Certificate of Origin form E là gì

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá [C/O] Form E

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong việc thực hiện xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá [C/O] Form E

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

C/O Form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc [ACFTA], xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

Quy tắc xuất xứ C/O Form E được quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BCT, trong đó, có một số nội dung là

Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ dưới đây:

  • Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên
  • Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.
  • Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định của pháp luật

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng [bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng] được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.
  • Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.
  • Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên mà chưa qua chế biến, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch và phân.
  • Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.
  • Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại một Nước thành viên.
  • Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của một Nước thành viên, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
  • Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên hoặc treo cờ của Nước thành viên đó.
  • Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký hoặc được treo cờ của một Nước thành viên
  • Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
  • Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
  • Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ một số sản phẩm

Hiện nay, theo quy định của Bộ Công thương, các cơ quan, tổ chức cấp C/O Form E bao gồm:

  • Các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
  • Sở Công thương Hải Phòng
  • Ban Quản lý Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội
  • Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Giang

Original [Duplicate/Triplicate]

 Reference No.
1. Products consigned from [Exporter’s business name, ASEAN-CHINA FREE TRADE AREA
     address, country] PREFERENTIAL TARIFF
CERTIFICATE OF ORIGIN
[Combined Declaration and Certificate]
2. Products consigned to [Consignee’s name, address,        FORM E
     country]          Issued in  ______________
       [Country]
 See Overleaf Notes
3. Means of transport and route [as far as known] 4. For Official Use
     Departure date Preferential Treatment Given
     Vessel’s name/Aircraft etc. Preferential Treatment Not Given [Please state reason/s]
     Port of Discharge
        ……………………………………………………………………………….
Signature of Authorised Signatory of the Importing Party
5. Item

Number

6. Marks and

numbers on packages

7. Number and type of packages, description of products [including  quantity where appropriate and

HS number in six digit code]

8. Origin criteria

[see Overleaf Notes]

9. Gross  weight or  net weight or other quantity, and value [FOB] only when RVC criterion is applied 10. Number,      date of Invoices
           
11. Declaration by the exporter 12. Certification
      The undersigned hereby declares that the above       It is hereby certified, on the basis of control
      details and statement are correct; that all the products       carried out, that the declaration by the
      were produced in       exporter is correct.
…………………………………………………….
[Country]
      and that they comply with the origin requirements
      specified for these products in the Rules of Origin for the ACFTA for the products exported to  
…………………………………………………….
[Importing Country]
……………………………………………………. ……………………………………………………………………..
Place and date, signature of Place and date, signature and stamp of
authorised signatory certifying authority
 

13

□  Issued Retroactively                □   Exhibition

□  Movement Certificate              □  Third Party Invoicing

C/O Form E phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa [trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra]. Nội dung kê khai C/O mẫu E cụ thể như sau:

Ô trên cùng bên phải “Reference No.” ghi số tham chiếu [do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi]. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Tên viết tắt của Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
  • Nhóm 2: Tên viết tắt của Nước thành viên nhập khẩu, gồm 02 ký tự như sau:
CN: Trung Quốc TH: Thái Lan
BN: Bờ-ru-nây LA: Lào
KH: Cam-pu-chia ID: In-đô-nê-xi-a
MY: Ma-lai-xi-a MM: Mi-an-ma
PH: Phi-líp-pin SG: Xinh-ga-po
  • Nhóm 3: Năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ cấp năm 2019 ghi là “19”;
  • Nhóm 4: Mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;
  • Nhóm 5: Số thứ tự của C/O, gồm 5 ký tự;
  • Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 2 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này là: “VN-CN 19/02/00008”.

  • Ô số 1: Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu [Việt Nam].
  • Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.
  • Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải [nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu] và tên cảng bốc dỡ hàng.
  • Ô số 4: Để trống.
  • Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng.
  • Ô số 6: Ký hiệu, số kiện hàng.
  • Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa [bao gồm số lượng và mã HS ở cấp độ 6 số].
  • Ô số 8: Ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở Ô số 11 của C/O Điền vào Ô số 8
  • Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này
WO
  • Hàng hóa được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều Nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này
PE
  • Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này
  • Hàm lượng giá trị khu vực [RVC]
Ghi tỉ lệ phần trăm thực tế hàm lượng giá trị khu vực ACFTA, ví dụ “RVC 50%”
  • Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số
CTH
  • Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
PSR
  • Ô số 9: Ghi trọng lượng cả bao bì hoặc trọng lượng tịnh hoặc đơn vị đo lường khác và trị giá FOB chỉ ghi trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC.
  • Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại được phát cho lô hàng nhập khẩu vào Nước thành viên nhập khẩu.
  • Ô số 11:
    • Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng ra hàng hóa;
    • Dòng thứ hai ghi tên Nước thành viên nhập khẩu;
  • Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.
  • Ô số 12: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

Ô số 13:

  • Trường hợp cấp sau thì đánh dấu vào Ô “Issued Retroactively” bằng điện tử hay đánh máy với thông tin khác trên C/O mẫu E. Trường hợp không thể đánh dấu bằng điện tử hay đánh máy thì đóng dấu với dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”;
  • Trường hợp sản phẩm được gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm nhằm nhập khẩu vào một Nước thành viên thì đánh dấu vào Ô “Exhibition”. Tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm ghi tại Ô số 2;
  • Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng thì đánh dấu vào Ô “Movement Certificate”. Trị giá trên Ô số 9 là trị giá hóa đơn của sản phẩm được xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian. Trị giá trên Ô số 9 chỉ cần ghi nếu áp dụng tiêu chí RVC. Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc ghi tại Ô số 7;
  • Trường hợp hóa đơn được phát hành bởi một nước thứ ba thì đánh dấu vào Ô “Third Party Invoicing”. Số hóa đơn được ghi tại Ô số 10. Tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba ghi tại Ô số 7.

Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định [có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa], hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo mẫu;
  • Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
  • Bản sao hóa đơn thương mại [đóng dấu sao y bản chính của thương nhân];
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương [đóng dấu sao y bản chính của thương nhân] trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
  • Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa [đóng dấu sao y bản chính của thương nhân];
  • Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao [đóng dấu sao y bản chính của thương nhân] như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu [trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất]; hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước [trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất]; giấy phép xuất khẩu [nếu có]; chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định [không thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra], hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên bao gồm các chứng từ trên. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ trên. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Lưu ý: Trong trường hợp chưa có các chứng từ tờ khai xuất khẩu và hóa đơn thương mại, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.

  • Thủ tục xin cấp C/O Form E

Thủ tục xin cấp C/O Form E được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo mẫu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [có dấu sao y bản chính của thương nhân];
  • Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [nếu có] theo mẫu.

Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử. Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

  • Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vnhoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.

Bước 2: Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa.

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

 Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân.
  • Tiêu chí xuất xứ WO- Wholly Owned: Đây là tiêu chí được hiểu là toàn bộ sản phẩm được sản xuất 100% từ Trung Quốc. Từ khâu chọn lọc nguyên liệu tới quá trình sản xuất.
  • Tiêu chí xuất xứ PE- Produced Entirely: Tiêu chí này để chỉ các mặt hàng có thể được gia công sản xuất ở các nước khác. Nhưng phải đảm bảo rằng nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc và có nguồn gốc từ Trung Quốc.
  • Tiêu chí xuất xứ RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Tiêu chí này được giải thích là hàng có giá trị hơn 40% của Trung Quốc thì CO mẫu E được chấp nhận.
  • Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3
  • Thông tin người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa
  • Tên phương tiện vận tải và tuyến đường
  • Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa [gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu].
  • Tiêu chí xuất xứ.
  • Trọng lượng toàn bộ [hoặc lượng khác] và giá trị FOB
  • Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.
  • Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp.
  • Thiếu dấu tick “ Issued Retroactively” trong trường hợp ngày cấp CO quá 3 ngày sau khi tàu chạy.
  • Số liệu CO không khớp với các giấy tờ khác: Đây là một lỗi rất cơ bản và hay gặp. Số liệu CO không đúng không trùng khớp với các giấy chứng từ khác, sẽ làm cho việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Khi phát hiện ra cần tiến hành khắc phục ngay.

Bạn có thể làm Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá [C/O] Form E tại:

  • Online: trên hệ thống ecosys.gov.vn
  • Offline: tại sở công thương

Trên đây là một số thông tin về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá [C/O] Form E. Trước khi thực hiện, các cá nhân, tổ chức nên tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan để việc thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả.

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Video liên quan

Chủ Đề