Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề môi trường

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Học phần: GDMT Số tín chỉ; 01

Ngành: GDTH (Môn chung)

Giảng viên dạy: Trần Thị Mỹ Trang; Lê Thị Xã; Nguyễn Thị Bích Hằng.

Học phần có tổng số: 07 chủ đề.

Nội dung trọng tâm: Chủ đề 2, 3, 4, 6.

Quy ước: Mức độ tư duy: Biết: 1; Hiểu: 2; Vận dụng thấp: 3; Vận dụng cao: 4.

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 1. Có các loại môi trường phổ biến là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 2. Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào của môi trường.

A. Tác nhân B. Chức năng
C. Kích thước D. Thành phần

Câu 3. Môi trường có chức năng cơ bản, bao gồm: (1) Là nơi cư trú cho người và các loài sinh vật; (2) Là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên; (3) Là nơi cung cấp các nguồn thông tin, và (4)

A. Là không gian sống cho sinh vật.

B. Là nơi chứa đựng phế thải.

C. Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu.

D. Là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu.

Câu 4. Tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống là khái niệm của:

A. Môi trường sống của sinh vật.

B. Môi trường sống của con người.

C. Môi trường theo nghĩa rộng.

D. Môi trường xã hội.

Câu 5. Các nhà máy sản xuất, các khu nhà ở, các công viênthuộc thành phần môi trường nào?

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường nhân tạo

C. Môi trường xã hội

D. Cả ba câu A, B và C đều sai

Câu 6. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khái niệm Môi trường bao gồm..bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

A. các hoàn cảnh vật lý, hóa học và sinh học.

B. các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế - xã hội.

C. các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo.

D. Ba câu A, B và C đều đúng.

CHỦ ĐỀ 2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT

Câu 7. Trái đất có 4 quyển chính, bao gồm: (1) Địa quyển, (2) Thủy quyển, (3) Khí quyển và (4)

A. Thạch quyển

B. Địa quyển

C. Sinh quyển

D. Trung quyển

Câu 8. Trình tự các giai đoạn tiến hóa phát sinh sự sống:

A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học.

B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học.

C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.

D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.

Câu 9. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất khí nào?

A. H2 B. O­­2 C. N­­2 D. NH3

Câu 10. Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất có thể chia thành các giai đoạn:

A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 11. Biôme (Sinh đới) là gì?

A. Khu sinh học có những đặc trưng về điều kiện địa lí, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu và thảm thực vật.

B. Hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.

C. Các sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh cùng tham gia vào một chu trình sinh địa hóa.

D. A và B đúng.

Câu 12. Các nhân tố sinh thái không phải là các nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể là

A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt.

B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

C. Sức sinh sản và mức độ tử vong.

D. Sự xuất nhập của các cá thể trong quần thể.

Câu 13. Ý nào không đúng với hiệu quả của sự tăng cường công tác thủy lợi?

A. Hạn chế xói mòn đất.

B. Hạn chế hạn hán, lũ lụt.

C. Mở rộng diện tích trồng trọt.

D. Tăng năng xuất cây trồng.

Câu 14. Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật:

A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng. C. ưa bóng. D. chịu nóng.

Câu 15. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.

D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?

A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.

B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật.

D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.

Câu 17. Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là

A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. độ ẩm D. gió.

Câu 18. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau

A. có giới hạn sinh thái khác nhau.

B. có giới hạn sinh thái giống nhau.

C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.

D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.

Câu 19. Câu nào sai trong số các câu sau?

A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.

B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật.

C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh.

D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định.

Câu 20. Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là

A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 21. Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất?

A. Các hệ sinh thái hoang mạc.

B. Các hệ sinh thái thảo nguyên.

C. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng ôn đới, rừng lá kim).

D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

Câu 22. Khu sinh học nào là lá phổi xanh của hành tinh?

A. Khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu.

B. Khu sinh học rừng xanh nhiệt đới.

C. Khu sinh học rừng lá kim phương bắc.

D. Khu sinh học đồng rêu.

Câu 23. Các hệ sinh thái trên cạn nào có vai trò quan trọng đối với đời sống con người ?

A. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

B. Các hệ sinh thái hoang mạc.

C. Các hệ sinh thái thảo nguyên.

D. Các hệ sinh thái rừng (nhiệt đới, ôn đới).

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 24. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào ?

A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.

B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.

C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

Câu 25. Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?

A. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

B. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.

C. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.

D. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

Câu 26. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?

A. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

B. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.

C. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.

D. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

CHỦ ĐỀ 3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT

Câu 27. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ?

A. Dầu lửa. B. Năng lượng gió.

C. Bức xạ mặt trời. D. Năng lượng thủy triều.

Câu 28. Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện nay lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng là

A. 33.000 m3/người/năm B. 8.500 m3/người/năm

C. 13.000 m3/người/năm D. 4.500 m3/người/năm

Câu 29. Loại rừng nào có vai trò chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen động vật và thực vật, hệ sinh thái rừng của quốc gia, là khu vực nghiên cứu khoa học và du lịch?

A. Rừng phòng hộ B. Rừng sản xuất

C. Khu dự trữ sinh quyển D. Rừng đặc dụng

Câu 30. Ở Việt Nam, dầu mỏ và khí đốt tập trung ở khu vực nào?

A. Trung du và miền núi.

B. Ven biển và thềm lục địa.

C. Đồng bằng châu thổ.

D. Đất ngập nước.

Câu 31. Câu nào sau đây chưa đúng?

Nguyên nhân sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản?

A. Khi khai thác khoáng sản phải tích cả chi phí thiệt hại cho tương lai.

B. Tái chế phế thải.

C. Sự dụng năng lượng sạch/tài nguyên được tái tạo.

D. Chuyển sang khai thác thật nhiều các tài nguyên có giá trị thấp.

Câu 32. Câu nào sau đây chưa đúng? Các giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản?

A. Quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản.

B. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản.

C. Chú trọng bảo tồn các khoáng sản quý.

D. Thực hiện các công trình giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

Câu 33. Vai trò của nước là

A. Điều hòa khí hậu trên hành tinh.

B. Duy trì sự sống cho Trái Đất.

C. Cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông..

D. Ba câu A, B và C đều đúng.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 34. Trữ lượng khoáng sản của Trái Đất là một đại lượng

A. Vô tận B. Hữu hạn

C. Có thể phục hồi D. Vô tận, không thể phục hồi

Câu 35. Các kiểu rừng nào là phổ biến ở Việt Nam?

A. Rừng là rộng thường xanh ở nhiệt đới.

B. Rừng thưa cây họ dầu.

C. Rừng ngập mặn.

D. Rừng tre nứa.

Câu 36. Rừng nhằm hạn chế thiên tai lũ lụt, gió bão, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường:

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng sản xuất.

D. Khu dự trữ sinh quyển.

Câu 37. Rừng là hệ sinh thái tự nhiên có vai trò:

A. Bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp oxi, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, lương thực và thực phẩm.

B. Tạo ra độ đa dạng sinh học, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp gỗ, phòng hộ đầu nguồn, tạo cảnh quan.

C. Là nơi ở cho các loài động vật, tiêu thụ và tích lũy CO2, bảo vệ đất, bảo vệ nước, điều hòa khí hậu.

D. Duy trì đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu, tạo vi khí hậu và là cơ sở bảo tồn văn hóa địa phương.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 38. Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện nay trên Thế giới diện tích rừng bình quân trên đầu người chỉ còn khoảng:

A. 0,4 ha/ người B. 0,6 ha/ người

C. 0,7 ha/ người D. 0,8 ha/ người.

Câu 39. Biện pháp không đúng đối với việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất là

A. Chống xói mòn.

B. Chống úng lụt.

C. Chống khô hạn.

D. Chống nhiễm mặn và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Câu 40. Biện pháp nào không để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

C. Khai thác hết rừng đầu nguồn để trồng cây gây rừng.

D. Không săn bắn các động vật hoang dã.

Câu 41. Tỉnh Sóc Trăng có khả năng khai thác loại khoáng sản nào ?

A. Cát B. Vàng

C. Than đá D. Đá vôi

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 42. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là

A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.

B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.

C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.

D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 43. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?

A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.

B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư.

D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.

CHỦ ĐỀ 4. CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT

Câu 44. Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?

A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường.

C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau.

D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường.

Câu 45. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là

A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc.

B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái.

C. điều kiện môi trường vô sinh.

D. tính ổn định của hệ sinh thái.

Câu 46. Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?

A. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

Câu 47. Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ?

A. Động vật ăn thực vật. B. Nấm, vi khuẩn.

C. Loài người. D. Động vật ăn côn trùng.

Câu 48. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu nào?

A. Thành phần vô cơ.

B. Sinh vật cung cấp hay sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật tiêu thụ.

D. Thành phần vô cô, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

Câu 49. Hệ sinh thái là một hệ thống tương đối ổn định, bao gồm:

A. Quần thể và khu phân bố của chúng.

B. Quần xã sinh vật và sinh cảnh.

C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

D. Các sinh vật và môi trường sống.

Câu 50. Hiệu suất sinh thái là

A. phần trăm chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

B. hiệu số năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

C. phần trăm số cá thể giữa các bậc dinh dưỡng.

D. phần trăm sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng.

Câu 51. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

A. giữa thực vật với động vật.

B. dinh dưỡng.

C. động vật ăn thịt và con mồi.

D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Câu 52. Trong diễn thế nguyên sinh, diễn thế khởi đầu từ:

A. Quần xã tiên phong B. Quần xã ổn định tương đối

C. Quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau D. Môi trường chưa có sinh vật

Câu 52. Trong diễn thế thứ sinh, diễn thế khởi đầu xuất hiện ở môi trường:

A. Chưa có sinh vật B. Đã có quần xã sinh vật

C. Quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau D. Quần xã bị suy thoái

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 54. Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?

A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

B. Các loại tháp sinh thái phải có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

C. Các loại tháp sinh thái có thể có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

Câu 55. Nguyên nhân chủ yếu của đấu tranh cùng loài là

A. Do có cùng nhu cầu sống. B. Do đối phó với kẻ thù.

C. Do mật độ cao. D. Do điều kiện sống thay đổi.

Câu 56. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể ?

A. Mật độ B. Tỉ lệ các nhóm tuổi C. Độ đa dạng D. Tỉ lệ đực cái

Câu 57. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ B. Tỉ lệ các nhóm tuổi C. Độ đa dạng D. Tỉ lệ đực cái

Câu 58. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?

A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.

C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu.

D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Câu 59. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?

A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.

B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.

C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.

Câu 60. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là

A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.

B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.

C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.

D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

Câu 61. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là

A. năng lượng gió. B. năng lượng điện .

C. năng lượng nhiệt. D. năng lượng mặt trời.

Câu 62. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là

A. càng giảm. B. càng tăng.

C. không thay đổi. D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng.

Câu 63. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:

A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.

B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.

C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài.

D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 64. Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ này được gọi là

A. Quần thể sinh vật B. Quần xã sinh vật

C. Hệ sinh thái D. Một tổ hợp sinh vật khác loài

Câu 66. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ

A. Vật chủ- kí sinh.

B. Con mồi- vật dữ.

C. Cỏ- động vật ăn cỏ.

D. Tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.

Câu 67. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài còn lại làm thức ăn là mối quan hệ nào?

A. Quan hệ con mồi-vật ăn thịt. B. Quan hệ ức chế-cảm nhiễm.

C. Quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ hội sinh.

Câu 68. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể ?

A. Cây trong vườn. B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.

C. Đàn cá rô trong ao. D. Cây cỏ ven bờ hồ.

Câu 69. Ví dụ nào sau đây là quần thể ?

A. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

D. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

Câu 70. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?

A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung.

B. Có khả năng sinh sản.

C. Tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.

D. Có quan hệ với môi trường.

Câu 71. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu 72. Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào?

A. vi khuẩn nitrat hóa. B. vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. vi khuẩn nitrit hóa. D. vi khuẩn cố định nitơ trong đất.

Câu 73. Trong các câu sau, câu nào đúng nhất ?

A. Quần xã phải đa dạng sinh học cao mới tạo thành lưới thức ăn.

B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

C. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn.

D. Nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn.

Câu 75. Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là

A. Tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. Tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. Tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 76. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Câu 77. Chu trình phôtpho khác với chu trình nước, cacbon, nitơ ở chỗ:

A. Có nguồn gốc từ vỏ phong hóa của Trái Đất và trong chu trình phần lớn phôtpho bị thất thoát.

B. Có nguồn gốc từ vỏ phong hóa của Trái Đất và trong chu trình phần lớn phôtpho không bị thất thoát.

C. Có nguồn gốc từ khí quyển và trong chu trình phần lớn phôtpho bị thất thoát.

D. Có nguồn gốc từ khí quyển và trong chu trình phần lớn phôtpho không bị thất thoát.

Câu 78. Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là

A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể

C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã

D. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu 79. Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.

B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc.

C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới.

D. Quần xã đồng rêu hàn đới.

Câu 80. Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

A. Giun đũa sống trong ruột lợn.

B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.

C. Bò ăn cỏ.

D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.

CHỦ ĐỀ 5. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT

Câu 83. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do:

A. Hoạt động của con người gây ra.

B. Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm.

C. Thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.

D. Dịch bệnh mà chết nhiều nhười hay động vật.

Câu 84. Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật là:

A. CO, SO2, CO2, NO2. B. H2, O2, CO, SO2, CO2, NO2.

C. CO, SO2, CO2, NO2, H2. D. CO, SO2, CO2, NO2, O2.

Câu 85. Trong các khí sau, khí nào là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?

A. CO2 B. CH4 C. N2O D. CFC

Câu 185. Theo thống kê, hiện nay nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên khoảng bao nhiêu độ C ?

A. 0,5 B. 1,0 C. 1,5 D. 3,5

Câu 86. Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:

A. Kim loại nặng.

B. Chất tẩy rửa.

C. Thuốc trừ sâu.

D. Vi khuẩn gây bệnh.

Câu 87. Nguyên nhân gây mưa acid là

A. Đốt nhiên liệu hóa thạch.

B. Phát thải khí SOx, NOx.

C. Nước mưa có chứa acid H2SO4, HNO3

D. Ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 88. Các acid chủ yếu gây nên mưa acid là

A. HCl, H2CO4

B. H2CO3, H3PO4

C. HCl, H2SO4

D. H2SO4, HNO3

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 89. Mưa acid không gây ra các hậu quả sau:

A. Gây ảnh hưởng đến công trình xây dựng.

B. Làm giảm đa dạng sinh học của rừng.

C. Làm thay đổi môi trường không khí.

D. Làm suy giảm số lượng gấu Bắc Cực.

Câu 90. Tại sao mưa acid làm cây trồng không phát triển được?

A. Thấm vào than, lá cây, hủy hoại cây.

B. Thấm vào đất làm đất chai cứng.

C. Cản trở quá trình quang hợp, tan chất dinh dưỡng trong đất, ngăn cản quá trình cố định đạm của vi sinh vật.

D. Cản trở quá trình quang hợp, cây không hấp thu được án sáng mặt trời.

Câu 91. Hoạt động nào của con người góp phần làm giảm lượng phát thải khí nhà kính?

A. Tàn phá rừng.

B. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

C. Sử dụng năng lượng tái tạo.

D. Ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 92. Tác hại của mưa acid không bao gồm:

A. Làm tăng mức độ kiềm hóa đất.

B. Ảnh hưởng sự cố định chất dinh dưỡng trong đất.

C. Ảnh hưởng sự sinh tồn thủy sinh.

D. Gây phá hủy vật liệu kim loại.

Câu 93. Hoạt động bón phân chuồng, phân bắc chưa ủ hoai mục, thải bỏ chất thải y tế, chất sinh hoạt.vào môi trường đất dẫn đến:

A. Đất bị chai hóa.

B. Đất bị phèn hóa.

C. Đất bị kiệt mùn.

D. Đất bị ô nhiễm vi sinh.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 94. Hiện tượng Elnino là hiện tượng:A. Dòng nóng ở biển Đại Tây Dương di chuyển từ hướng Đông sang hướng Tây

B. Dòng nóng ở biển Đại Tây Dương di chuyển từ hướng Tây sang hướng Đông

C. Dòng nóng ở biển Thái Bình Dương di chuyển từ hướng Đông sang hướng Tây

D. Dòng nóng ở biển Thái Bình Dương di chuyển từ hướng Tây sang hướng Đông

Câu 95. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm nguồn nước?

A. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

B. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải.

C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.

D. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

Câu 96. Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật ?

A. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải.

B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

C. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

Câu 97. Ở những nơi đông người, giới hạn tiếng ồn cho phép :

A. Không quá 45 dB ở tần số 500Hz B. Không quá 70 dB ở tần số 500Hz

C. Không quá 60 dB ở tần số 500Hz D. Không quá 80 dB ở tần số 500Hz

Câu 98. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm không khí ?

A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

C. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải.

D. Xây dựng nhà máy xử lí rác.

Câu 99. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm do tác nhân sinh học?

A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.

D. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

Câu 100. Làm cách nào để tiết kiệm giảm khối lượng chất thải rắn phát sinh?

A. Thu gom đúng quy định.

B. Xử lý chất thải rắn triệt để.

C. Nâng cao đời sống người dân.

D. Giảm thiểu việc sử dụng bao gói dư thừa.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 101. Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây?

A. hiệu ứng nhà kính.

B. trồng rừng và bảo vệ môi trường.

C. sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải.

D. sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,

Câu 102. Chất thải rắn gây ô nhiễm nào có tác động gây độc hại nhất cho con người?

A. Các chất thải công nghiệp như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ,

B. Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,

C. Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,

D. Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,

Câu 103. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất?

A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.

B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.

C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn.

D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Câu 104. Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:

A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm.

B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ.

C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm.

D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.

Câu 105. Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?

A. hô hấp của động vật, thực vật.

B. lắng đọng vật chất.

C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải.

D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

CHỦ ĐỀ 6. MỘT SỐ VẤ ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT

Câu 106. Ngày dân số của Việt Nam là

A. 05/06 B. 11/07 C. 01/12 D. 26/12

Câu 107. Ngày dân số của thế giới là

A. 05/06 B. 11/07 C. 01/12 D. 26/12

Câu 108. Theo niên giám thống kê năm 2016, mật độ phân bố dân cư của tỉnh Sóc Trăng khoảng:

A. 245 người/Km2 B. 280 người/Km2

C. 396 người/Km2 D. 435 người/Km2

Câu 109. Theo niên giám thống kê năm 2016, dân số trung bình của cả nước Việt Nam đạt khoảng:

A. 97,2 triệu người B. 92,7 triệu người

C. 93,2 triệu người D. 94,5 triệu người

Câu 110. Theo niên giám thống kê năm 2016, tỷ suất giới tính (số nam/100 nữ) của Việt Nam khoảng:

A. 95,5 B. 100 C. 97,3 D. 105

Câu 111. Tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất hiện nay trên thế giới là ở khu vực:

A. Châu Mỹ B. Châu Âu C. Châu Á D. Châu Phi

Câu 112. Theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới tính đến ngày 22/03/2017 đạt khoảng:

A. 7,12 tỷ người B. 7,49 tỷ người

C. 7, 91 tỷ người D. 8,21 tỷ người

Câu 113. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

C. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

D. Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Câu 114. Nhu cầu năng lượng của nam trưởng thành,18-30 tuổi, lao động nhẹ, theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.

A. 2000 Kcal/ngày

B. 2100 Kcal/ngày

C. 2200 Kcal/ngày

D. 2300 Kcal/ngày

Câu 115. Nhu cầu năng lượng của nam trưởng thành,18-30 tuổi, lao động vừa, theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.

A. 2100 Kcal/ngày

B. 2300 Kcal/ngày

C. 2500 Kcal/ngày

D. 2700 Kcal/ngày

MỨC ĐỘ TƯ DUY 2. CÂU HỎI DẠNG HIỂU

Câu 116. Theo thống kê dân số của Liên hợp quốc đến tháng 03/2017, mật độ phân bố dân cư của thế giới đạt khoảng:

A. 45 người/Km2 B. 50 người/Km2

C. 58 người/Km2 D. 65 người/Km2

Câu 117. Kiểu tháp tuổi có đáy tháp rộng và đỉnh tháp nhọn là đặc trưng của những nước có:

A. Dân số trẻ B. Dân số tröôûng thaønh

C. Dân số giaø D. Daân soá oån ñònh

Câu 118. Theo thống kê dân số của Liên hợp quốc, ước tính tỷ suất gia tăng tự nhiên ở các nước đang phát triển nằm trong khoảng:

A. 1 - 3,5% B. 2 - 3% C. 1 - 2% D. 0,2 - 0,9%

Câu 119. Theo niên giám thống kê năm 2016, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam nằm trong khoảng:

A. 0,2 0,9% B. 1,0 2,0% C. 2,1 2,9% D. Trên 3%

Câu 120. Theo thống kê dân số của Liên hợp quốc, ước tính mức sinh của các nước đang phát triển nằm trong khoảng:

A. Dưới 20 B. 20-30 C. 30-39 D. B/, C/.

Câu 121. Vì sao nói cây lúa có nguồn gốc ở Đông Nam Á ?

A. Diện tích lúa thế giới chủ yếu ở Đông Nam Á và Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa.

B. Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm mưa nhiều ánh sáng mạnh thích hợp nghề lúa.

C. Có nhiều giống lúa hoang tổ tiên lúa trồng và tài liệu di tích khảo cổ cây lúa.

D. Cả ba ý trên.

Câu 122. Nước trồng nhiều ngô nhất thế giới?

A. Hoa Kỳ
B. Trung Quốc
C. Brazil
D. Mexico
Câu 123. Vùng trồng ngô nhiều nhất Việt Nam năm 2009 ?
A. Trung du và vùng núi phía Bắc 443,4 nghìn ha.
B. Tây Nguyên 242,1 nghìn ha.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 202,1 nghìn ha.
D. Đông Nam Bộ 89,4 nghìn ha.
Câu 124. Nguyên tắc cung cấp các chất dinh dưỡng cho người lao động trí óc:

A. Đủ protein nhất là protein động vật

B. Tăng cường lipid trong khẩu phần.

C. Tăng cường glucid trong khẩu phần.

D. Hạn chế chất xơ.

Câu 125. Nguyên tắc cung cấp các chất dinh dưỡng cho người lao động trí óc:

A. Hạn chế chất xơ trong khẩu phần.

B. Tăng cường glucid trong khẩu phần.

C. Tăng cường lipid trong khẩu phần.

D. Đủ các vitamin và chất khoáng đặc biệt là kẽm (Zn), vitamin E, A, C.

Câu 126. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt nam về ăn uống hợp lý cho người trưởng thành, nên:

A. Ăn theo sở thích cá nhân

B. Nhịn ăn buổi sáng

C. Ăn nhiều vào buổi tối

D. Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 127. Theo thống kê, dân số Việt Nam năm 1989 là 64,4 triệu người. Vào năm nào dân số Việt Nam tăng lên 128,8 triệu người ? Cho biết r = 2,13%.

A. 2056 B. 2022 C. 2035 D. 2040

Câu 128. Theo thống kê, dân số Việt Nam năm 2005 là 83,1 triệu người. Vào năm nào dân số Việt Nam tăng lên 166,2 triệu người ? Cho biết r = 1,3%.

A. 2056 B. 2059 C. 2065 D. 2070

Câu 129. Theo thống kê, dân số thế giới năm 1999 là 6 tỉ người, tỉ suất sinh là 23, tỉ suất tử là 9. Vậy tỷ lệ gia tăng dân số của thế giới trong giai đoạn này là bao nhiêu %?

A. 1,7% B. 1,6% C. 1,5% D. 1,4%

Câu 130. Trong tháp tuổi của dân số già có :

A. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.

B. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.

C. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.

D. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 131. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư:

A. Nhân tố tâm lí xã hội, điều kiện sống.

B. Nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế xã hội và lịch sử.

C. Mức sống của dân cư và cơ cấu về tuổi tác.

D. Cả A/, B/ và C/.

Câu 132. Mật độ dân số là khái niệm nào sau đây?

A. Tình hình phân bố dân cư.

B. Số người cư trú trên một địa bàn nhất định.

C. Số người cư trú ở một thời điểm nhất định.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 133. Động lực chủ yếu của sự phát triển dân số bao gồm:

A. Quá trình sinh sản, quá trình tử vong, quá trình hôn nhân và chấm dứt hôn nhân.

B. Các quá trình chuyển cư và phân bố lại dân cư.

C. Các yeáu toá làm thay đổi dân cư trên thế giới.

D. Cả A/, B/ và C/.

Câu 134. Số dân mù chữ ở Châu Á cao hơn các châu lục khác là do:

A. Có số trẻ em nhiều.

B. Đa số là những nước nghèo.

C. Tổng số dân Châu Á cao hơn các Châu lục khác lại có nhiều nước đang phát triển.

D. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Câu 135. Theo FAO, nếu dân số tăng 1% thì sản xuất lương thực thực phẩm phải tăng bao nhiêu % mới đảm bảo mức thu nhập bình quân cũ ?

A. 1% - 2% B. 2% - 3% C. 3% - 4% D. 4% - 5%

Câu 136. Đối tượng có nhu cầu năng lượng là 2200Kcal, nhu cầu lipid thực vật tính theo gam (theo đề nghị của Viên Dinh Dưỡng Việt Nam) sẽ là:

A. 11

B. 13

C. 15

D. 17

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 137. Các nước nào dưới đây có dân số vượt quá 100 triệu người?

I. Ấn Độ II. Hoa Kỳ III. Indonesia

IV. Bănglađét V. Anh VI. Pháp

A. I, II B. I, II, III C. I, II, III, IV D. I, II, III, IV, V, VI

Câu 138. Phát biểu nào dưới đây là sai ?

A. Tình hình phát triển dân số luôn phản ánh đúng bản chất của một chế độ xã hội.

B. Nền kinh tế càng phát triển thì nhịp tăng dân số càng chậm lại.

C. Sự phát triển dân số chịu tác động của hàng loạt nhân tố.

D. Khi có sự thay đổi chế độ xã hội, vấn đề quan trọng là tìm ra chiến lược tạo lập sự cân bằng giữa nhịp độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số.

Câu 139. Trong các thời kỳ phát triển dân số trên thế giới, thời kỳ tiền sản xuất nông nghiệp tương ứng với hình thi kinh tế- xã hội nào sau đây?

A. Chế độ cộng sản nguyên thủy B. Chế độ phong kiến

C. Chế độ chiếm hữu nô lệ D. Cả B/ và C/

Câu 140. Phát triển bền vững cần chú trọng đến các yếu tố:

A. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội.

B. Tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

CHỦ ĐỀ 7. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ TƯ DUY 1. CÂU HỎI DẠNG BIẾT


Câu 141. Ngày môi trường thế giới hàng năm là

A. 11/ 07 B. 26/06 C. 05/06 D. 01/12

Câu 142. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào tháng, năm nào?

A. 12/1995 B. 12/2005 C. 06/2014 D. 06/2017

Câu 143. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?

A. 01-01-2005 B. 01-01-2010

C. 01-01-2015 D. 01-01-2017

Câu 144. Nguy cơ lớn nhất của sự suy giảm các giống loài là

A. Mất nơi cư trú B. Săn bắn C. Sưu tầm D. Ô nhiễm

Câu 145. Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

B. Hội nghị các nước ASEAN.

C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.

D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Câu 146. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào tháng 06-2014.

B. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào tháng 01-2014.

C. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam gồm 20 chương và 170 điều.

D. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam có hiệu lực vào ngày 01-01-2015.

Câu 147. Vấn đề quan trọng của luật bảo vệ môi trường Việt Nam là phòng chống ........................., ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.

A. Ô nhiễm môi trường đất. B. Bảo vệ rừng.

C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. D. Suy thoái môi trường.

Câu 148. Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ưu tiên:

A. Trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc.

B. Hạn chế khai hoang đất rừng, di dân tự do.

C. Xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn.

D. Đóng cửa rừng tự nhiên.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 3. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG THẤP

Câu 147. Các nước nào dưới đây chịu tác đông khắc nghiệt của thay đổi khí hậu nhiều nhất?

I. Indonesia II. Myanmar III. Việt Nam

IV. Philippines V. Campuchia

A. I, II B. I, II, III C. I, II, III, IV D. I, II, III, IV, V

Câu 150. Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển?

A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.

B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.

C. Phát triển du lịch sinh thái.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị.

MỨC ĐỘ TƯ DUY 4. CÂU HỎI DẠNG VẬN DỤNG CAO

Câu 151. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.

B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.

C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.

D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.

Câu 152. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4).

Câu 153. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 154. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.

(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.

Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.