Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường...

+ Luật hiến pháp (còn gọi là luật nhà nước) là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Luật hành chínhlà hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

+ Luật hình sựlà hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội. Luật hình sự được chia thành hai phần: Phần chung gồm những quy định pháp luật quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình sự, những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt... Phần các tội phạm (phần riêng) gồm những quy định pháp luật quy định các tội phạm cụ thể, loại và mức hình phạt với các loại tội phạm đó.

+ Luật tố tụng hình sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.

+ Luật dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

+ Luật tố tụng dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự.

+ Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.

+ Luật kinh tế là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lí nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều người chuyển sang nghiên cứu sâu hơn về các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động thương mại và xác định ngành luật thương mại là bộ phận chủ yếu của ngành luật kinh tế.

>> Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì ? Cơ cấu của quy phạm pháp luật

+ Luật lao động là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức).

+ Luật tài chính là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trì.

+ Luật ngân hàng là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

+ Luật đất đai là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc sở hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất.

Ngoài các ngành luật nói trên, một số học giả còn phân định thêm một số ngành luật khác nữa như: Luật an sinh xã hội (gồm các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội... để bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội); luật môi trường (gồm các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động quản lí, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, môi trường đô thị, khu dân cư...)...

Có thể mô hình hoá hệ thống pháp luật ở Việt Nam là một khối trụ hình chóp bao gồm nhiều khối trụ hình chóp nhỏ hơn, mỗi khối trụ hình chóp nhỏ tượng trưng cho ngành luật hoặc chế định pháp luật... Mỗi ngành luật có vị trí, vai trò nhất định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng luôn có mối liên hệ với nhau, thống nhất với nhau trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở Việt Nam.

Luật Minh Khuê (biên tập)

Bài 5. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt NamI. Giới thiệu chungII. Giới thiệu ngành luật hiến phápIII. Giới thiệu ngành luật hình sự, tố tụng hình sựIV. Giới thiệu ngành luật hành chính, tố tụng hành chính

V. Giới thiệu ngành luật dân sự, tố tụng dân sự

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Ngành luật là tổng thể các QPPL điều chỉnh một QHXH có cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội

Mỗi ngành luật có một đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh đặc thù.

Theo truyền thống, hệ thống pháp luật Việt Nam được phân chia thành 12 ngành luật với 12 lĩnh vực xã hội khác nhau. Sự phân chia này có tính chất tương đối và chỉ có giá trị trong nghiên cứu luật học

1. Luật nhà nước (Luật Hiến pháp)2. Luật hành chính,3. Luật tố tụng hành chính4. Luật hình sự,5. Luật tố tụng hình sự6. Luật dân sự,7. Luật tố tụng dân sự8. Luật tài chính9. Luật lao động10.Luật hôn nhân và gia đình11.Luật đất đai

12.Luật kinh tế1.Giới thiệu chung

II. Giới thiệu ngành luật hiến pháp

1. Giới thiệu chungLý luận chung về Hiến pháp- Sự ra đời của HP không gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Chỉ có những nhà nước dân chủ mới có HP- Để xã hội có dân chủ thì phải phân QLNN thành: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó mỗi CQNN nắm giữ một thứ quyền để hạn chế độc quyền và kiểm soát lẫn nhau.- Quan hệ giữa NN và nhân dân là quan hệ 2 chiều, trong xã hội muốn có dân chủ phải có: phân quyền và nhân quyền- Phân quyền và nhân quyền phải được ghi nhận và đảm bảo trong thực thế bằng văn bản pháp luật có tính tối cao=> Hiến pháp

- Hiến pháp là một văn bản mang tính nhân văn sâu sắc vì nó hạn chế QLNN và bảo đảm cho quyền con người được thực thi.

Luật Hiến pháp (Luật nhà nước) là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Các quan hệ xã hội cơ bản được điều chỉnh bởi luật hiến pháp

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cơ sở phân biệt HP với các văn bản pháp luật khác:Chủ thể ban hành, trình tự thông qua, sửa đổi, bổ sung-Chủ thể ban hành: toàn dân (trưng cầu dân ý)/cơ quan dân cử (Quốc hội, Nghị viện, Hội nghị lập hiến)-Trình tự thủ tục thông qua: (ở VN 2/3 ĐBQH thông qua)-Trình tự sửa đổi, bổ sung:VN: 2/3 ĐBQH đồng ý sửa đổiMỹ: 2/3 Hạ nghị sĩ, 2/3 Thượng nghị sĩ, 50 tiểu Bang phê chuẩn(3/4)

Nga: 2/3 Duma (Hạ viện), 3/4 Hội đồng liên bang (Thượng viện) chỉ sửa đổi từ Chương 3 -> 8, Chương 1,2 không được sửa

Cơ sở phân biệt HP với các văn bản pháp luật khác:HP quy định cả ba nội dung về lập pháp, hành pháp và tư pháp:- HP là văn bản QPPL duy nhất quy định một lúc cả 3 nội dung của QLNN là lập pháp, hành pháp và tư phápPhạm vi điều chỉnh rộng, mức độ điều chỉnh khái quát, cô đọng:-Phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội-Chỉ điều chỉnh các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất, mang tính nguyên tắc nhấtGiá trị pháp lý cao nhất:-Các văn bản QPPL không được trái HP.

-HP là “xương sống” của toàn bộ HTPL, là luật “gốc”, luật “mẹ”, luật “cơ bản”

Khái quát chung về lịch sử hiến pháp trên thế giới:-Hiến pháp Mỹ (1787) là bản HP thành văn đầu tiên trên thế giới.-Giai đoạn 1: 1787 – 1917: phạm vi HP hẹp ở phân quyền và quyền công dân, tồn tại ở một số nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật.-Giai đoạn 2: 1917-1945: xuất hiện HP các nước XHCN, không thừa nhận phân quyền, mở rộng phạm vi điều chỉnh sang kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng-Giai đoạn 3: 1945-1990: HP được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu với sự phát triển về góc độ lý luận, nghiên cứu, giảng dạy trong các trường ĐH

-Giai đoạn 4: 1990 đến nay: Liên xô sụp đổ, HP ở các quốc gia có sự điều chỉnh hợp lý

Câu hỏi về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 20133.1. Bối cảnh lịch sử3.2. Quá trình xây dựng và ban hành3.3. Cấu trúc Hiến pháp 2013

3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

3.1. Bối cảnh lịch sử- Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (nền kinh tế kế hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa)

- Sau hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập sâu, rộng kinh tế khu vực và quốc tế. Yêu cầu nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được đặt ra.

3.2. Quá trình xây dựng và ban hành Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (8/2011) quyết định sửa đổi HP1992, thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi HP 1992 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội ban hành Nghị quyết 38/2012/QH13 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP 1992

 Ngày 02/01/2013, Dự thảo sửa đổi HP 1992 được công bố lấy ý kiến toàn dân (đã có hơn 26 triệu lượt góp ý, 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đảm được tổ chức)

 Trình QH xem xét, cho ý kiến trong 3 kỳ họp (4,5,6) Trình Hội nghị BCH TW khóa XI (HNTW 5,7,8) và Bộ chính trị góp ý Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII với đa số phiếu tuyệt đối (486/488 ĐBQH tán thành, chiếm 97,59%) Ngày 08/12/2013, Chủ tịch Nước ký Lệnh số 18/2013/L-CTN công bố Hiến pháp năm 2013

 Ngày 01/01/2014 Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành.

3.3. Cấu trúc Hiến pháp 2013 Hiến pháp năm 2013 gồm có 11 Chương, 120 Điều (giảm 1 Chương và 27 Điều so với HP 1992) Bổ sung 12 Điều mới, giữ nguyên 7 Điều và sửa đổi, bổ sung 101 Điều.

 Lời nói đầu được rút ngắn còn 3 Khổ với 290 từ (HP 1992 có 6 khổ với 536 từ)

3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ nhất, HP 2013 tiếp tụng khẳng định và đề cao quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước “….Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (Trích Lời nói đầu HP 2013)“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” (Trích Khoản 1,2 Điều 2, HP 2013)

HP 2013 tiếp tụng khẳng định và đề cao quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước “…Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhândân;…”(Trích Điều 3, HP2013)

“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” (Trích Điều 6, HP 2013)

Thứ hai, HP 2013 tiếp tụng khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam“1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”(Trích Điều 4, HP 2013)

Thứ ba, HP 2013 tiếp tụng khẳng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vai trò của MTTQVN, CĐ, các tổ chức chính trị - xã hội“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.”(Trích Khoản 1, Điều 5, HP 2013)

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Trích Khoản 1, Điều 9, HP 2013)

Thứ tư, HP 2013 lần đầu tiên hiến định các quyền cơ bản của con người; thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. (Chương II, từ Điều 14 đến Điều 49)

Thứ năm, HP 2013 tiếp tục kiên định sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiếm soát giữa các CQNN Xác định rõ hơn chức năng của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

 Bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước

Thứ sáu, HP 2013 tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.” (Trích Điều 64 HP2013)

Thứ bảy, HP 2013 tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong HP 1992, làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
CQNN trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thứ tám, HP 2013 tiếp tục khẳng định vai trò của đối ngoại và chủ động hợp tác Quốc tế.
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.” (Trích Điều 12 HP2013)

LẦN ĐẦU TIÊN HIẾN PHÁP QUY ĐỊNH VIỆC TUYÊN THỆ ĐỐI VỚI 4 CHỨC DANH- CHỦ TỊCH NƯỚC- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ- CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAOKhoản 7, Điều 70, Hiến pháp năm 2013

“Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;”

4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.1. Quốc hội“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.” Điều 69,HP 2013

Quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội (Điều 70, HP 2013),Nhiệm kỳ của Quốc hội: 05 năm (60 ngày trước khi QH khóa cũ hết nhiệm kỳ, QH khóa mới phải được bầu xong),Quyền hạn, nhiệm vụ của UBTVQH (Điều 74,HP2013),Quốc hội họp công khai, mỗi năm họp 02 kỳ (hoặc họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng CP, 1/3 tổng số ĐBQH yêu cầu),Luật, nghị quyết của Quốc hội: phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành,

Làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Đại biểu Quốc hội: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước (Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội).
Đại biểu Quốc hội: có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

4.2. Chủ tịch nước
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” Điều 86,HP 2013

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủtịch nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 88, HP 2013)

4.3. Chính phủ“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” Điều 94,HP 2013

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 96, HP 2013)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (Điều 98, HP 2013)

4.4. Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” (Điều 102, HP 2013 )

“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” (Điều 107, HP 2013 )

4.5. Chính quyền địa phươngCác đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. (Điều 110, HP 2013 )

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
 Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. (Điều 114, HP 2013 )

 Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định. (Điều 118, HP 2013 )

4.6. Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nướcKiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định. (Điều 118, HP 2013 )