Chế độ thai sản của chồng 2023

Chế độ thai sản là chế độ người lao động nhận được khi sinh con nếu tham gia BHXH. Vậy quy định về chế độ thai sản mới nhất năm 2022 như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của kế toán Lê Ánh về cách tính bảo hiểm thai sản.

Mục lục

  • 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
  • 2. Cách tính bảo hiểm thai sản 
    • Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con
    •  Tiền chế độ thai sản
    • Tiền dưỡng sức sau sinh

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp như sau

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Ngoài các quy định trên thì người lao động cần đáp ứng thêm các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản như

– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Trong trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi mà đáp ứng đủ các điều kiện như trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

>>>Tham khảo: Khóa học kế toán tổng hợp cùng chuyên gia

2. Cách tính bảo hiểm thai sản 

Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con

Theo quy định thì lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được nhận tiền thai sản như sau:

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2

Trong năm 2022 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức trợ cấp thai sản một lần khi sinh con là 2,96 triệu đồng.

Chú ý: Chế độ thai sản của chồng, lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu

  • Cha phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con nếu chỉ có cha tham gia BHXH
  • Chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con
  • Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người cha phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh.

 Tiền chế độ thai sản

– Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con

Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng x 100%

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

– Tiền trợ cấp trong các trường hợp khác

Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x số ngày nghỉ 

Ví dụ về cách tính bảo hiểm thai sản

Chị Lan đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 04/2021 đến tháng 12/2021 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng. Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị Lan là 6 triệu đồng/tháng. Đến tháng 4/2022 thì chị Lan sinh con. 

Vậy mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi chị Lan nghỉ sinh con là 5,5 triệu đồng. Vậy tổng số tiền thai sản chị Lan được nhận trong thời gian nghỉ sinh là: 5,5 x 6 = 33 triệu đồng

Tiền dưỡng sức sau sinh

Sau thời gian nghỉ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà lao động nữ chưa hồi phục sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức. Thời gian nghỉ dưỡng được tính như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở. Vậy mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày.

Ví dụ: Chị Lan phải sinh mổ và sức khỏe chưa ổn định. Ngày 11/2/2022, chị hết thời gian nghỉ thai sản nhưng do điều kiện sức khỏe chưa ổn định, chị xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định chị được nghỉ 5 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày.

Vì vậy, tổng tiền dưỡng sức của chị Lan là: 447.000 đồng x 5 = 2.235.000 đồng.

Vậy qua bài viết trên, kế toán Lê Ánh đã chia sẻ với bạn đọc quy định chế độ thai sản mới nhất năm 2022. Hiện kế toán Lê Ánh đang tổ chức các khóa học kế toán tổng hợp online và offline để bạn đọc tham gia. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu thực tế và khóa học hành chính nhân sự. Kế toán Lê Ánh chúc bạn đọc thành công.

>>>Xem thêm: 

  • 3 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội [BHXH] Nhanh Và Chính Xác
  • Lương Cơ Bản Là Gì? Cập Nhật Mức Lương Cơ Bản Mới Nhất
  • Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất – Kế Toán Lê Ánh
  • Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
  • Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề