Cách xem gtx của máy

Đối với người dùng Win7, 8, 10

Cách 1: Sử dụng hộp lệnh Run

Mở Run.exe bằng cách dùng tổ hợp phím  Windows + R.

Ghi nhập từ khóa dxdiag và nhấn “OK”, cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ tự động hiện lên trên màn hình.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tab Display, mỗi tab chứa thông tin đầy đủ về 1 card màn hình, cả card onboard và card rời.

Cách 2: Kiểm tra card màn hình laptop thông qua Device Manager

Nhấn vào icon Windows và nhập từ khóa “Device Manager”

Hoặc, trực tiếp nhấn tổ hợp phím Windows + X đối với Win 10.

Nhấn vào icon của Display Adapter, những card màn hình hiển thỉ dưới dạng tập con của mục này.

Đây là cách làm khá hữu hiệu nếu bạn muốn kiểm tra chi tiết hơn về phần mềm hỗ trợ card màn hình và trực tiếp update nếu cần.

Kiểm tra card màn hình laptop trên hệ điều hành MacOS.

Click vào Apple menu, logo có hình quả táo nằm bên trái, trên cùng của màn hình.

Nhấn vào About this Mac

Truy cập System Report nằm ở dưới cùng của cửa sổ About this Mac

Bạn có thể tìm thấy danh mục con Graphics/ Displays ở cột bên trái cùng với tên gọi và toàn bộ thông số kĩ thuật nằm bên phải khung hình.

Hi vọng những thông tin mà Phong Vũ chia sẻ phía trên có ích đối với bạn đọc. Cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết lần sau.

Card màn hình là thiết bị có chức năng xử lý các công việc liên quan đến yếu tố đồ họa như video, hình ảnh, màu sắc, chi tiết của hình ảnh v.v... Sau khi mua máy tính có card màn hình về, chắc chắn rằng bạn cần phải biết cách xem card màn hình để còn kiểm tra dàn máy của mình mạnh tới đâu và có hoạt động hiệu quả hay không.

FPT Shop sẽ chỉ cho bạn biết thực hiện trong bài viết bên dưới, cùng theo dõi nhé.

Cách xem card màn hình bằng công cụ DirectX Diagnostic Tool

Bước 1: Truy cập vào hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập dxdiag. Sau đó bấm Enter để truy cập vào DirectX Diagnostic Tool.

Bước 2: Click vào tab Display trên thanh tùy chọn để xem card màn hình trong máy là card nào cùng với các thông số liên quan.

Bước 3: Bạn sẽ có thể kiểm tra được phiên bản driver của card màn hình ở mục Drivers bên phải cùng thông tin chi tiết ở mục Device bên trái.

DirectX Diagnostic Tool là công cụ mặc định luôn luôn có sẵn trong các phiên bản Windows từ cũ cho đến mới nhất, vậy nên bạn có thể dùng nó bất cứ lúc nào như một cách xem card màn hình đơn giản nhất.

Cách kiểm tra card màn hình bằng phần mềm chuyên dụng GPU-Z

Nếu công cụ DirectX Diagnostic Tool vẫn chưa đủ yêu cầu xem card màn hình của bạn thì phần mềm chuyên dụng GPU-Z sẽ thay nó thực hiện nhu cầu này. GPU-Z có thể kiểm tra card màn hình máy tính của bạn cực kì chi tiết với tất cả các thông tin liên quan từ dung lượng bộ nhớ bao nhiêu - tốc độ hoạt động nhanh hay chậm - số nhân số lõi v.v... cho đến ngày phát hành và có hỗ trợ DirectX đời cao hay không. Dựa vào các thông số này, người dùng có thể đánh giá khả năng xử lý đồ họa của một chiếc máy tính từ đó chọn card đồ họa phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể.

Cách sử dụng GPU-Z như sau:

  • Truy cập vào trang GPU-Z này để tải về phần mềm.
  • Tiến hành cài đặt phần mềm vừa mới tải.
  • Sau khi cài đặt xong và bắt đầu khởi chạy, bạn hãy đợi một lát để GPU-Z kiểm tra card màn hình toàn diện nhất.
  • Khi đã hiện đầy đủ các thông số, bạn chỉ việc kiểm tra theo nhu cầu.

Vậy là bạn đã biết cách xem card màn hình chi tiết rồi đó. Chúc bạn thực hiện thành công.

Trên một chiếc máy tính có 2 loại card màn hình đó là card màn hình rời [Loại card gắn rời của các hãng như AMD, NVIDIA] và card onboard [Loại card tích hợp trong CPU]. Để biết chiếc máy tính của bạn đang sử dụng card on hay card rời chúng ta có khá nhiều cách. Các bạn có thể tháo nắp thùng CPU chiếc PC của bạn để quan sát hoặc đối vs laptop các bạn có thể quan sát các tem quảng cáo trên thân máy. Ở bài viết này ThuThuatPhanMem.vn sẽ hướng dẫn các bạn những cách kiểm tra card màn hình rời, onboard khác ngoài cách xem trực tiếp ở thân máy như trên.

1. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng lệnh “dxdiag” trên windows.

Bước 1: Các bạn mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập lệnh “dxdiag” rồi nhấn OK.

Bước 2: Một hộp thoại hiện lên các bạn chuyển sang thẻ Display ở ô Device các bạn sẽ thấy thông tin của card màn hình.

Ở hình dưới màn hình hiển thị là Intel[R] HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Nếu hiển thị là ATI, AMD hay NVDIA như hình dưới thì là card màn hình rời:

2. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng phần mềm GPU-Z

Đây là 1 phần mềm chuyên dụng để xem chi tiết các thông số của card màn hình với rất nhiều thông số khác nhau bao gồm cả việc theo dõi tình trạng hoạt động của card màn hình.

Bước 1: Đầu tiên các bạn tải phần mềm GPU-Z tại đây.

//www.guru3d.com/files-get/gpu-z-download-techpowerup,12.html

Bước 2: Các bạn cài đặt phần mềm sau đó chạy phần mềm sẽ có giao diện như sau:

Ở đây tên card màn hình hiển thị là Intel[R] HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Nếu hiển thị là ATI, AMD hay NVDIA như hình dưới thì là card màn hình rời:

Trên đây là bài hướng dẫn cách kiểm tra Card màn hình máy tính là card rời hay card onboard, hy vọng các bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Bạn đang tự hỏi bạn có card đồ họa nào trên máy tính của mình? Bạn muốn tìm hiểu thông số kỹ thuật của cạc đồ họa như thương hiệu, kiểu máy, tốc độ xung nhịp, kích thước RAM của bộ nhớ video?

Hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn một số phương pháp kiểm tra loại card đồ họa GPU đang dùng trên laptop hoặc PC chạy Windows. Hơn nữa là thông số kỹ thuật chi tiết của nó, có thể là card video Intel tích hợp, hoặc card video rời của NVIDIA hoặc AMD.

Cách kiểm tra cạc đồ họa trên Windows 10 thông qua cài đặt hiển thị

Đây là cách dễ và nhanh nhất để xem máy tính đang sử dụng card đồ họa nào. Cách thực hiện như sau:

1. Trên PC chạy Windows 10 của bạn, hãy chuyển đến menu Start.

2. Nhấp vào biểu tượng bánh răng để mở Settings.

3. Điều hướng đến System > Display.

4. Trong cửa sổ cài đặt hiển thị, cuộn xuống cho đến khi bạn thấy liên kết “ Advanced display settings ”. Nhấn vào nó.

5. Trên màn hình tiếp theo, bên dưới Display information là thông tin card đồ họa GPU.

Ví dụ: trong trường hợp của tôi như được hiển thị trong ảnh chụp màn hình bên dưới, tôi có một card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2070 Super.

Phương pháp này chỉ hiển thị thương hiệu và một số thông tin cơ bản về card đồ họa bạn đang sử dụng. Để tìm hiểu thêm về thông số kỹ thuật của GPU và các chi tiết khác, hãy sử dụng các phương pháp khác bên dưới.

Một phương pháp đơn giản khác giúp bạn truy xuất thông tin card đồ họa trên máy tính Windows 10, đó là ứng dụng System Information.

Cách thực hiện như sau:

1. Trên máy tính Windows 10 của bạn, đi tới menu Start, tìm kiếm và mở System Information như hình bên dưới.

2. Trong thanh bên bên trái, hãy mở rộng Components, sau đó chọn Display.

3. Thông tin card đồ họa của bạn sẽ được hiển thị trong khung bên phải.

Tuy nhiên, cửa sổ này chỉ tiết lộ nhà sản xuất, kiểu máy, phiên bản trình điều khiển và một số chi tiết nhỏ của card đồ họa. Để biết thêm về cạc đồ họa của bạn, hãy sử dụng các phương pháp khác bên dưới.

Cách kiểm tra cạc đồ họa trên Windows 10 thông qua DirectX Diagnostic

Để tìm hiểu thêm về cạc đồ họa của bạn, chẳng hạn như loại chip, bộ nhớ VRAM [dung lượng X GB mà bạn thường thấy trên cạc đồ họa] và những thứ khác, bạn có thể xem chúng trong DirectX Diagnostic trên Windows 10.

Các bước thực hiện như sau:

1. Chuyển đến menu Start, tìm kiếm và mở DXDIAG.

2. Trong cửa sổ DirectX Diagnostic Tool, chuyển đến tab Display. Nếu bạn có nhiều màn hình, hãy chọn màn hình chính được kết nối với card đồ họa của bạn. Thường là ” Display 1 “.

3. Từ đó, bạn có thể thấy nhà sản xuất cạc đồ họa, kiểu máy, loại chip, bộ nhớ hiển thị [VRAM], v.v.

Nếu bạn có một card đồ họa NVIDIA và muốn kiểm tra thông số kỹ thuật của nó, chẳng hạn như bộ nhớ hiển thị VRAM [thường đọc bằng GB], tốc độ đồng hồ, Bus, thông tin trình điều khiển, v.v., Bạn có thể kiểm tra chúng trực tiếp trên bảng điều khiển NVIDIA.

Các bước thực hiện như sau:

1. Chuyển đến menu Start. Tìm kiếm và mở NVIDIA control panel.

2. Trong cửa sổ bảng điều khiển, nhấp vào System Information nằm ở dưới cùng bên trái của cửa sổ.

3. Trong tab Display, hãy nhấp vào card đồ họa của bạn từ cột Items. Thông tin và chi tiết của nó sẽ được hiển thị trong cột Details.

Phương pháp này hiển thị đầy đủ nhất các thông số kỹ thuật của card đồ họa GPU.

Mẹo: Nếu bạn đang tìm kiếm bộ nhớ VRAM của cạc đồ họa của mình, bộ nhớ đó được liệt kê là ” Dedicated video memory “.

Ví dụ: NVIDIA GeForce RTX 2070 Super của tôi có VRAM là 8GB, do đó nó hiển thị “8192 MB GDDR6”.

Phần kết luận

Như vậy là các bạn đã biết những cách khác nhau để xem thông tin card đồ họa GPU trong máy tính Windows 10. Nếu có băn khoăn hoặc cần sự trợ giúp, hãy sử dụng phần bình luận ở bên dưới.

Video liên quan

Chủ Đề