Cách xử lý vết thương nhiễm trùng

Cách xử lý vết thương nhiễm trùng

Ảnh minh họa

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới mà cách xử lý cụ thể sẽ khác nhau. Sau đây là các bước xử lí vết thương nhiễm trùng đơn giản và chung nhất.

Các bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Loại bỏ mủ, mô hoại tử

Dịch mủ trắng tanh hôi và các mô hoại tử chính là ổ chứa vi khuẩn. Loại bỏ dịch mủ, mô hoại tử là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Điều này sẽ tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong điều trị vết thương nhiễm trùng mưng mủ.

Phương pháp được thực hiện bằng các thủ thuật chích rạch rộng vết thương để tháo mủ, nặn hết dịch tụ dưới miệng vết thương. Với vết thương đã khâu bằng chỉ có thể xem xét cắt chỉ sớm để thoát dịch tốt hơn. Chú ý quan sát, với những mô đã hoại tử cần cắt bỏ sớm. Nếu phần hoại tử quá lớn và sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi đã làm phẫu thuật – thủ thuật, ta có thể phải luồn một ống thông hoặc đặt gạc dẫn lưu để dễ dàng đào thải dịch mủ mới hình thành qua từng ngày ra ngoài.

Rửa sạch và sát khuẩn vết thương

Sau khi đã cố gắng loại bỏ mủ và mô hoại tử, bước tiếp ta cần rửa sạch và sát khuẩn vết thương. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch cồn i-ốt (Betadine, Povidone…) hoặc nước muối sinh lý.

Thứ tự cách làm:

– Lần lau rửa thứ nhất: Dùng gạc tẩm nước muối sinh lý để lau sạch vùng bị tổn thương và cả những diện tích xung quanh.

– Lần lau rửa thứ 2: Dùng gạc khô lau lại các vị trí của lần lau đầu. Cố gắng làm sạch các cục máu đông, các vảy đen, mô hoại tử còn sót lại bám dính trên vết thương.

– Lần lau rửa thứ 3: Dùng gạc tẩm cồn i-ốt lau sát khuẩn từ trong ra ngoài vết thương theo hình xoắn ốc.

Nước oxy già có tính sát khuẩn rất mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng còn phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Vì thế việc sử dụng oxy già cần thận trọng, tránh lạm dụng. Trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Băng bó vết thương nhiễm trùng

Sau khi sát khuẩn xong, ta cần băng bó vết thương.

Băng bó có hai mục đích chính. Thứ nhất, sẽ tạo hàng rào bảo vệ các tổ chức mô bên dưới tránh khỏi bụi bẩn các nhân kích thích. Thứ hai, băng bó sẽ giúp thấm hút dịch vết thương, dịch mủ. Giúp vết thương luôn khô ráo, mau lành.

Với vết thương xây sát nhẹ, có thể không cần băng lại mà chỉ cần sát khuẩn xong để thoáng. Vết thương sẽ nhanh khô hơn.

Với vết thương lóc mất da bao phủ, khi băng bó nên dùng gạc mỡ để tránh hiện tượng bám dính gạc vào miệng vết thương. Điều này gây đau đớn và tổn thương mới phát sinh lúc thay băng lần sau.

Với những vết thương miệng hẹp, đáy sâu giống một chiếc túi có đọng dịch, ta cần đặt ống thông hoặc nhét gạc để dẫn lưu đào thải dịch mủ ra ngoài.

Từ những ngày sau trở đi, ba bước: Nặn mủ – Sát khuẩn – và Băng bó phải được thực hiện thường xuyên khi băng đã bẩn hoặc đủ thời gian, một ngày một lần. Chúng được gọi là quy trình thay băng vết thương hằng ngày.

Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

Vết thương đã nhiễm trùng mưng mủ thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc.

Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh đường uống.

Khi đã nhiễm trùng nặng, phải sử dụng kháng sinh đường tiêm. Lúc này nên phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau.

          Tùy từng trường hợp cần phải điều trị các bệnh lý nền phối hợp./.

Gia Hân (t/h)

Vết thương nhiễm khuẩn nếu không được xử lý đúng cách kịp thời sẽ có thể gây hoại tử, nhiễm trùng máu và có thậm chí có thể gây tử vong. Vậy phải xử lý vết thương nhiễm khuẩn như thế nào? Mời Quý bạn đọc tham khảo những chỉ dẫn dưới đây.

Cách xử lý vết thương nhiễm trùng
Với các vết thương nhiễm trùng nhẹ (có mủ ít, hơi sưng đỏ), bạn có thể tự xử lý tại nhà.

Vết thương nhiễm khuẩn là gì?

Nhiễm khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng, là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vi khuẩn có rất nhiều cách để xâm nhập vào cơ thể như qua đường hô hấp, ăn uống, hoạt động tình dục, thậm chí các can thiệp y khoa như chích thuốc, phẫu thuật nếu có sơ sót trong việc xử lý tiệt trùng các dụng cụ cũng dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, con đường gây nhiễm trùng thông thường nhất là qua các vết thương ngoài da.

Thực ra, các loại vi khuẩn gây bệnh hiện diện quanh ta trong bất cứ môi trường thông thường nào. Nhưng trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh, cơ thể chúng ta có một đội quân hùng hậu chông lại sự xâm nhập của bất kỳ loại vi khuẩn gây hại nào, đó là hệ thông miễn nhiễm của cơ thể. Cơ thể thường nhiễm trùng trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào mạnh hơn khả năng phòng chông của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết vết thương nhiễm khuẩn

Thông thường, vết thương nhiễm khuẩn thường có các dấu hiệu như:

  • Vết thương có hiện tượng đau tăng dần
  • Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề
  • Có dịch tiết ra từ vết thương
  • Vết thương và dịch tiết có mùi hôi
  • Xuất hiện hạch sưng trên cơ thể
  • Sốt cao kèm mệt mỏi

Lời khuyên trong xử lý vết thương nhiễm khuẩn

Các ổ nhiễm khuẩn nếu không được điều trị tích cực thì sau khoảng 72h sẽ tạo thành ổ mủ. Tùy theo chủng vi khuẩn mà tính chất mủ khác nhau như xanh hay vàng đục hay loãng. Nếu là vi khuẩn yếm khí thì có dịch đục lờ đờ.

Với các vết thương bị nhiễm trùng nặng, bạn không nên xử lý tại nhà mà cần có sự can thiệp của nhân viên y tế. Với các vết thương nhiễm trùng nhẹ (có mủ ít, hơi sưng đỏ), bạn có thể tự xử lý theo các hướng dẫn sau:

  • Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý (0,9%), không nên rửa vết thương bằng cồn hoặc dung dịch oxi già, vì có thể làm chết các tế bào mới hình thành và làm vết thương lâu lành hơn.
  • Thay băng, rửa vết thương hằng ngày
  • Tùy theo mức độ mà có chế độ dùng thuốc kháng sinh khác nhau (nên có chỉ định của bác sĩ)
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý