Cải cách hành chính trong khám chữa bệnh

Hàng năm ngành Y tế đều xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung của chương trình CCHC bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải các bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tăng cường chất lượng trong cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát về công tác CCHC tại các đơn vị trong toàn ngành. Công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được giám sát thường xuyên trên hệ thống phần mềm dịch vụ công, qua đó đã chấn chỉnh kịp thời trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng, đơn vị trực thuộc. Chú trọng công tác tuyên truyền CCHC trong ngành Y tế, tạo điều kiện để mỗi công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ, ứng dụng các phần mềm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị các đơn vị tăng cường ứng dụng nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trong ngành y tế; đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm như: Quản lý bệnh viện; quản lý y tế xã, phường; quản lý tiêm chủng; quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh... Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Kết quả trong năm 2021, các phòng và đơn vị trực thuộc đều sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản, điều hành công việc và thư điện tử công vụ; triển khai ký số tới toàn thể cán bộ, lãnh đạo trong Sở và các đơn vị trực thuộc; 100% các bệnh viện đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, kết nối liên thông dữ liệu thanh toán BHYT đối với cơ quan bảo hiểm xã hội; các cơ sở từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đã đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kết nối tư vấn khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, Việt Đức… Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai phần mềm Thống kê y tế (đường dẫn https//baocao.tkyt.vn) và phần mềm Báo cáo thống kê tổ chức và nhân lực y tế (đường dẫn https//nhanluc.tkyt.vn)

Bên cạnh đó Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh toàn ngành thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đến khám điều trị, rút ngắn thời gian chờ đợi. Các cơ sở y tế trực thuộc đều đơn giản hóa quy trình khám chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế. Niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính để mọi người dân được biết. Các cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong quản lý điều hành, để giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời chờ đợi của người bệnh; 100% các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm trong công tác khám chữa bệnh và liên thông thanh quyết toán BHYT. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đều bố trí các nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh thực hiện các thủ tục hành chính khi đến khám chữa bệnh. Nhờ đó đã giúp thuận tiện hơn khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác CCHC trong thời gian tới Ngành Y tế đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản: Tiếp tục chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các văn bản của Trung ương và địa phương về công tác cải cách hành chính; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị;  Tiếp tục đưa các TTHC đủ điều kiện vào danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; nâng cao số lượng hồ sơ được giải quyết sớm, trước hạn./.

Bệnh viện A Thái Nguyên luôn chú trọng đẩy mạnh cải cách TTHC, giúp giảm phiền hà cho bệnh nhân. Trong ảnh: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện luôn được tạo điều kiện về mặt thủ tục, giấy tờ...

Một trong những bệnh viện đi đầu trong cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh là Bệnh viện A Thái Nguyên. Tại đây, vào các buổi sáng có khoảng 600-700 người đến KCB nhưng không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy. Đang là thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên sau khi chấp hành các quy định phòng, chống dịch, bệnh nhân được các nhân viên y tế tiếp đón như chính người thân của mình với thái độ niềm nở, tận tình. Khi đến đây, bệnh nhân không cảm thấy mệt mỏi, khó khăn về các thủ tục giấy tờ hay phải loay hoay tìm phòng khám. Từng cán bộ nhân viên bệnh viện luôn là những người đồng hành với bệnh nhân trong suốt quá trình khám, điều trị.

Để tạo thuận lợi cho người dân khi đến KCB, những năm gần đây, Bệnh viện đã tiến hành sắp xếp lại từ phòng tiếp nhận bệnh nhân, phòng thu viện phí, phòng phát thuốc, phòng khám... Đồng thời, bố trí nhân lực trực, phiên dịch, tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân và người nhà. Đặc biệt là cải tiến quy trình KCB bảo đảm hợp lý, đơn giản, thuận tiện như: Cải tạo phòng chờ khám bệnh, tăng thêm ghế ngồi chờ, nhân lực…

Tương tự, tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, các TTHC cũng đã được tối giản khi đón tiếp bệnh nhân. Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn quy trình cũng như quyền lợi được hưởng khi đi KCB, Bệnh viện còn niêm yết công khai giá dịch vụ y tế, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế; quy định giờ khám bệnh, khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ các khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng..., để người bệnh dễ quan sát, theo dõi và thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Thảo, phường Phú Xá (T.P Thái Nguyên) cho hay: Trước đây tôi rất ngại đi khám ở các bệnh viện vì thủ tục xếp hàng lấy phiếu khám bệnh, thanh toán… rất phức tạp. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, nhờ cải cách TTHC nên việc đến khám, điều trị tại bệnh viện được thuận tiện, nhanh chóng hơn trước rất nhiều.

Không riêng gì Bệnh viện A Thái Nguyên và Bệnh viện Gang thép, thời gian qua, tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều quan tâm cải cách TTHC. Hầu hết các bệnh viện đã bố trí hệ thống bấm số tự động hoặc phát sổ khám bệnh cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng chờ đợi. Bên cạnh đó, sơ đồ quy trình KCB, giá viện phí, quy định bệnh viện, quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế… được niêm yết công khai.

Cùng với đó, các cơ sở KCB còn chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng thông suốt phần mềm KCB bảo hiểm y tế… Ông Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên số lượng TTHC đã giảm nhiều, thời gian chờ đợi của bệnh nhân được rút ngắn, bảo đảm chính xác quyền lợi của người bệnh khi KCB tại bệnh viện. Đặc biệt, việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc; tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế tại các bệnh viện cũng giúp cho công tác cải cách TTHC được thực hiện hiệu quả, thông suốt.

Thực tế cho thấy, những năm qua, nhờ cải cách TTHC, cải tiến quy trình và thủ tục KCB tại các bệnh viện trong tỉnh đã giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Thông qua đó, tránh phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ KCB tại các bệnh viện, tạo được sự hài lòng cho người dân. Theo thông tin từ Sở Y tế, số lượt người dân được khám bệnh bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 1,8 lượt/ người/ năm. Kết quả khảo sát độc lập sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện năm 2021 đạt 91,09%.

       Những năm qua, Ngành Y tế Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và sự hài lòng của người dân.  

       Hàng năm ngành Y tế đều xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung của chương trình CCHC bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải các bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tăng cường chất lượng trong cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát về công tác CCHC tại các đơn vị trong toàn ngành. Công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được giám sát thường xuyên trên hệ thống phần mềm dịch vụ công, qua đó đã chấn chỉnh kịp thời trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng, đơn vị trực thuộc. Chú trọng công tác tuyên truyền CCHC trong ngành Y tế, tạo điều kiện để mỗi công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ, ứng dụng các phần mềm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị các đơn vị tăng cường ứng dụng nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trong ngành y tế; đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm như: Quản lý bệnh viện; quản lý y tế xã, phường; quản lý tiêm chủng; quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh... Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

       Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2021 Sở Y tế đã triển khai rà soát trình công bố 2 Quyết định về danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa của ngành Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh; các phòng và đơn vị trực thuộc đều được cung cấp, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản, điều hành công việc và thư điện tử công vụ. Ngành Y tế đã triển khai nâng cấp phần mềm Quản lý y tế xã phường liên thông để thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân hộ gia đình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel Hà Giang lắp đặt các camera tại các điểm cách ly thuộc Sở Y tế quản lý như (Các bệnh viện tuyến huyện, BVĐK tỉnh…) để phục vụ cho việc kiểm soát dịch bệnh; chỉ đạo các đầu mối tiếp nhận các hồ sơ trực tuyến các dịch vụ công mà tỉnh Ban hành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giao ban trực tuyến, tập huấn các chuyên đề về Dược Lâm sàng, tiêm chủng vacxin Covid-19, tình hình kiểm soát dịch bệnh; triển khai ký số tới toàn thể cán bộ, lãnh đạo trong Sở và các đơn vị trực thuộc; các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối liên thông dữ liệu thanh toán BHYT đối với cơ quan bảo hiểm xã hội; các cơ sở từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đã được đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kết nối tư vấn khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, Việt Đức…Ngoài ra theo đề án 1816, bệnh viện đa khoa tỉnh là đầu mối hỗ trợ từ xa và trực tiếp tới các bệnh viện tuyến huyện qua hệ thống Telehealth của Viettel cung cấp.

       Bên cạnh đó Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh toàn ngành thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đến khám điều trị, rút ngắn thời gian chờ đợi. Các cơ sở y tế trực thuộc đều đơn giản hóa quy trình khám chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế. Niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính để mọi người dân được biết. Các cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong quản lý điều hành, để giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời chờ đợi của người bệnh; 100% các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm trong công tác khám chữa bệnh và liên thông thanh quyết toán BHYT. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đều bố trí các nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh thực hiện các thủ tục hành chính khi đến khám chữa bệnh. Nhờ đó đã giúp thuận tiện hơn khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

       Để tiếp tục thực hiện tốt công tác CCHC trong thời gian tới Ngành Y tế đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản: Hoàn chỉnh việc sửa đổi các quy trình giải quyết thủ tục hành chính phù hợp theo quy định hiện hành và đưa vào áp dụng trên phần mềm một cửa địên tử; áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với một số thủ tục hành chính; nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị; nâng cao số lượng hồ sơ được giải quyết sớm, trước hạn; phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành Y tế được giải quyết đúng thời hạn./.