Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị nôn trớ, ọc sữa, Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan, xem thường khi thấy trẻ có những hiện tượng này vì có thể đây là những dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Ăn thực phẩm sau không còn lo táo bón tiêu hóa dễ dàng

  • Tỏi đen có tốt cho dạ dày không

  • cách phòng tránh đau dạ dày qua chế độ ăn hợp lý

Thế nào là hiện tượng nôn, trớ ở trẻ nhỏ

  • Nôn: Là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược ra ngoài qua miệng. Do sự co bóp của dạ dày và sự co thắt thành bụng.

  • Trớ là do sự co bóp của dạ dày đẩy ngược các chất qua hầu họng lên miệng rồi ra ngoài với số lượng ít.

Trẻ bị nôn trớ là tình trạng thường xảy ra và phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt nhất là giai đoạn các bé có độ tuổi từ 1 2 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa được đồng bộ. Khi bú bé dễ nuốt cả hơi vào trong dạ dày. Lượng hơi này không chỉ làm bé mau no mà còn khiến trẻ hay bị nôn trớ và ọc sữa ra ngoài.

Làm gì khi trẻ bị nôn trớ???

Tình trạng trẻ em bị nôn trớ có thể là lành tính và tự khỏi nhưng đôi khi trẻ bị nôn trớ nhiều, liên tục là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm,

Những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ nhiều ở trẻ

Ép trẻ ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ chủ yếu phải kể đến:

  • Trẻ ăn no dễ bị nôn trớ khi thay đổi tư thế bất ngờ, khi trẻ khóc Có thể do đường ruột bé chưa trưởng thành hoặc bé quá no nên dẫn đến nôn trớ. Tuy nhiên, nếu trẻ đã được 12 14 tháng tuổi mà vẫn bị nôn trớ nhiều lần thì cha mẹ nến để ý và đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể là một dị dạng nào đó của đường tiêu hóa.

Ngoài ra hiện tượng nôn trớ cũng có thể do trớ sinh lý. Hiện tượng này xảy ra nhiều khi trẻ 3 tuần tuổi. Nó sẽ giảm dần khi bé được 12 tháng tuổi. Lượng sữa trớ ra ít, thường là sữa mới uống. Bé vẫn bú khoẻ và lên cân đều. Không kèm theo các hiện tượng như buồn nôn, uốn cong người, quấy khóc, ho từng cơn, khò khè,...

  • Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống dạ dày - thực quản ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Điều đó sẽ dễ tạo thuận lợi cho sữa trào ngược lên trên. Hiện tượng này xảy ra phổ biến khi trẻ nằm thấp, vặn mình, khóc. Hoặc do trẻ bú sai cách, bú quá no, các cữ bú quá gần nhau. Hoặc do mẹ đổi sữa, pha sữa không đúng công thức,...

Đối với trẻ nhỏ

  • Trẻ đang rất khỏe mạnh bỗng có dấu hiệu bị trớ kèm theo sốt cao, tiêu chảy thì có thể trẻ đang mắc các bệnh về viêm tai mũi họng, bệnh đường ruột, viêm não và màng não.

  • Nếu trẻ bị trớ do thay đổi chế độ ăn thì các mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của trẻ. Việc bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột hay mất cân đối cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ ở sau khi ăn.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ là gì?

Ngay khi trẻ nôn trớ, mẹ phải lập tức nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay sau đó thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ ra ngoài.

Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.

Nếu trẻ bị nôn trớ khi ngủ nên đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

Khi bé ngừng nôn, hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước đường sau mỗi 30 phút để ổn định dạ dày cho trẻ.

Trẻ trên 2 tuổi, các mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống từng chút một. Gừng có tác dụng rất tốt cho dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn ở trẻ nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm : CÁC BIỆN PHÁP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

Pha nước gừng ấm cho trẻ uống sau khi nôn

Nôn trớ là biểu hiện của một số bệnh lý - cha mẹ nên chú ý

Hiện tượng nôn trớ đi kèm với một số triệu chứng như quấy khóc, ho từng cơn, khò khè thì có thể do:

  • Trẻ không dung nạp hoặc dị ứng với đạm sữa bò: là do hàm lượng chất đạm có trong sữa vẫn cao chưa được xử lý hết. Nếu kèm theo các triệu chứng như dị ứng, nôn, đi phân lỏng, thì nên cho trẻ đi khám. Bạn có thể chuyển sang cho bé dùng loại sữa chứa đạm đậu nành hoặc sữa công thức thuỷ phân đạm hoàn toàn.

  • Bệnh trào ngược dạ dày: Biểu hiện của bệnh trớ xảy ra thời gian lâu sau khi ăn, trớ và ợ lặp lại nhiều lần, uốn cong người trong khi bú.

  • Hẹp phì đại môn vị là biểu hiện của bệnh dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá. Gây ra hiện tượng tắc chỗ nối giữa dạ dày và ruột non. Trẻ có hiện tượng nôn, nôn liên tục trong vài ngày, nôn thành tia, và có vón cục do sữa tích tụ lâu ngày trong dạ dày. Nôn lâu ngày làm cho trẻ bị sụt cân, đi phân ít, bụng xẹp lại. Bệnh này cần phải được cho trẻ đi phẫu thuật.

  • Nôn do các bệnh thường gặp như tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi,...

  • Bệnh viêm dạ dày : trẻ bị nhiễm virus đột ngột gây ra hiện tượng nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn này kéo dài trong 3 ngày. Trong một hoặc hai ngày đầu trẻ có hiện tượng bị tiêu chảy.

  • Ngộ độc thức ăn: Trẻ bị nôn sau khoảng 1-2h sau khi ăn. Có thể trẻ đã ăn phải thực phẩm hỏng, không đảm bảo.

  • Tắc ruột: Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Trẻ có những biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn vọt thành vòi, vật vã mồ hôi,...

  • Nhiễm trùng tiết niệu: Nếu các mẹ thấy con có hiện tượng như nôn, sốt cao đi tiểu rát và tiểu có mùi khó chịu thì nghĩ đến ngay bệnh này nhé.

  • Ho, cảm nặng: Trẻ bị ho nặng có nhiều đờm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ.

  • Lồng ruột: Với những trẻ dưới 4 tuổi thì non cũng là biểu hiện của bệnh lồng ruột. Trẻ thường co chân về phía bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể có máu trong phân. Với bệnh này trẻ cần được điều trị ngay.

  • Trẻ bị táo bón kéo dài

Trẻ bị táo bón cũng là nguyên nhân khiến con bị nôn trớ. Để điều trị táo bón cho con các mẹ nên cho bé uống nhiều nước,mát xa bụng. Hoặc cho con ăn nhiều chất xơ, sữa chua hay uống men tiêu hóa. Và nên cho con vận động thường xuyên để việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Con bị nôn trớ

  • Hiện tượng con bị dị ứng với thuốc chữa bệnh.

Một số bé khi đang uống thuốc cũng bị nôn trớ. Nguyên nhân là do thuốc quá đắng hoặc quá đặc làm con có cảm giác ghê cổ dẫn đến việc nôn trớ.

Những trường hợp trẻ bị trớ cần đưa đến bệnh viện gấp

  • Trẻ sơ sinh đến trẻ 3 tháng tuổi bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

  • Trẻ bị trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, có dấu hiệu bị mất nước, miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu.

  • Trẻ sốt cao, đau đầu, phát ban, có dấu hiệu đau dạ dày, cứng cổ.

  • Có máu hoặc mật trong chỗ nôn ói, hay khi đại tiện ra máu, trẻ bị co giật, khó thở.

  • Cơ thể xanh xao, ốm yếu, ngủ mơ, khó dậy.

Biện pháp phòng tránh nhằm hạn chế việc nôn trớ ở trẻ.

Khi các mẹ đã có kiến thức về nôn trớ, thì hãy chủ động hạn chế việc nôn trớ cho con trẻ.

  • Với trẻ bú sữa/ bú bình

Đối với trẻ bú sữa mẹ:

Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên cho con bú quá no. Cho bé nằm sau khi bú ít nhất 15 phút. Khi cho bé bú các mẹ nên cho đầu và người con nằm trên cùng một đường thẳng, mặt quay vào và mũi đối diện với vú. Mẹ ôm sát con vào người mẹ, tay mẹ đỡ mông. Sau đó chạm vú vào môi trên của con, khi bé đưa miệng vào vú thì môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Các mẹ nên cho con bú hết một bên. Lần sau cho bú thì đổi bên khác. Trong trường hợp bú hết một bên mà con vẫn đói thì mẹ nên cho con bú bên trái trước sau đó mới cho sang bên phải. Như vậy sữa sẽ dễ dàng di chuyển xuống dạ dày mà không bị trào ngược.

Sau khi cho con bú xong các mẹ nên bế đứng con lên, và vỗ nhẹ phần lưng để con có thể ợ hơi được. Mục đích của việc làm này là giúp con thoát được lượng khí mà con nuốt phải khi bú. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến con bị nôn trớ.

Đối với trẻ bú bình:

Mẹ nghiêng bình sữa cho con bú sao cho miệng con ngập hết quầng núm vú. Để con không nuốt phải khí vào trong dạ dày.

  • Với trẻ ăn dặm

Khi con mới bắt đầu bước vào công cuộc ăn dặm, các mẹ không nên ép con ăn quá nhiều. Điều đó sẽ khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Có khi còn làm con bị nôn trớ.

Thay vào đó thì các mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày làm nhiều bữa. Để đảm bảo vẫn cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết cho con. Nên cho con trẻ tập trung khi ăn và bữa ăn không kéo dài quá 30 phút. Ăn quá lâu sẽ làm trẻ chán ăn, khiến trẻ quấy khóc. Hơn nữa đồ ăn cũng không còn được ngon.

Trên đây là những kiến thức các mẹ cần nắm vững để có thể chăm sóc và xử trí trẻ khi bị trớ. Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn để trẻ không bị gián đoạn trong quá trình phát triển, và không gặp những trường hợp nguy hiểm về đường tiêu hóa.

TÌM HIỂU THÊM: KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CHOSUN - SIRO TỎI ĐEN SUNKUN

Video liên quan

Chủ Đề