Cách viết method trong Research paper

Quảng cáo

ĐỂ VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP CỦA MỘT BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẰNG TIẾNG ANH

WRITING SCIENTIFIC RESEARCH ARTICLES METHODS SECTION IN ENGLISH

Nguyễn Phước Vĩnh Cố

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại họcĐà nẵng

TÓM TẮT

Sau phần giới thiệu, phần quan trọng đứng thứ hai trong một bài báo nghiên cứu khoa học thường được gọi là phương pháp mô tả các bước quy trình mà ta thực hiện trong công trình nghiên cứu và vật liệu được dùng cho mổi bước. Trong bài báo này, chúng ta sẽ xem xét một số loại thông tin phổ biến được dùng trong phần phương pháp và vai trò của phần phương pháp mô tả các bước quy trình. Bài báo cũng chú trọng đến một số đặc trưng ngữ pháp như sự lựa chọn thì, dạng động từ (chủ động hay bị động) chi phối việc mô tả các bước quy trình và mô tả vật liệu.

ABSTRACT

After the introduction, the second major section of the scientific research article, often called method is a description of the procedural steps used in the study and the materials used in each step. The article examines the genral kinds of information used in method and the part of the method section that describes the procedural steps. The article also focuses on some grammatical features such as verb tense and verb voice choice (active or passive) governing the procedural description and material description.

1. Phần giới thiệu

Trong bài báo trước, tác giả đã giới thiệu các đặc trưng từ vựng và ngữ pháp trong phần giới thiệu của một bài báo nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong bài báo này, tác giả sẽ tiếp tục phân tích các đặc trưng ngôn ngữ của phần tiếp theo: phương pháp nghiên cứu (methods section) dựa vào phần lớn sách hướng dẫn cách viết nghiên cứu khoa học của hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ Weissberg & Buker (1990). Mục đích của bài báo là cung cấp cho giáo viên chuyên ngành và sinh viên các kiến thức thiết yếu về các đặc trưng ngữ pháp như dạng bị động, thì và thể trong các diễn đạt thường được nêu trong phần phương pháp của một bài báo NCKH. Tác giả hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ góp một phần cóý nghĩa và hữu ích cho việc viết phần phương pháp của một bài báo nghiên cứu bằng tiếng Anh.

2. Cấu trúc của một bài báo NCKH

Một bài báo NCKH thường có các phần:

a) giới thiệu (Introduction)

b) phương pháp (Methods)

c) kết quả (Results)

d) thảo luận (Discussion).

Các phần trên tạo ra một cấu trúc của một bài báo NCKH, còn được gọi là cấu trúc IMRAD. Trong bài báo này, tác giả sẽ phân tích các đặc trưng ngôn ngữ của phần phương pháp

3. Phần phương pháp (PPP) nghiên cứu

Sau phần giới thiệu là phần phương pháp nghiên cứu phần chính đứng thứ hai của bài báo NCKH mô tả các bước mà ta tiến hành nghiên cứu và các vật liệu nghiên cứu mà ta thực hiện trong mổi bước. Theo Richard [4], phần phương pháp nghiên cứu là khía cạnh quan trọng nhất của một bài báo nghiên cứu vì nó cung cấp thông tin mà qua đó tính giá trị của công trình nghiên cứu sẽ được xét đoán.

Trong bài báo này, ta sẽ xem xét:

a) một số loại thông tin phổ biến thường được sử dụng trong phần phương pháp

nghiên cứu.

b) phần phương pháp nghiên cứu mô tả các bước quy trình nghiên cứu.

c) vật liệu nghiên cứu.

3.1 Một số loại thông tin quy ước trong phần phương pháp nghiên cứu

Weissberg & Buker [8] hoặc Swales & Feak [5] cho rằng phần chính trong phần phương pháp nghiên cứu là mô tả các bước quy trình nghiên cứu (procedural steps) được sử dụng trong công trình nghiên cứu và các vật liệu (materials) được sử dụng trong mổi bước. Tuy nhiên, các tác giả nay cũng thừa nhận các thành phần khác cũng thường được mô tả ở phần này. Sau đây là các thành phần thông tin thường xuất hiện trong phần phương pháp nghiên cứu:

tổng quan về thí nghiệm

quần thể nghiên cứu/mẫu

vị trí

các giới hạn/điều kiện hạn chế

kỹ thuật lấy mẫu

các quy trình nghiên cứu*

vật liệu nghiên cứu*

biến số

xử lý thống kê

* các thành phần phải có trong phần phương pháp nghiên cứu

Sau đây là một ví dụ về phương pháp nghiên cứu được trích ra từ lĩnh vực giáo dục liên quan đến hai ngôn ngữ. Xin lưu ý các thành phần thông tin xuất hiện trong phần phương pháp nghiên cứu.

AUDITORY COMPREHENSION OF ENGLISH BY MONOLINGUAL AND BILINGUAL PRESCHOOL CHILDREN

Method

1A bilingual group and a monolingual group, each comprised of 30 children, were compared. 2In each group there were six subjects at each of five different age levels. 3The subjects were selected from seven day care centers in Houston. 4These centers accept only children from below poverty threshold; thus, comparable socioeconomic status among the test subjects was insured.

5The bilingual subjects were selected from the 99 Mexican-American children in a previous study (Carrow, 1971) on the basis of performance at age mean or above in both languages on a test of auditory comprehension. 6This criterion was employed to assure basic understanding of both languages.

7The rest instrument employed in this study was a revised version of the Auditory Test for Language Comprehension (Carrow, 1968), which permits the assessment of oral language comprehension of English and Spanish without requiring language expression. 8It consists of a set of 114 plates, each of which contains three black and white line drawings representing 15 grammatical categories.

9Both groups were tested by the same examiner, a Mexican-American fluent in both languages. 10The children were brought individually to a test area where they engaged in spontaneous conversation. 11For the bilingual children, conversations were conducted in English and Spanish to determine the language in which each child appeared more fluent. 12Each bilingual subject was tested first in the language in which he demonstrated less fluency so that learning would not be a significant factor in subsequent performance when the test was administered again in the second language.

13The test required the child to indicate his response by pointing to the picture which corresponded to the examiners utterance.

14A score of one was given for each item passed. 15Test administration required 30 to 45 minutes in each language for each child.

16A 2 x 5 analysis of variance was used to test for age and language group differences.

Nguồn: dẫn theo Weissberg & Buker tr. 91 trong Writing Up Research

Trật tự thông tin:

Câu 1: tổng quan

Câu 2 + 3: lấy mẫu

Câu 4: các giới hạn

Câu 5 + 6: kỹ thuật lấy mẫu

Câu 7 + 8: vật liệu nghiên cứu

Câu 9 + 10 +11 + 12 +13 +14 + 15: các quy trình nghiên cứu

Câu 16: xử lý thống kê

3.2 Quy trình nghiên cứu

3.2.1 Thì quá khứ trong mô tả quy trình nghiên cứu

Theo Weissberg & Buker [đd], các quy trình mà ta dùng để thực hiện công trình nghiên cứu thường được mô tả ở thì quá khứ đơn (xin xem các ví dụ từ câu 9 đến câu 15 ở phần phương pháp nêu trên). Các câu xuất hiện ở phần phương pháp mà không dùng thì quá khứ thường không chỉ các quy trình trong công trình nghiên cứu được báo cáo. Xin xem các ví dụ sau:

Ex. 1. Surveys were sent to student health services at 180 colleges.

Ex. 2. The study was carried out on a marine laboratory research.

Ex. 3. The generators supplied about 14,000 amps when fully operational.

Lưu ý: Cũng theo hai tác giả trên, trong một vài lĩnh vực nghiên cứu, việc mô tả quy trình nghiên cứu đôi lúc cũng được dùng ở thì hiện tại đơn.

3.2.2 Dạng bị động hoặc chủ động trong mô tả quy trình

Trong mô tả quy trình trong công trình nghiên cứu, ta có thể dùng dạng chủ động hoặc bị động. Xin xem ví dụ:

We started construction of the reinforced concrete structure in July, 1976 (chủ động) > Construction of the reinforced concrete structure was started (by us) in July, 1976 (bị động).

Tuy nhiên, cần xem xét các điểm sau khi ta quyết định dùng dạng chủ động hoặc dạng bị động trong mô tả quy trình:

Theo truyền thống, dạng bị động được dùng để mô tả quy trình nhằm loại bỏ yếu tố cá nhân trong thông tin. Cấu trúc bị động cho phép ta loại bỏ tác nhân (thường là I hoặc we) để nhấn mạnh vào quy trình và nhấn mạnh quy trình đó được thực hiện như thế nào. Xin xem ví dụ:

Ex. 1: For reasons related to personal safety, the test facility was constructed (by us) in a remote area 4 miles from the main road.

Ex. 2: Tests were conducted (by me) with four different types of reactors.

Cho dù chọn dạng chủ động hoặc dạng bị động, ta cũng nên đặt thông tin cũ (thông tin mà ta đã biết) đầu câu và thông tin mới (thông tin mà ta chưa biết) cuối câu. Xin xem ví dụ:

Ex. 1: The four reactors we tested in the work reported here all contained a plantinum catalyst (dạng chủ động). Each reactor-catalyst configuration will be described separately (dạng bị động). The quartz reactors were manufactured by the Wm. A. Sales Company of Wheeling, Illinois (dạng bị động).

3.2.3 Dạng bị động ngắn trong mô tả quy trình

Trong tiếng Anh khoa học và kỹ thuật, người ta có khuynh hướng dùng các cấu trúc bị động ngắn, gọn. Theo Weissberg & Buker [đd], ba loại câu sau thường được dùng trong mô tả quy trình:

1) Viết ngắn câu ghép ở dạng bị động: Trường hợp có cùng chủ ngữ

Ex. 1: The data were collected and they were analyzed > The data were collected and (they were) analyzed.

2) Viết ngắn câu ghép ở dạng bị động: Trường hợp khác chủ ngữ

Ex. 1: The data were collected and correlations were calculated > The data were collected and correlations (were) calculated.

3) Chuyển mệnh đề quan hệ ở dạng bị động thành cụm phân từ

Ex.1 The data which were obtained were subjected to an analysis of variance > The data (which were) obtained were subjected to an analysis of variance.

3.2.4 Một số diễn đạt quy trình nghiên cứu (động từ : dạng bị động ở thì quá khứ)

Data management and analysis was performed using SPSS 8.0 (1999).

Published studies were identified using a search strategy developed in

The experiments were carried out over the course of the growing period from

Injection solutions were coded by a colleague to reduce experiments bias.

Drugs were administered by icv injection under brief CO2 narcosis.

The mean score for the two trials was subjected to multivariate analysis of variance to determine

The subjects were asked to pay close attention to the characters whenever

Prompts were used as an aid to question two so that

The pilot interviews were conducted informally by the trained interviewer

Blood samples were obtained with consent, from 256 caucasian male patients

Independent tests were carried out on the x and y scores for the four years from

This experiment was repeated under conditions in which the poor signal/noise ratio was improved

Significant levels were set at the 1% level using the student t-test.

A total of 256 samples were taken from 52 boreholes (Figure 11).

Nguồn: Writing Introductions-Academic Phrasebook (Describing Methods) [đd]

3.2.5 Một số diễn đạt quy trình nghiên cứu: động từ nguyên thể chỉ mục đích

In order to identify the T10 and T11 spinous process, the subjects were asked to

In order to understand how X regulates Y, a series of transfections was performed

To enable the subjects to see the computer screen clearly, the laptop was configured with

To see if the two methods gave the same measurements, the data was plotted and

To control for bias, measurements were carried out by another person.

To measure X, a question askingwas used.

To determine whether, KG-1 cells were incubated for

To establish whether.,

To increase the reliability of measures, each X was tested twice with a 4-min break between

To compare the scores three weeks after initial screening, a global ANOVA F-test was used.

The vials were capped with to prevent volatisation.

In an attempt to make each interviewee feel as comfortable as possible, the interviewer

Nguồn: Writing Introductions-Academic Phrasebook (Describing Methods) [đd]

4. Vật liệu nghiên cứu

Mặc dù phần chính đứng thứ hai của báo cáo nghiên cứu thường được gọi là phần phương pháp, nhưng đôi lúc nó có tên vật liệu và phương pháp. Điều này cho thấy rằng người nghiên cứu thường mô tả hai khía cạnh này cùng nhau khi họ viết công trình nghiên cứu của họ. Trong phần này, ta sẽ xem xét chi tiết việc mô tả vật liệu và biết được cách thức kết hợp nó với mô tả quy trình.

4.1 Một số thông tin quy ước trong phần vật liệu nghiên cứu

dụng cụ phòng thí nghiệm

dụng cụ dùng cho việc điền dã

con người hoặc động vật

các chất tự nhiên

vật liệu đúc sẵn

bản điều tra, bản câu hỏi và các thí nghiệm

mô hình vi tính

mô hình toán học

Sau đây là một đoạn trích từ một báo cáo kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật năng lượng mặt trời (solar technology), mô tả thiết kế về một máy sáy khô thức ăn dùng năng lượng mặt trời. Xin lưu ý các loại thông tin mà tác giả dùng trong mô tả vật liệu.

A SEE-SAW DRYER

1The see-saw dryer was developed for the drying of coffee and cocoa beans. 2It was intended for small-scale drying operations and could be easily operated. 3It was designed for use in tropical regions.

4The dryer was operated in two positions along a central axis of rotation running north-south. 5This see-saw operation permitted the drying material to face the sun more directly during both morning and afternoon.

6The dryer consisted of a rectangular wood frame divided lengthwise into parallel channels of equal width, and crosswise by means of retaining bars. 7The bottom of the dryer was made of bamboo matting painted black. 8The cover of the frame was made of a film of transparent Polyvinyn Chloride (P.V.C) which provided a screening effect against ultra violet light, thus reducing photo-degradation of the drying product. 9All of the internal parts of the dryer were coated with a flat black paint. 10The drying frame was tilted during operation so that it faced east during the morning and west during the afternoon.

Nguồn: dẫn theo Weissberg & Buker tr. 115 trong Writing Up Research

Trật tự thông tin:

Nếu vật liệu dùng trong nghiên cứu quen thuộc với nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực của bạn thì việc nhận diện chúng chỉ theo quy ước mà thôi. Tuy nhiên, nếu ta dùng vật liệu được thiết kế một cách đặc biệt trong thí nghiệm, thì thông thường nên mô tả chúng một cách chi tiết trong báo cáo theo trật tự thông tin sau:

MÔ TẢ VẬT LIỆU ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐẶC BIỆT: Ba Bước

A). Tổng quan: bước này gồm một hoặc hai câu nêu ý phổ quát về vật liệu và mục đích mà vật liệu nói tới.

B). Mô tả các bộ phận chính: phần này, mổi bộ phận chính hoặc đặc trưng của vật liệu được mô tả theo trình tự lô gich.

C). Mô tả chức năng: bước cuối cùng này cho thấy các đặc trưng được mô tả ở Bước B có cùng chức năng như thế nào.

Phân tích mô tả về thiết kế của một máy sấy khô thức ăn trên, ta có Ba Bước sau:

Bước A: từ câu 1 đến câu 5

Bước B: từ câu 6 đến câu 9

Bước C: câu 10

4.2 Việc kết hợp vật liệu và quy trình

Vật liệu được dùng trong một nghiên cứu đôi lúc được mô tả tách rời với quy trình. Việc sắp xếp này có thể được dùng khi một số dụng cụ thí nghiệm khác nhau được dùng để thực hiện một quy trình thông thường. Thí dụ sau đây minh họa việc sắp xếp nói trên từ lĩnh vực hóa học.

All the aromatic compounds used were commercially available materials without further purification. 2-propanol was distilled from sodium metal. The instrumentation used included an HFT-80 and NT-300 spectrometer, a Hewlett Parkard 5980-A mass spectrometer, a Waters Associates HPLC Instrument with a 10-ft column containing 15% Carbowax on Chromosorb W.

Nguồn: dẫn theo Weissberg & Buker tr. 120 trong Writing Up Research

___________________________________________________________________

Tuy nhiên, phổ biến hơn vẫn là hình thức kết hợp giữa vật liệu và phương pháp thường được mô tả trong một câu. Thí dụ sau đây minh họa việc sắp xếp nói trên từ một thí nghiệm hóa học tương tự (vật liệu được gạch chân trong từng câu và quy trình được tô đậm.)

1Aqueous sodium hydroxide (30g 185ml) was cooled inice in a 500-ml beaker, stirred magnetically while 5g of nickel-aluminum alloy was added in several small portions, and gradually warmed to 100o C as required to maintain the hydrogen evolution. 2The nickel was then allowed to settle and the liquid was decanted. 3After being washed with 5% fresh sodium hydroxide and distilled water until neutral, the nickel suspensior was filtered with a glass funnel and then finally washed with 100ml of 2-propanol. 4The catalyst was transferred with small amounts of dry 2-propanol to a glass-stoppered bottle.

4.2.1 Thì quá khứ trong việc mô tả mẫu và thì hiện tại trong việc mô tả quần thể nghiên cứu

Các câu mô tả đối tượng (subjects) hoặc vật liệu (materials) dùng trong công trình nghiên cứu đòi hỏi thì hoặc thì quá khứ hoặc hiện tại.

MÔ TẢ MẪU (Describing samples): Thì quá khứ

The boys [mẫu] were [thì qúa khứ] between the ages of 7 and 13 [mô tả].

The men interviewed [mẫu] were [thì quá khứ] primarily from St. Louis, Mo ([mô tả].

The subjects [mẫu] were [thì quá khứ] 18 Arabic-speaking students attending classes at the AmericanUniversity in Cairo [mô tả].

MÔ TẢ QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU: Thì hiện tại

All students who apply for admission to the AmericanUniversity of Cairo [quần thể nghiên cứu] take [thì hiện tại] the Michigan Test of English Language Froficiency [mô tả].

4.2.2 Thì hiện tại trong việc mô tả vật liệu truyền thống và thì quá khứ trong việc mô tả vật liệu có cải biến hoặc được thiết kế một cách đặc biệt.

MÔ TẢ VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG: Thì hiện tại

The Auditory Test for Language Comprehension (Carrow, 1968) [vật liệu truyền thống] permits [thì hiện tại] the assessment of oral language comprehension of English and Spain [mô tả].

MÔ TẢ VẬT LIỆU CÓ CẢI BIẾN HOẶC ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐẶC BIỆT: Thì quá khứ

For the testing program this collector [vật liệu cải biến] was [thì quá khứ] protected from weather by an outer window of 10 mm tedlar [mô tả].

4.2.3 Dạng bị động trong việc mô tả vật liệu

Dạng bị động thường được dùng khi tác nhân chỉ người (người thí nghiệm) đang thao tác vật liệu.

CÓ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI: Dạng bị động

The temperature inside the chamber was increased from 0o to 20oC. (Người nghiên cứu tăng nhiệt độ.

* Chỉ có ngoại động từ (transitive verbs) được dùng ở dạng bị động.

KHÔNG CÓ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI: Dạng bị động

Power was supplied by 14 generators with capacities ranging from 90 to 300 KW.

· Dạng bị động có thể được dùng để mô tả một hành động không có tác nhân chỉ người nhưng một cụm từ phải được thêm vào để chỉ tác nhân.

5. Kết luận

Là phần quan trọng đứng thứ hai sau phần giới thiệu của một bài báo nghiên cứu khoa học, bên cạnh cung cấp cho giáo viên chuyên ngành và sinh viên các thông tin thiết yếu như mô tả các bước mà ta tiến hành trong công trình nghiên cứu và các vât liệu nghiên cứu mà ta thực hiện trong mổi bước, bài báo còn phân tích các đặc trưng ngữ pháp như dạng chủ động, dạng bị động, thì, thể trong các diễn đạt thường dùng trong phần phương pháp. Hy vọng bài báo sẽ đóng góp một phần nhỏ nhưng có ý nghĩa cho những ai quan tâm đến việc viết một bài báo nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh.

Tài Liệu Tham Khảo

[1] Holmes, R (1997), Genre Analysis and the Social Sciences: An Investigation of the Structure of Research Article Discussion Sections in Three Disciples. English for Specific Purposes, 16(4), 321-337.

[2] Nguyễn Văn Tuấn (20..?), Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học (phần 3- Phương pháp). Truy cập từ ngày 1/6/2012 từ www.statistics.vn/index.php?viet-mot-bai-bao-k

[3] Peacock, M (2011), The Structure of the Methods Section in Research Articles Across Eight Disciples. Truy cập ngày 17/7/2012 từ asian.esp.journal.com/Vol17- 2-Peacock.pdf

[4] Richard. H, Kallet (2004), How to Write the Methods Section of a Research Paper. Truy cập từ 1/6/2012 từ cancer.dartmouth.edu/documents/pdf/

methods_section.pdf

[5] Swales, J.M & Feak, C.B. (2000), English in Todays Reasearch World: A Writing Guide. Ann Arbor. University of Michigan Press.

[6] Swales, John (2011), Genre Analysis: English in Academic and Research Settings. CambridgeUniversity Press.

[7] Vũ Cao Đàm (2006), Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[8] Weissberg, Robert & Buker, Suzanne (1990), Writing Up Research: Experimemtal Research Report Writing for Students of English. Prentice Hall Regents.

Nguồn Tham Khảo từ Internet

[9] Writing Introduction-Academic Phrasebook. Truy cập ngày 10/7/2011 từ www.phrasebank.manchester.ac.uk/introductions.htm

W

Quảng cáo