Cách viết, câu cảm thán tiếng việt

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Câu cảm thán - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

1. Đặc điểm hình thức

   - Có các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi [ôi], trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…

   - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than [!]

2. Chức năng:

   - Chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói [người viết]: vui, buồn, mừng, giận…

   - Thường xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

   - Trời ơi! Mệt mỏi quá! [Cảm xúc mệt mỏi]

   -Thương thay cho những người nô lệ! [Thương cảm]

   -Hôm nay, đội bóng mình thua. Đau đớn thật! [ Xót xa, đau đớn]

   - U23 đá quá đỉnh [Khen ngợi]

Bài 1: Hãy đặt câu với các từ cảm thán sau: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi [ôi], trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…

Hướng dẫn làm bài

Từ cảm thán Câu cảm thán
Ôi Ôi, hôm nay trời thật đẹp!
Than ôi Than ôi, mệt mỏi quá!
Hỡi ơi Hỡi ơi ông trời!
Chao ôi Chao ôi, bạn ấy xinh thật đấy!
Trời ơi Trời ơi, sao số tôi khổ thế!
Thay Thương thay cho những người nghèo khổ!
Biết bao Quê hương em biết bao tươi đẹp!
Xiết bao Nhớ mẹ xiết bao!
Biết chừng nào Biết chừng nào mình mới có tiền!

Bài 2: Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra đặc điểm hình thức

   a.

Ôi quê hương! Mối tình tha thiết

Cả một đời gắn chặt với quê hương

   b.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

[ Bếp lửa – Bằng Việt ]

   c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? [ Nhớ rừng – Thế Lữ ]

   d. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

   e. Con này gớm thật!

   g. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

   h. Ha ha! Một lưỡi gươm!

   i. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

   j. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ. Tội nghiệp thầy!

Hướng dẫn làm bài

Câu cảm thán Đặc điểm hình thức
Ôi quê hương!

- Có dấu [!] cuối câu

- Có từ cảm thán: Ôi

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

- Có dấu [!] cuối câu

- Có từ cảm thán: Ôi

Than ôi!

- Có dấu [!] cuối câu

- Có từ cảm thán: Than ôi

Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

- Có dấu [!] , [.] cuối câu

- Có từ cảm thán: ôi [Thái độ khinh thường Dế Choắt]

Con này gớm thật!

- Có dấu [!] cuối câu

- Có từ cảm thán: Thật

Khốn nạn!

- Có dấu [!] cuối câu

- Bộc lộ cảm xúc: Uất ức

Ha ha! Một lưỡi gươm!

- Có dấu [!] cuối câu

- Bộc lộ cảm xúc: sung sướng

Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!

- Có dấu [!] cuối câu

- Bộc lộ cảm xúc: Mắng chửi

Tội nghiệp thầy!

- Có dấu [!] cuối câu

- Bộc lộ cảm xúc: Lòng thương

Bài 3: Chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.

   a- Than ôi cũng một kiếp người

   Sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.

[Văn chiêu hồn, Nguyễn Du]

   b- Thương thay thân phận con rùa

   Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.

   c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!

   d- Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.

[Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều]

   e - Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! [ Tố Hữu ]

   f - Ôi , quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công !

   g- Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! [ Tố Hữu ]

   h - Mệt ơi là mệt !

Hướng dẫn làm bài

   a. Thương cảm cho những kiếp người khổ sở

   b. Thương cảm cho thân phận con rùa [ý nói về những con người khổ sở ngày xưa]

   c. Ca ngợi tình yêu quê hương của Tế Hanh

   d. Thái độ uất ức về các cuộc khởi nghĩa

   e. Ca ngợi Bác

   f. Ca ngợi quê mẹ

   g. Bộc lộ cảm xúc ngợi ca thời tiết buổi trưa

   h. Bộc lộ cảm xúc mệt mỏi

Bài 4: Viết 5 câu cảm thán cho 5 chủ đề sau:

   - Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay.

   - Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm.

   - Được điểm mười

   - Bị điểm kém

   - Nhìn thấy con vật lạ

Hướng dẫn làm bài

Yêu cầu Câu cảm thán
Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay Ôi, bộ phim này hay thật đấy!
Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm Khổ thân họ!
Được điểm mười Thật tuyệt vời! Hôm nay, em được điểm 10 môn Toán.
Bị điểm kém Buồn ghê gớm! Sao mình lại bị điểm kém thế này?
Nhìn thấy con vật lạ Trời ơi! Con gì đây?

Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu câu cảm thán là gì? chức năng của câu cảm thán, cách đặt câu cảm thán chính xác nhất,…

Câu cảm thán là gì?

Định nghĩa câu cảm thán là gì: câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên,..của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than.

Khi giao tiếp với mọi người hay đọc một bài văn, đoạn hội thoại nào đó, chúng ta rất hay bắt gặp được những câu bày tỏ cảm xúc của người nói, người viết. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận biết được khi đã hiểu câu cảm thán là gì còn đối với những người chưa từng hiểu thì đây thực sự là vấn đề khó khăn. Nhưng điều này không có gì đáng lo ngại khi câu cảm thán cũng có nhiều dấu hiệu nhận biết đặc biệt.

Ví dụ câu cảm thán

Các em học sinh theo dõi một số ví dụ đơn giản về loại câu này để phân biệt.

– Ôi ! Cảnh bình minh buổi sáng thật đẹp.

=> “Ôi” dùng trong câu biểu lộ cảm xúc trước hiện tượng mặt trời mọc.

– Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !

=> “Quá” người nói khen ngợi quyển truyện tranh hay.

– Học kì vừa qua Nam đạt danh hiệu học sinh giỏi, bạn ấy tuyệt lắm.

=> “tuyệt lắm” bộc lộ cảm xúc khen ngợi người khác.

– Trời ơi! Trăng ngày rằm thật hùng vĩ và tuyệt diệu.

=> “Trời ơi” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên.

– Mẹ của tôi người phụ nữ vĩ đại biết bao!

=> “Biết bao” thể hiện cảm xúc.

Viết một đoạn văn có dùng câu cảm thán

Chao ôi, buổi sáng đầu xuân khung cảnh thật tuyệt diệu. Ông mặt trời thức giấc từ rất sớm và ban phát ánh nắng khắp muôn nơi. Những chú chim bay lượn và đậu trên cành hót líu lo chuyền cành, hót rộn ràng tạo nên bản du dương trầm bổng tuyệt diệu. Tôi thức dậy từ sớm để tận hưởng bầu không khí mát mẻ, dễ chịu và chuẩn bị đến trường. Sau khi chuẩn bị bữa sáng tôi chuẩn bị sách vở, đi trên con đường quen thuộc mà lòng rạo rực. Ôi! Mùa xuân đến thật tuyệt diệu biết bao!

Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.

Thông thường, từ câu thán đứng đầu hoặc cuối câu.

Bài tập ôn luyện câu cảm thán

Bài 1:

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a] Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

[Nam Cao, Lão Hạc]

b]                                                       Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

   Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

                 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

         Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

         Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

[Thế Lữ , Nhớ rừng]

– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

– Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

– Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

Trả lời:

– Các câu cảm thán có trong các ví dụ trên là:

+ [a]: Hỡi ơi lão Hạc!

+ [b]: Than ôi!

– Dấu hiệu nhận biết chính là các từ ngữ cảm thán kèm theo: Hỡi ơi! Than ôi!

– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói [người viết]. Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng… [các văn bản hành chính – công vụ nói chung] và trong trình bày kết quả một bài toán [văn bản khoa học] là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán.

Bài 2:

Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?

a] Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

[Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay]

b] Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

[Thế Lữ, Nhớ rừng]

c] Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]

Trả lời:

– Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau [các câu có chứa những từ ngữ cảm thán] mới là câu cảm thán [chú ý các từ in đậm]:

+ [a]: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

+ [b]: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

+ [c]: Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Bài 3:

Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

a]   Ai làm cho bể kia đầy

     Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

[Ca dao]

b]   Xanh kia thăm thẳm từng trên

      Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

[Chinh phụ ngâm khúc]

c]  Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.

[Chế Lan Viên, Xuân]

d] Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]

Trả lời:

– Nghĩa biểu cảm thể hiện trong các câu trên là:

a] Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.

b] Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.

c] Đây là tâm trạng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống [khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than].

d] Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.

– Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau [câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến] không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán [vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này].

Bài 4: Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:

a] Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.

b] Khi nhìn thấy mặt trời mọc.

Trả lời:

a] Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao!

b] Chao ôi! Rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển!

Bài 5:

Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Trả lời:

  Đặc điểm hình thức Chức năng
Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn [ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, [có] … không, [đã] … chưa, …] hoặc có từ hay [nối các vế có quan hệ lựa chọn – Chính: Dùng để hỏi

– Phụ: dùng để câu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào, … hay ngữ  điệu cầu khiến Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Câu cảm thán Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi [ôi], trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,… Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói [người viết]

Qua bài viết ở trên, THPT Sóc Trăng đã giúp các em học sinh hiểu rõ hơn khái niệm câu cảm thán là gì, chức năng của câu cảm thán, cách đặt câu cảm thán chính xác nhất, bài tập ôn luyện câu cảm thán,… Các em học sinh có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bạn đang xem: Câu cảm thán là gì? Chức năng của câu cảm thán? Cách đặt câu cảm thán

Video liên quan

Chủ Đề