Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc là như thế nào

Đề bài

Câu hỏi (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tình huống 1:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CÔ BÉ RẮC RỐI LỰA CHỌN SÁCH?

     Thân gửi các bạn trong Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc!

    Mình bị gọi là Cô Bé Rắc Rối, năm nay mình học lớp 6, mình đang gặp một chuyện cần các bạn giúp đỡ. Mình với mẹ đang rất căng với nhau. Mẹ hay la mình là mê điện thoại, mê chơi game mà không chịu đọc sách. Mình thấy chơi game, lướt web thú vị hơn đọc sách nhiều. Chơi game rất vui, lướt web thì biết nhiều tin tức, làm quen được nhiều bạn bè, khám phá được nhiều vùng đất mới. Mình thích làm hướng dẫn viên du lịch nên mình thấy việc lướt web sẽ giúp mình biết rất nhiều thứ. Còn mẹ thì cứ khăng khăng là phải đọc sách, làm nghề gì cũng phải đọc sách. Không những vậy, mẹ còn nói là phải biết cách đọc sách thì mới được.

  Vậy nếu cần đọc sách thì một học sinh lớp 6 như mình nên đọc sách gì? Các truyện tranh như "Thần đồng đất Việt", "Đô-ra-ê-mon", "Thám tử lừng danh Cô-nan" có được không? Cho mình hỏi là làm hướng dẫn viên du lịch thì chỉ đọc sách liên quan đến du lịch thôi có được không? Cũng có lúc mẹ cho mình tiền đi mua sách nhưng sách thì rất nhiều, có sách lại dày, mình không biết lựa chọn làm sao cho nhanh, cho phù hợp với mình? Rồi "biết cách đọc sách" là sao? Mình thấy việc mua sách và đọc sách mới là rắc rối chứ không phải mình là rắc rối. Mình hỏi nhiều như vậy các bạn đừng gọi mình là Cô Bé Rắc Rối nhé!

  Mình mong các bạn giúp mình và những bạn gặp phải tình huống giống mình. Cảm ơn tất cả các bạn trong Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc!

Cô Bé Rắc Rối

(Nhóm biên soạn)

  Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì em sẽ giúp Cô Bé Rắc Rối cũng như các bạn rơi vào tình huống tương tự giải quyết vấn đề này như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc kĩ tình huống trong SGK và nêu hướng xử lý.

Lời giải chi tiết

- Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì đầu tiên em sẽ hướng dẫn cô bé cách chọn lựa những quyển sách phù hợp với thế mạnh của cô bé. Nếu cô bé thích làm hướng dẫn viên du lịch thì chọn những cuốn sách khám phá về các nước trên thế giới, bên cạnh đó đan xen những quyển sách về cuộc sống hoặc về cách làm tốt trong công việc của mình.

- Sau đó, em sẽ cùng cô bé học cách đọc sách đúng, khi đọc hết mỗi cuốn sách cô bé rút ra được những gì và bài học cho chính cuộc sống của cô bé. Như vậy cô bé sẽ thấy việc đọc sách không khó và nhàm chán như bản thân từng nghĩ.

Loigiaihay.com

(HNMCT) - Hình thành từ một nhóm sinh viên có chung niềm đam mê với sách, Câu lạc bộ (CLB) Sách Học viện Ngân hàng (BBA - Book Club of Banking Academy) đã hoạt động gần 3 năm dưới sự dìu dắt của Trung tâm Thông tin thư viện và Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng. Với sứ mệnh thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên, CLB không chỉ đồng hành trong việc nâng cao tri thức, tạo môi trường học tập thân thiện cho sinh viên nhà trường mà còn tạo nên một cộng đồng gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ niềm đam mê đọc sách của sinh viên trên địa bàn Thủ đô.

Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc là như thế nào

Câu lạc bộ BBA thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động lan tỏa văn hóa đọc tới mọi người. (Ảnh chụp khi dịch Covid-19 chưa bùng phát).

Tiếp lửa đam mê

Gắn bó với CLB từ ngày đầu thành lập, Nguyễn Thị Thanh Huyền (sinh viên năm cuối khoa Tài chính) cho rằng, việc tham gia sinh hoạt tại đây là một trải nghiệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên. Huyền từng là Chủ nhiệm CLB trong suốt 2 năm và chỉ dừng công việc yêu thích này khi sắp tốt nghiệp đại học.

Vốn đam mê môn ngữ văn, khi tham gia CLB, Huyền như được tiếp thêm “lửa” để nuôi dưỡng sự ham mê đọc sách. “Quả ngọt” đến khi Huyền xuất sắc nhận giải Nhất cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc toàn quốc năm 2019 với bài viết cảm nhận về cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Đặc biệt, trong cuộc thi này, Học viện Ngân hàng có tới 20 bài thi được chọn gửi vào vòng chung kết toàn quốc và nhận giải thưởng “Tập thể có nhiều bài dự thi đoạt giải nhất” với 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 4 giải Ba, 3 giải Khuyến khích. Theo Huyền, nhờ sự lan tỏa, góp sức của CLB cùng các sinh viên trong trường, Học viện Ngân hàng được biết đến là một trong những trường đại học có “thương hiệu” trong phong trào đọc.

Suốt gần 3 năm qua, BBA đã có nhiều hoạt động sôi nổi đóng góp vào “sân chơi” chung của sinh viên Học viện Ngân hàng như: “Sách - Tình yêu cuộc sống”, “Ngày hội sách hoa hồng”, “Hành trình chạm tới ước mơ”, “Tủ sách thiện nguyện”, “Đông ấm cho em”... Đặc biệt, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Ngân hàng, CLB đã tổ chức cuộc thi “Ngòi bút sinh viên” dành cho sinh viên có đam mê đọc, viết.

Bạn Đỗ Thị Huyền, sinh viên năm thứ 3 Khoa Kế toán, Chủ nhiệm CLB BBA cho biết: “Năm 2020 là lần đầu tiên CLB tổ chức cuộc thi “Ngòi bút sinh viên” và sẽ cố gắng biến nó trở thành một cuộc thi thường niên. Chúng tôi chọn chủ đề “First Love - Viết về lần đầu tiên con tim bạn biết đến yêu thương và trao đi yêu thương đó” và nhận được hàng trăm bài dự thi cảm động. Sau 3 vòng chấm, chúng tôi đã chọn được 11 bài dự thi xuất sắc nhất để trao giải. Ngoài những thí sinh Học viện Ngân hàng, còn có thí sinh đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Công đoàn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam... cũng tham gia dự thi và đoạt giải. Điều đó cho thấy cuộc thi thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ”.

Thí sinh giành giải Nhất trong cuộc thi - Trần Thị Phương Thu, sinh viên năm thứ 2 Khoa Quản trị Kinh doanh - chia sẻ: "Thu khá hứng thú với việc viết lách nhưng với đặc thù đào tạo của nhà trường thì các cuộc thi đều thiên về kinh tế và “Ngòi bút sinh viên” chính là cuộc thi mà Thu tìm kiếm bấy lâu. Đặc biệt, Thu rất ấn tượng với sự chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo lại là các thầy, cô giàu kinh nghiệm. Các thành viên trong CLB cũng rất thân thiện, nhiệt tình và đặc biệt là luôn có lòng khát khao lan tỏa văn hóa đọc tới mọi người. Hiện Thu đang háo hức mong chờ chủ đề năm nay để tiếp tục gửi bài tham dự".

Trao truyền cảm hứng

Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã gắn bó với BBA suốt 3 năm qua cho rằng, sợi dây gắn kết các thành viên CLB với nhau chính là tình yêu đối với sách và nhiệt huyết tuổi trẻ. Các hội viên tham gia rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, từ đó tạo ra sự thành công của hàng loạt cuộc thi, sự kiện mà CLB hỗ trợ, đồng tổ chức. Các bạn có chung niềm vui, niềm yêu thích và đặc biệt là luôn giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Còn theo Chủ nhiệm CLB Đỗ Thị Huyền, Ban Chủ nhiệm CLB luôn mong muốn kết nối các bạn yêu sách, CLB khác để sách thực sự là người bạn lớn, là người đồng hành thân thiết của mỗi người.

Ghi nhận, đánh giá cao hoạt động của BBA, Tiến sĩ Lê Thị Minh Ngọc, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng cho rằng, xuất phát từ niềm đam mê đọc sách, CLB đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực, tạo nên sức lan tỏa rộng rãi và truyền cảm hứng về văn hóa đọc cho các bạn sinh viên trong và ngoài học viện.

“Đọc sách là thói quen rất quan trọng. Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế tri thức, nhu cầu nhân lực chất lượng cao là rất lớn, do vậy, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn khi học tập tại nhà trường, sinh viên cần chủ động tích lũy kiến thức, nâng cao giá trị bản thân thông qua việc đọc sách, tài liệu trong và ngoài nước để phát triển toàn diện, trở thành người hiểu biết, có tư duy và kỹ năng tốt... Sinh viên không rèn được thói quen đọc sách thường xuyên thì sẽ bị thiếu hụt kiến thức, mất lợi thế cạnh tranh so với các sinh viên khác trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động hiện nay”, Tiến sĩ Lê Thị Minh Ngọc khẳng định.