Cây cà ri mua ở đâu

BỘT LÁ CÀ RI: 250.000vnd/kg

Lá cà ri tươi: 70.000vnd/kg

LƯỢNG ĐẶT HÀNG TỐI THIỂU:

BỘT LÁ CÀ RI: 10KG | LÁ CÀ RI TƯƠI: 50KG

GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TÔI:

  • Chúng tôi chuyên cung cấp lá cà ri với số lượng lớn dành cho những công ty chuyên xuất khẩu. Số lượng đáp ứng khoảng 2 tấn lá/ tuần.
  • Thực hiện sàng lọc, xử lý sạch lá cà ri theo yêu cầu xuất khẩu của quý khách.
  • Đóng thùng cartong theo quy cách vận chuyển mà quý khách mong muốn.

CÁC LOẠI QUY CÁCH LÁ CÀ RI HIỆN TẠI CHÚNG TÔI ĐANG CUNG CẤP:

  • Loại Lá ĐÓNG THÙNG + CHỌN LỌC LÁ: Loại này hiện tại chúng tôi thường gia công cho những công ty chuyên xuất trực tiếp và không có xưởng để xử lý. Lá cà ri khi chúng tôi thu hoạch về, sẽ cho công nhân rửa qua nước để đảm báo không còn bụi, rệp, các loại kiến mà hãng bay hoặc hải quan Việt Nam cấm xuất khẩu. Sau khi xử lý sạch, lá sẽ được để ráo nước và đóng vào từng thùng cartong mổi thùng có khối lượng khoảng 10kg. Kích thước thùng: DXRXC = 70X40X40cm.
    Cây cà ri mua ở đâu
    Lá cà ri đang được đóng thùng
  • Loại lá CHƯA PHÂN LOẠI, CHƯA ĐÓNG THÙNG: Loại này là loại thô, thường xuất bán cho những khách hàng có xưởng, có công nhân để xử lý. Khi thu hoạch về, chúng tôi sẽ đóng bao theo từng bó, chưa qua xử lý và giao về công ty theo địa chỉ quý khách yêu cầu.
    Cây cà ri mua ở đâu
    Công ty khách hàng đang xử lý lá

CÁCH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TIỀN

  • ĐẶT HÀNG: Quý khách có nhu cầu mua lá cà ri với số lượng lớn, quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại: 0909.652.109. Hoặc email: , cung cấp cho chúng tôi thông tin hàng mà quý khách yêu cầu. Chúng tôi sẽ xác nhận  lại yêu cầu của quý khách. Nếu chúng tôi đáp ứng được sẽ tiến hành làm hợp đồng để đặt hàng.
  • THANH TOÁN: Khi đồng ý thỏa thuận giữa hai bên, quý khách vui lòng chuyển khoản trước cho chúng tôi 50% tiền hàng. Khi giao hàng qua công ty, kiểm tra hàng đúng theo yêu cầu, quý khách vui lòng thanh toán tiếp cho chúng tôi 50% còn lại.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SƠ CHẾ LÁ CÀ RI

Lá cà ri được chọn lọc trước khi đóng thùng Khi chọn lọc, lá được để ráo nước trong kho lạnh Lá được bảo quản trong kho lạnh

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LÁ CÀ RI

Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi, họ Rutaceae. Cây thân gỗ nhỏ cao khoảng 2 – 6m, lá mọc đối xứng từ 17 – 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và đất thịt. Cây được trồng khắp nơi ở Ấn Độ chủ yếu để lấy lá làm hương liệu gia vị hoặc để trang trí. Lá cà ri Ấn Độ cũng được xuất cảng sang nhiều nước. Cây cà ri còn được trồng ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia… Ở Việt Nam, cây cà ri được trồng nhiều ở Nha Trang (Khánh Hòa).

Cà ri bột được điều chế sau khi nghiền nát lá cà ri và nhiều nhà nghiên cứu ở Anh đã chế biến loại bột bắt chước hương vị của cà ri Ấn Độ. Ở Ấn Độ, các chuyên gia ẩm thực thường dùng lá tươi để chế biến, chiên lá trong bơ hoặc dầu trong vài phút, đặc biệt là dùng cà ri chế biến thực phẩm cho những người ăn chay.

Kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong 100g lá cà ri cho thấy có 66,3% nước, 6,1% protein gồm các acid amine tự do như asparagine, serine, aspartic acid, glutamic acid, threomine, proline, alanine, tyrosine, tryptophan, histidine… vốn là các acid amine có lợi cho sức khoẻ, 1% chất béo, 16% carbohydrat và 4,2% nguyên tố vi lượng gồm calci, phosphore, sắt và vitamine C. Chính vì vậy, lá cà ri có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.

Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò… để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.

CÔNG DỤNG VÀ DƯỢC TÍNH TRONG LÁ CÀ RI

► Điều trị rối loạn tiêu hóa: 1- 2 muỗng nước ép lá cà ri, thêm 1 muỗng nước ép trái quất và một ít đường sẽ là một loại thuốc rất hiệu nghiệm chữa chứng đau bụng, nôn mửa do ăn không tiêu hoặc ăn quá nhiều chất béo. Lá cà ri nghiền thành bột trộn với vài muỗng bơ, sữa ăn lúc bụng đói sẽ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa hay bụng đầy hơi. Lá cà ri nấu chín có thể ăn không hoặc trộn với mật ong có thể chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ. 1 muỗng bột hoặc 1 muỗng nước sắc vỏ cây cà ri hòa với nước sẽ chặn đứng được chứng nôn mửa.

► Chữa bệnh tiểu đường: Mỗi buổi sáng ăn 10 lá tươi Cây cà ri (chọn lá không non không già), ăn liên tục trong 3 tháng sẽ ngừa được bệnh tiểu đường. Theo Giáo sư Peter Houghton thuộc King College ở London (Anh), những người ăn lá cây cà ri thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường Peter Houghton và các đồng nghiệp cho biết lá cây cà ri thường được dùng để chế biến các món ăn và thuốc chữa lành vết thương, có các chất có tác dụng giảm lượng đường thải ra trong nước tiểu ở những bệnh nhân tiểu đường do di truyền, đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường đưa vào máu. Ở các bệnh nhân bị tiểu đường do béo phì, lá cà ri có tác dụng làm giảm lượng triglyceride và cholesterol toàn phần trong máu, giúp người bệnh giảm cân và khi trọng lượng cơ thể giảm, lượng đường bài tiết qua nước tiểu cũng giảm theo. TS. Deepali Shastri cho biết: Ngoài cách ăn lá tươi, bệnh nhân tiểu đường còn có thể làm hạ đường huyết bằng cách ngâm một muỗng cà phê hạt cà ri trong ly nước, để qua đêm rồi chắt nước uống mỗi buổi sáng.

► Tác dụng chống oxy hóa tế bào: Các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện ra rằng lá cà ri, loại gia vị truyền thống của người Ấn từ hàng nghìn năm qua, có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ các tế bào gan và tăng cường việc thải độc của gan. Nước ép rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa đau và các rối loạn có liên quan đến tiết niệu và sinh dục.

► Chữa tóc bạc sớm: Lá cà ri được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm. Theo các nghiên cứu, lá cà ri có tác dụng nuôi dưỡng chân tóc, giúp cho tóc mới mọc khoẻ hơn và có đầy đủ sắc tố. Có thể ăn lá cà ri với nhiều cách chế biến như trộn giấm, xốt hoặc xay với một ít bơ, sữa.

► Dưỡng tóc: Lá cà ri đun với dầu dừa đến khi đặc sệt và có màu đen bôi lên chân tóc sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc, kích thích tóc mọc nhiều hơn, giúp tóc khỏe và giữ được màu đen tự nhiên.

► Trị phỏng và vết cắn của côn trùng: Lá cà ri có thể được dùng làm cao đắp lên các vết phỏng, các vết thâm tím, mẩn ngứa trên da. Trong trường hợp bị côn trùng chích hay rắn rết cắn, có thể dùng trái cà ri chín, ép lấy nước pha với nước ép trái quất để bôi lên vết thương.

► Bổ mắt: Ép lấy nước lá cà ri tươi pha loãng trong nước đun sôi để nguội, lọc thật sạch rồi nhỏ vào mắt để cho mắt sáng hơn, tăng cường thị lực và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).

► Các tác dụng khác: Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và giúp tăng cường trí nhớ (có thể dùng cho các bệnh nhân Alzheimer). Cách dùng: Từ nhiều thế kỷ qua, người Ấn, nhất là ở miền Nam, xem lá cà ri như một hương liệu thiên nhiên được chế biến với tên gọi samber, rasam (gồm lá cà ri trộn với hành tây, rau mùi, cà rốt, khoai tây, nước me, ngò tây, bột nghệ, mù tạt, ớt đỏ, dừa…) hoặc dùng bột cà ri để chế biến các món ăn. Chutney là tên một loại rau ghém gồm lá cà ri trộn với rau mùi, dừa nạo và cà chua.

Người Việt thường dùng bột cà ri trong các món như cơm chiên, bánh xèo hoặc các món như cà ri gà, thỏ, vịt, dê, trừu, cá, lươn nấu chung với khoai, đậu, củ hành…, tùy theo khẩu vị của mỗi địa phương. Có thể nói cả cây cà ri – từ lá, vỏ, thân, rễ đến trái – đều có ích, vừa là thực phẩm bồi bổ cơ thể vừa là một vị thuốc quý của y học cổ truyền.
Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.

MÓN ĂN NGON TỪ LÁ CÀ RI

Cà ri là môt loại cây, lá và hạt dùng làm gia vị nổi tiếng trong ngành ẩm thực Ấn Độ và một số nước Á Đông. Hạt cà ri xay ra thành bột có màu vàng, mịn, mùi vị đặc trưng, dùng chế biến nhiều món ăn thơm ngon độc đáo như cà ri gà, cà ri dê, mực chiên cà ri, cá lóc tẩm cà ri chiên giòn…

Trong ẩm thực người Việt, các đầu bếp thường dùng bột cà ri ướp với thịt và hải sản trước khi nấu và chiên xào. Lá cũng được cho vào các món nấu, xào nhằm tăng thêm mùi vị và chất lượng. Các món cà ri Việt thường nấu chung với khoai tây, khoai lang, cà rốt, rau, củ, quả, tùy theo sáng tạo của mỗi đầu bếp.

Ngoài dùng làm gia vị, cà ri còn là món ăn vị thuốc, có lợi cho sức khỏe con người. Lá cà ri khô mùi thơm hơi hắt có khả năng trị được chứng buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu. Có thể ăn sống hoặc nấu chín. Trong dân gian người ta còn dùng lá cà ri khô vò nát đắp lên các chỗ bỏng hoặc vết bầm.

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, lá cà ri khô có khả năng ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan. Lá cà ri nấu chín còn chữa được tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ bằng cách ăn không hoặc trộn với mật ong. Ngoài ra, lá cà ri còn có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh tiểu đường và giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm.

Chính vì mùi vị đặc trưng và lợi ích của cây cà ri nên các đầu bếp và chuyên gia ẩm thực đã chọn những chiếc lá cà ri biến tấu thành món ngon độc đáo, có một không hai trong làng ẩm thực như một món rau chiên giòn thú vị cho những bữa ăn chơi, thư giãn hoặc tiệc tùng.

Từ lâu, các nhà hàng đã chế biến các món rau – củ – bông chiên giòn như rau muống chiên giòn, bông bí chiên giòn, khoai tây chiên giòn… Nay có thêm món lá cà ri chiên giòn vừa thơm ngon vừa có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp bảng thực đơn ăn chơi ngày càng phong phú.

Muốn làm món này, người ta dùng những nhánh lá cà ri còn non tơ, rửa sạch, để ráo nước rồi nhúng vào thau bột đã nêm đủ gia vị tiêu, hành, tỏi, ớt, bột ngọt vừa ăn trước khi bắc chảo lên chiên. Có thể chiên bằng dầu hoặc mỡ, và công việc cuối cùng chỉ là nhớ giữ lửa liu riu cho đến khi bột chuyển sang màu vàng thì nhanh tay vớt ra.

Lá cà ri chiên giòn là món ăn chơi đồng thời là món ăn vị thuốc. Có thể nhón tay bốc ăn lai rai như một món quà vặt, cầu kỳ thì thêm chén tương ớt hoặc nước xốt chua cay.

Cà ri là cây dễ trồng, mau lớn. Hiện nhiều gia đình trồng cà ri như trồng kiểng, vừa dùng để ăn, làm gia vị vừa dùng làm thuốc rất công dụng.

BÀI THUỐC TỪ LÁ CÀ RI

Không chỉ là gia vị làm tăng hương thơm và sức hấp dẫn cho món ăn, lá cà ri còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trị chứng tiêu chảy: Lá cà ri khô dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.

Khó tiêu, buồn nôn: Lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.

Cải thiện thị lực: Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.

Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc: Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.

Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe.

Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân.

Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.

Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.

LÁ CÀ RI NGĂN RỤNG TÓC

1. Lá cà ri làm trẻ hóa các nang tóc bị tổn thương. Chúng có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu giúp phục hồi nang tóc và nhờ đó tự động thúc đẩy sự phát triển của tóc.  

2. Nang tóc thường bị tắc do sử dụng các sản phẩm nhân tạo và các sản phẩm xử lý hóa học cũng như tình trạng môi trường ô nhiễm. Lá cà ri làm thông thoáng nang tóc giúp giữ lại các chức năng của nang và giúp tóc phát triển.

3. Lá cà ri giàu vitamin B tốt cho chân tóc, giúp ích cho sự phát triển của tóc mới khỏe hơn và dày hơn.  

4. Tóc bạc sớm cũng là một lý do gây rụng tóc. Tóc trở nên thiếu sức sống và bạc màu. Strees, thuốc lá và rượu là nguyên nhân gây bạc tóc. Vitamin B trong lá cà ri cũng có tác dụng giảm tóc bạc sơm và từ đó mái tóc sẽ bóng mượt và chắc khỏe hơn.

5. Tóc mỏng cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Lá cà ri là nguồn protein và beta-carotene dồi dào giúp giải quyết vấn đề tóc bị mỏng đi, nhớ đó giúp chống lại các vấn đề về tóc rụng.  

6. Lá cà ri cũng chứa nhiều chất chống ô xi hóa giúp dưỡng ẩm da đầu và loại bỏ các nang da đầu chết – nguyên nhân chính gây ra gàu.

7. Lá cà ri còn giúp sợi tóc chắc khỏe. Vitamin B6 trong lá cà ri hoạt động như chất điều chỉnh hooc-môn trị rụng tóc và tăng cường sức mạnh chân tóc.

Cách dùng lá cà ri để trị rụng tóc

1. Cách dễ nhất đó là bổ sung lá cà ri vào chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể thêm bột lá cà ri hoặc lá cà ri tươi vào món ăn. Làm vậy không những ngừa tóc rụng và còn giúp bạn loại bỏ các vấn đề sức khỏe khác.

2. Lấy lá cà ri tươi và xay nhuyễn. Thêm 1-2 muỗng sữa và trộn đều. Sau đó thoa hỗn hợp lên da dầu và để trong 20-30 phút. Cuối cùng gội sạch lại bằng dầu gội hàng ngày. Làm 2-3 lần một tháng và bạn sẽ thấy kết quả ngay.

3. Mát-xa da đầu bằng hỗn hợp lá cà ri với sữa chua. Để trong vòng 15 phút và gội lại bằng nước ấm hoặc dầu gội hàng ngày. 

4. Hấp tóc bằng lá cà ri 2 lần mỗi tuần trong vòng ít nhất là 20 phút để giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

cây cà ri
cay ca ri
cây cari
cà ri là gì
cay cari
cây cà ri ấn độ
bột cà ri là gì
bột cà ri
co ca ri
bot ca ri
mua lá cà ri
mua lá cà ri ở đâu
Bán lá cà ri
Lá cà ri bán ở đâu
Lá cá ri hcm
Lá cà ri hà nội
Lá cà ri có tác dụng gì

About Admin

Cây cà ri mua ở đâu
Tôi là Lâm, là admin website Hương Rừng. Với đam mê tìm hiểu về các loại thảo dược, gia vị độc đáo của Việt Nam. Với những kiến thức tôi được đọc và được trải nghiệm thực thế, hy vọng sẽ chia sẻ được nhiều thông tin hữu ích về Thảo dượcẨm thực Việt Nam tới các bạn.