Cấu trúc nào sau đây chứa diệp lục

Lời giải:

Trên màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20nm gọi là đơn vị quang hợp.

Đáp án cần chọn là: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Cấu trúc nào sau đây của lục lạp chứa diệp lục?

Câu hỏi: Cấu trúc nào sau đây của lục lạp chứa diệp lục?

A. Trong khoang tilacoit

B. Màng tialcoit

C. Màng trong lục lạp

D. Chất nền strôma

Đáp án

B

- Hướng dẫn giải

Màng tialcoitcủa lục lạp chứa diệp lục

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Duy Tân

Lớp 11 Sinh học Lớp 11 - Sinh học

Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì

Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?

Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?

Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là

Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?

Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?

Ti thể không có chức năng nào sau đây?

Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong bào quan:

Lục lạp không có cấu trúc nào sau đây:

 Lục lạp có chức năng nào sau đây?

Các bào quan có axit nucleic ngoài nhân là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây?

A. Chất nền

B. Các túi màng tilacoit

C. Màng ngoài lục lạp

D. Màng trong lục lạp

Trả lời

Đáp án đúng B.Các túi màng tilacoit

Kiến thức tham khảo về tế bào nhân thực

1. Tế bào nhân thực là gì?

Tế bào nhân thực là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm cùng một số loại tế bào khác. Đặc điểm nổi bật nhất của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và có nhiều bào quan để thực hiện những chức năng khác nhau.

Mỗi loại bào quan của tế bào nhân thực đều có những cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyển hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ có hệ thống màng.

2. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực?

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.

- Có nhân và màng nhân bao bọc.

- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.

- Các bào quan đều có màng bao bọc.

3. Cấu tạo của tế bào nhân thực như thế nào?

Các tế bào nhân thực đều được cấu tạo từ những bộ phận cơ bản như sau:

Nhân tế bào

Nhân tế bào là bộ phận dễ nhìn thấy và được coi là quan trọng nhất trong tế bào nhân thực. Bởi nó chính là nơi lưu giữ thông tin di truyền cũng đóng vai trò như là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi quá trình trao đổi chất được thực hiện trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tế bào. Vì vậy, khi tìm hiểu tế bào nhân thực là gì thì chắc chắn bạn sẽ cần biết đến chức năng chính của nhân tế bào trong cấu trúc tổng thể của nó.

- Phần nhân tế bào được cấu tạo từ những thành phần đó là:

+ Màng nhân: Màng nhân của tế bào nhân thực sẽ bao gồm màng ngoài và màng trong và mỗi màng có độ dày khoảng 6 – 9nm. Trong đó, màng ngoài được cấu tạo gắn liền với nhiều phân tử protein để cho phép những phân tử nhất định đi vào hoặc đi ra khỏi nhân một cách thuận lợi.

+ Chất nhiễm sắc: Tế bào nhân thực bao gồm chất nhiễm sắc. Các nhiễm sắc thể chứa ADN kết hợp cùng với nhiều protein kiềm tính. Bên cạnh đó, các sợi nhiễm sắc thể này được thông qua quá trình xoắn để tạo thành nhiều nhiễm sắc thể. Số lượng các nhiễm sắc thể ở trong tế bào nhân thực sẽ mang những đặc trưng riêng biệt đặc trưng cho từng loài.

+ Nhân con: Trong nhân của tế bào nhân thực sẽ có chứa một hoặc một vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so hẳn với các phần còn lại. Đó được gọi là nhân con. Trong nhân con chủ yếu có chứa protein với hàm lượng có thể lên tới 80 – 85%.

Ri - bô - xôm

- Cấu trúc: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé.

- Chức năng: ribôxôm là nơi tổng hợp protein cho tế bào

Lưới nội chất

- Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.

- Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

- Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

- Peroxisome được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chứa các enzim đặc hiệu, tham gia vào quá trình chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào.

- Lưới nội chất trong tế bào nhân thực tạo nên các xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra các sản phẩm nhất định đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào. Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chức năng chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào.

Bộ máy Gôngi

Bộ máy Gôngi được cấu tạo với dạng túi dẹt được xếp cạnh nhau. Tuy nhiên, chúng không dính lấy nhau mà cái này là hoàn toàn tách biệt với cái kia. Vì vậy, chức năng chính của bộ máy Gôngi đó chính là quá trình lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tất cả các tế bào trong tế bào nhân thực.

Ti thể

- Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc:

+ Màng ngoài trơn không gấp khúc.

+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Lục lạp

Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật.

Lục lạp thường có hình bầu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu - gọi là chất nền (stroma) và các hạt nhỏ (grana). Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.

Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp (gọi là tilacoit). Trên bề mặt của màng tilacoit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20nm gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp lượng protein cần thiết cho mình.