, mẹ đã làm quen với khái niệm trữ đông sữa. Nhưng phải đến đến giai đoạn ăn dặm, cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Không chỉ đắn đo suy nghĩ cho bé ăn gì mà còn phải loay hay chuẩn bị thực đơn cả tuần cho bé vì mẹ bắt đầu đi làm trở lại.

Hiểu đúng về trữ đông mới giúp mẹ biết cách đông lạnh thực phẩm

Cách tiện lợi nhất lúc này chính là chế biến sẵn đồ ăn, trữ đông lạnh, tới bữa chỉ cần hâm nóng một vài phút là ngay món ngon cho bé. Tiện là vậy, tốt là vậy nhưng nhiều mẹ vẫn có những quan niệm sai lầm về đồ trữ đông.

Cụ thể đó là: Ăn đồ đông lạnh là mất chất, không ngon, con ăn nhiều sẽ còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chứng minh điều ngược lại. Đồ đông lạnh vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng. Ở chế độ trữ đông vốn không xảy ra quá trình trao đổi chất, thực phẩm không bị biến đổi vì luôn trong trạng thái “ngủ”. Về cơ bản chất dinh dưỡng vẫn vẹn nguyên như lúc vừa nấu.

Như vậy, cho bé ăn đồ trữ đông không những không hại mà còn có ưu điểm giúp bé có thể ăn đa dạng các món ăn theo từng bữa chứ không nhất thiết từng ngày. Lưu ý, mẹ chỉ nên để đông lạnh các thực phẩm như thịt, cá, tôm, ghẹ, cua, lươn vì những món này chế biến lâu, mất thời gian.

Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh không phải ai cũng biết.Chiếc tủ lạnh quen thuộc trong hầu hết mọi gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.

CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO BÉ

KHÔNG MẤT DƯỠNG CHẤT

Bảo quản đồ ăn cho bé khéo như mẹ Nhật

Hết thời hạn 6 tháng nghỉ sinh theo luật nhà nước, nhiều chị em công sở quay trở lại làm việc với cùng một nỗi băn khoăn: Con mình giờ đây sẽ ăn uống thế nào? Em vốn là nhân viên một công ty nước ngoài và đương nhiên cũng không tránh khỏi vấn đề chung đó. 

Em đi làm lại đã được 3 tháng nay. Sáng nào cũng phải dậy sớm đi chợ nấu nấu nướng cho con rồi trưa lại vội vội vàng vàng phóng xe về nhà cho con ăn khiến em mệt bơ phờ. Tuy vất vả nhưng làm mẹ nào có thể để con ăn 'cơm hàng cháo chợ' được đây?!

Khi em quan sát chị Aiko, đồng nghiệp của em, một phụ nữ Nhật cũng có con nhỏ bằng tuổi bé nhà em, thì lại thấy chị ấy vô cùng ung dung nhàn nhã mỗi buổi trưa nơi công sở. Đem thắc mắc hỏi chị, em nhận được nụ cười tươi rói cùng lời mời cuối tuần ghé nhà chị chơi để xem “vũ khí bí mật”. Mừng như bắt được vàng, cuối tuần đấy, em hồ hởi qua nhà chị để “học mẹ Nhật cách nuôi con nhỏ”. Chuyến đi quả đã cho em những kinh nghiệm nuôi con vô cùng thú vị mà em muốn chia sẻ với các bà mẹ Việt mình.

Đến nhà chị Aiko đúng lúc chị chuẩn bị đồ ăn cho con, em vô cùng ngạc nhiên khi thấy chị lấy ra trong ngăn đá những viên nhỏ cứng nhiều màu sắc cam, trắng, vàng… vô cùng bắt mắt. Hỏi ra mới biết, đấy chính là đồ ăn của Tomo con trai chị, cùng chính là “vũ khí bí mật” mà chị muốn chỉ cho em. Chị chia sẻ: Hồi còn ở Nhật, chị cũng đã từng thấy rất nhiều bà mẹ vừa nuôi con lớn con khỏe lại vừa đảm bảo được tốt cho công việc và sự nghiệp của bản thân là nhờ phương pháp trữ đông thức ăn này. Mỗi tuần, chị chỉ đi siêu thị một lần vào cuối tuần, mua đủ rau, gạo, thịt, và tôm, cá... cho con trai. Những phần thịt và tôm thường được chị băm nhỏ rồi nấu lên như bình thường và viên lại thành từng phần vừa vặn với một bữa ăn của Tomo. Rau cũng được chị rửa sạch, để ráo nước. Như Tomo nhà chị thích ăn bí đỏ và khoai tây, hai loại thực phẩm này luôn được chị hấp chín, nghiền nhuyễn. Tất cả sau đó đều được cho vào từng khuôn nhỏ như khay đá ăn rồi cất vào ngăn đông tủ lạnh. Khi nào đến bữa, chị chỉ cần lấy ra, đun với một ít cháo là Tomo sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành. Thậm chí những khi bận rộn, chị cũng hay nấu cháo và chia sẵn vào khay cất đông cho con ăn dần. Mỗi bữa Tomo có thể ăn từ 3-4 viên cháo. Còn với trẻ sơ sinh mới ăn dặm, khẩu phần mỗi bữa chỉ cần 1 viên là đủ.

Khi nói chuyện với chị, em còn được biết thức ăn để đông như vậy có thể giữ được độ tươi ngon và các chất dinh dưỡng trong tận 1 -3 tháng. Trong khi đó, đồ ăn chế biến sẵn để ngăn mát chỉ có thể sử dụng trong vòng 48 giờ. Mỗi khi trữ đông một loại thức phẩm, chị luôn dán nhãn tên và ngày “sản xuất” lên trên nắp hộp để tránh nhầm lẫn.

Những khay thức ăn trữ lạnh được chị ghi tên và ngày "sản xuất" cụ thể [ảnh minh họa]

Phương pháp trữ đông để bảo quản đồ ăn chín này quả thật vô cùng hấp dẫn đúng không các mẹ. Nhờ được trữ đông thành từng viên nhỏ, ta hoàn toàn có thể biết rõ lượng ăn mỗi bữa của con, tránh phải đổ đi quá nhiều thức ăn thừa cũng như tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Em đã học theo chị Aiko và bớt hẳn được những căng thẳng vì vừa phải chăm con mọn vừa phải đi làm các mẹ ạ.

Nếu chị em vẫn còn băn khoăn vì liệu thức ăn dạng đá viên như vậy có bảo đảm được dinh dưỡng khi rã đông cho con ăn thì em xin chia sẻ những “bí quyết” đun nấu thức ăn viên rất hiệu quả mà chị Aiko đã “bật mí”:

Cách 1: Đun cách thủy

Đây là phương pháp “cổ điển” và vô cùng hiệu quả để giữ được những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm để rã đông thức ăn. Các mẹ có thể cho viên cháo hay thịt vào một cái bát nhỏ rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa nhỏ và khuấy đều là ta có thể cho con ăn ngay được rồi.

Cách 2: Sử dụng lò vi sóng

Trong xã hội mà “thời gian quí hơn vàng” như hiện nay thì có lẽ nhiều mẹ sẽ ngại luôn cả phần đun nấu. Dùng lò si sóng để hâm thức ăn là cách nhanh chóng và đơn giản nhất bởi chỉ cần trong vòng 30 giây đến 1 phút là thức ăn sẽ hoàn toàn rã đông. Tuy nhiên vì lò vi sóng thường làm nóng không đều nên các mẹ hãy nhớ khuấy thật kỹ cho nóng đều và kiễm tra nhiệt độ thật cẩn thận, chỉ cho bé ăn khi thực phẩm đã nguội bớt nhé.

Cách 3: Rã đông trong ngăn mát

Theo kinh nghiệm bản thân, em cũng hay chuyển thức ăn dạng đá viên từ ngăn lạnh sang ngăn mát và để qua một đêm. Sáng hôm sau trước khi chuẩn bị đi làm, thức ăn đã hoàn toàn rã đông và em chỉ cần đun một loáng là có ngay cháo ăn nóng hổi cho con yêu. Tuy vậy, các mẹ lưu ý đừng để thức ăn rã đông tự nhiên ngoài không khí nhé, nhiệt độ nóng ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bé yêu đấy.

Với phương pháp trữ đông thức ăn thành dạng viên này, chị em hoàn toàn có thể yên tâm làm việc và không lo phải 'chạy' đồ ăn từng bữa cho con.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách

Chiếc tủ lạnh quen thuộc trong hầu hết mọi gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Ngoài chức năng làm đá, ngăn đông đá dùng để bảo quản các món ăn dễ hao hụt sinh tố, ví dụ rau củ tươi. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý:

+ Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

+ Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.

- Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.

+ Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...

+ Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi tạm trú của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là "địa phương" phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

cách bảo quản tôm, thịt của bé trong vòng một tuần

Cách tốt nhất là bạn giữ thức ăn sống và chế biến dần cho bé. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thực phẩm. Khi bảo quản

đồ ăn trong tủ lạnh, bạn cần để thực phẩm vào các hộp kín. Bạn lưu ý nhiệt độ của tủ lạnh cần đảm bảo:

- Ngăn thực phẩm tươi: 0 - 4 độ C

Bạn lưu ý: Đối với các thức ăn chín của bé, bạn không được đặt chúng cạnh các hộp đựng thực phẩm tươi sống. Điều này khiến thức ăn chín dễ bị nhiễm khuẩn, gây bệnh cho bé khi ăn. Tốt nhất, bạn nên “phân vùng” cho tủ lạnh: Một tầng chuyên để thực phẩm chín, một tầng khác chuyên để thực phẩm tươi sống…

Muốn giữ tôm, thịt của bé trong khoảng thời gian một tuần, bạn cần cho chúng vào ngăn đá của tủ lạnh, gần tới giờ chế biến, bạn mang ra ngoài để rã đông.


Cách bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh

Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín thức ăn của trẻ và phân biệt riêng loại sống, chín để tránh nhiễm khuẩn.

Những thức ăn trẻ đã ăn dở thì nên bỏ đi vì thường đã nhiễm khuẩn. Cha mẹ có thể mua thức ăn tươi sống cho 2 đến 3 ngày, sơ chế và chia từng suất để trong tủ lạnh và nấu cho trẻ ăn mỗi bữa.


Nếu phải pha sữa sẵn cho trẻ và để trong tủ lạnh, nên dùng hết trong vòng 24 giờ và bỏ phần sữa đã uống dở. Bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha thừa.


Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng sau khi mở chỉ nên dùng trong vòng 48 tiếng và phải đậy kín nắp hộp. Yaourt, phômai dùng theo hạn sử dụng ghi trên nhãn.


Trứng gà, trứng vịt nên bảo quản ở ngăn để trứng hoặc trong hộp có nắp. Nên rửa hoặc lau sạch vỏ trứng trước khi bỏ vào tủ lạnh.


Mật ong phải dùng chai thuỷ tinh hay nhựa mờ để tránh bị hỏng bởi ánh sáng, không dùng lọ kim loại vì trong mật ong có các axít hữu cơ có thể tạo phản ứng hoá học. Phải đậy nắp kín vì mật ong dễ hút nước, tạo cơ hội cho nấm men phát triển.


Nếu cha mẹ không quá bận rộn thì việc chế biến thức ăn tươi mỗi bữa cho trẻ vẫn là tốt nhất.

Thực đơn cho trẻ bị táo bón -
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi
Thực đơn trong tuần cho trẻ 2 tuổi
Thực đơn cho bé ăn cơm
Thực đơn cho bé chậm mọc răng

Thức ăn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi - [ST]

Video liên quan

Chủ Đề