Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ

Cách nuôi thỏ thịt không mùi hôi đạt năng suất cao

Hiện nay nhu cầu sử dụng thịt thỏ của mọi người cũng đang ngày càng tăng. Đó là lý do rất nhiều nhà nông chuyển sang chăn nuôi thỏ thịt. Tuy nhiên, cách chăn nuôi thỏ đúng cách không phải ai cũng có thể nắm rõ. Để năng suất thịt thỏ cao, bạn cần chú ý như thế nào trong việc chọn giống, chọn thức ăn và chăm sóc cho thỏ? Hãy cùng với vinong.net tìm hiểu những kiến thức bổ ích này nhé!

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Cách nuôi thỏ thịt không mùi hôi đạt được năng suất cao

Nội dung chính

  • Lựa chọn vị trí chuồng trại nuôi thỏ thịt
  • Cách chọn giống thỏ
  • Cách lựa chọn thức ăn khi nuôi thỏ thịt
  • Cách chăm sóc thỏ trong từng giai đoạn
    • Thỏ con theo mẹ
    • Thỏ sau giai đoạn cai sữa (từ 30 đến 70 ngày tuổi)
    • Giai đoạn thỏ nhỡ (từ 70 đến 100 ngày tuổi)
    • Giai đoạn nuôi vỗ béo thỏ (từ 100 đến 120 ngày tuổi)
  • Cách vệ sinh chuồng thỏ đúng cách

Lựa chọn vị trí chuồng trại nuôi thỏ thịt

Việc đầu tiên mọi người cần quan tâm khi nuôi thỏ đó chính là lựa chọn vị trí chuồng nuôi. Vị trí để làm chuồn cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc đàn thỏ
  • Không để chuồng nuôi gần với khu dân cư
  • Không để chuồn gần với nguồn nước vì rất dễ bị ô nhiễm nguồn nước
  • Để chuồng tại vị trí cao ráo, thoáng mát, tránh bị ngập nước, nên có nhiều cây cao che bóng mát ở xung quanh.

Khi sống tại môi trường tự nhiên, thỏ sẽ đào hang để sống nhưng nếu nuôi thỏ để lấy thịt như hiện nay thì chúng ta cần làm chuồng. Trong chuồng thỏ cần có những lồng nuôi dạng hình chữ nhật. Xếp chúng lên thành 2 hoặc 3 tầng nhằm tiết kiệm diện tích.

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Để chuồng thỏ tại vị trí cao ráo, thoáng mát, tránh bị ngập nước

Chuồng để nuôi thỏ thịt sẽ cần rộng rãi chứ không nhất thiết phải cao. Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào số lượng thỏ là bao nhiêu. Thường một ô chuồng nhốt 10 con sẽ có chiều dài 150cm, chiều ngang 70cm và chiều cao chỉ cần 50cm là đủ. Những vật dụng cần có để trong chuồng nuôi đó là: máng để thức ăn, máng cỏ, máng nước.

Chọn giống thỏ chuẩn sẽ là yếu tố quyết định xem việc chăn nuôi có hiệu quả và đạt năng suất cao hay không. Vì vậy khi đi lựa chọn giống thỏ mọi người cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Nên lựa những con có tầm vóc khá và trọng lượng ở giai đoạn trưởng thành khoảng 4,5 – 5kg/con.
  • Lựa chọn địa chỉ mua giống thỏ uy tín.
  • Sức khỏe của thỏ tốt hay yếu? Có từng được tiêm chủng gì chưa? Cũng là những điều người mua cần hỏi và kiểm tra kỹ.
  • Ngoại hình khỏe, nhanh nhẹn, hiếu động .
  • Tai vểnh cao, dày và cứng, vành tai không bị ghẻ lở.
  • Mắt thỏ trong và sáng, niêm mạc mắt không bị sưng.
  • Lông mượt và sáng.
  • Lưng thẳng, da không bị ghẻ hoặc mang những dấu hiệu của bệnh ghẻ.
  • Bụng mềm, phần lông tại khu vực bụng xốp.
  • Phần đuôi sạch sẽ, khô ráo
  • Chân đi lại bình thường, không khập khiễng
Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Chọn những con thỏ khỏe mạnh, nhanh nhẹ để làm con giống

Cách lựa chọn thức ăn khi nuôi thỏ thịt

Khi lựa chọn đồ ăn cho thỏ bạn nên chọn những loại như sau:

  • Thức ăn xanh: Đó sẽ là những loại cỏ mọc trong tự nhiên như cỏ tranh, cỏ lông,… Hoặc những loại lá như rau muống, lá vông, lá mít, lá tre,… Với những loại thức ăn này người nuôi thỏ nên sử dụng máy băm nhỏ để thỏ dễ ăn và tránh lãng phí.
  • Thức ăn củ quả: Bí đỏ, chuối chín, lê, táo, cà rốt,…
  • Ngũ cốc: Lúa gạo, cơm nguội, đậu xanh,…
  • Thức ăn dạng viên: Mọi người có thể nghiền nhỏ ngũ cốc và cho vào máy để nén thành viên cám. Vừa sạch sẽ, dinh dưỡng mà lại an toàn để thỏ phát triển một cách khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, nhu cầu uống nước khi nuôi thỏ thịt cũng cần được chú ý. Một con thỏ sẽ cần được cung cấp 0,2 đến 0,5 lít nước một ngày. Đặc biệt vào mùa hè, thỏ thường sẽ ăn nhiều những loại thức ăn khô, nên cần được bổ sung nhiều nước hơn gấp 2 – 3 lần.

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Thức ăn xanh và đường bột cần phải có trong chế độ ăn của thỏ

Cách chăm sóc thỏ trong từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn phát triển của thỏ sẽ cần có chế độ chăm sóc khác nhau, vì vậy mọi người hãy theo dõi kỹ từng bước dưới đây để biết cách chăm sóc thỏ đúng cách:

Thỏ con theo mẹ

Thỏ sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi nặng khoảng 3kg có thể đem đi phối giống. Tuy nhiên, nếu muốn có năng suất cao, mọi người nên để đến khi thỏ được 7 – 8 tháng. Bởi lúc này những cơ quan sinh sản của thỏ đã hoàn thiện. Thỏ mẹ sẽ có chu kỳ mang thai là 30 ngày. Lúc này chế độ dinh dưỡng cho thỏ cần hết sức lưu ý để giúp thỏ con khi sinh ra được khỏe mạnh.

Khi mới sinh, thỏ con sẽ rất yếu và đặc biệt nếu không có thỏ mẹ thì những chú thỏ con này sẽ chết. Thỏ con cần được làm ấm ở trong ổ lót. Sau khoảng thời gian 14 đến 15 giờ chúng mới có thể bú sữa mẹ. Nên cho chúng uống sữa mẹ mỗi ngày 1 lần. Trong 18 ngày đầu, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất để thỏ con duy trì sự sống. Nếu không may thỏ con bị chết, mọi người cần đem đi tiêu hủy để không làm ảnh hưởng đến những con khác trong đàn.

Từ 18 đến 20 ngày tiếp theo có thể cho thỏ con ăn cỏ non, cũng là để cho thỏ con thích nghi với việc tập ăn. Từ 25 đến 30 ngày là thời điểm cơ thể chúng có thể hấp thụ 50% dinh dưỡng đến từ nguồn thức ăn bên ngoài. Mọi người nên cho thỏ cai sữa khi đã được 30 ngày tuổi và để chúng vào chuồng nuôi riêng.

Thỏ sau giai đoạn cai sữa (từ 30 đến 70 ngày tuổi)

Đến giai đoạn này, thỏ đã có thể quen với những loại đồ ăn khô, xanh và thức ăn tinh. Người nuôi thỏ cần hết sức để ý, tránh để nguồn thức ăn bị ôi thiu. Nên chọn những đồ ăn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vitamin A, B, C,…

Tuy nhiên, lưu ý rằng trong thời điểm này không được để thỏ ăn quá nhiều những loại thức ăn tinh. Bởi chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa của chúng bị rối loạn. Lượng thức ăn dạng viên phù hợp với một con thỏ ở giai đoạn này là 10 – 15g/ngày.

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Thỏ sau giai đoạn cai sữa cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Giai đoạn thỏ nhỡ (từ 70 đến 100 ngày tuổi)

Đến giai đoạn này, người nuôi cần tách riêng những con đực và cái ra nuôi riêng. Chọn những con đẹp ra để nhân giống. Khẩu phần ăn có thể áp dụng giống với những con thỏ có trọng lượng 2 – 2,5kg. Việc này giúp thỏ nhỡ có thể phát triển một cách nhanh chóng cả về kích thước lẫn cân nặng.

Giai đoạn nuôi vỗ béo thỏ (từ 100 đến 120 ngày tuổi)

Giai đoạn này có thể rút ngắn thời gian tuy nhiên vẫn phải có những chế độ hợp lý để thỏ tăng trưởng nhanh. Nên bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều lượng đường bột như lúa, khoai, thức ăn dạng viên. Chú ý cần cắt giảm lượng đạm có trong thức ăn của thỏ.

Trước khi xuất bán khoảng 1 tuần hãy giảm lượng cỏ tươi, thức ăn xanh xuống và tăng những loại thức ăn khô, bột đường. Điều này sẽ làm thịt thỏ được săn chắc, thơm ngon và ngọt thịt hơn.

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Cách nuôi thỏ thịt không mùi hôi là sử dụng chế phẩm emzeo định kỳ thường xuyên

Cách vệ sinh chuồng thỏ đúng cách

Hàng ngày bạn cần phải dọn dẹp máng thức ăn sạch sẽ. Bỏ đi hết những thức ăn thừa từ hôm trước, sau đó làm sạch máng và cho thức ăn mới vào. Máng uống nước cũng cần làm sạch và thay nước mới. Thỉnh thoảng nên phơi dụng cụ cho thỏ ăn ra nắng để khử trùng. Khoảng 1 tuần nên làm sạch chuồng nuôi một lần. Và khoảng 15 ngày nên dọn tổng vệ sinh cho toàn bộ chuồng trại một lần.

NƠI BÁN KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG THỎ EMZEO: https://chephamvisinh.vn/emzeo-chan-nuoi/

Có thể dùng xà phòng để xịt rửa nền cho sạch sẽ. Sau đó bạn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh học EMZEO để khử đi mùi hôi của chuồng nuôi thỏ. Đây là một sản phẩm vô cùng thân thiện môi trường, an toàn với vật nuôi và khả năng khử mùi hôi cũng cực kỳ tốt. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này. Nếu có nhu cầu muốn mua EMZEO bạn có thể tham khảo tại trang web Chephamvisinh.vn để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm và giá mua.

Cách xử lý hết mùi hôi của thịt thỏ
Chế phẩm vi sinh học EMZEO dùng để khử mùi hôi chuồng nuôi thỏ

Trên đây là những thông tin về cách nuôi thỏ thịt để có được năng suất cao. Mong rằng với những thông tin này, đàn thỏ sắp tới của bạn sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, tạo ra năng suất cao.

Tìm hiểu thêm: Khám phá cách nuôi lươn trong bể xi măng hiệu quả