Chép chính tả tiếng Anh là gì

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất, cũng như một cái nhìn đa chiều về việc luyện nghe TOEIC bằng Phương pháp Nghe chép chính tả.

Với 12 năm đèn sách tại trường học và thậm chí là thêm 4-6 năm nữa mài giũa tại các trường đại học, cao đẳng, việc học ngữ pháp và đọc hiểu dường như không trở thành gánh nặng quá lớn với những bạn muốn học và thi TOEIC. Ngược lại, do môi trường giáo dục còn thiếu hoàn thiện ở nhiều trường, việc nghe hiểu lại là một vấn đề mà nhiều bạn còn vướng mắc.

Không có điều kiện nghe nhiều, thậm chí giáo viên còn phát âm sai khiến chính các bạn cũng không phân biệt được các từ, biết mặt chữ nhưng khi nghe lại không hiểu mình đang nghe chính từ đó. Sự thiếu rèn luyện khiến khi vào bài thi, đặc biệt là bài thi TOEIC với phần Listening TOEIC đa dạng, nhiều giọng đọc, nhiều ngữ âm, bối cảnh, việc nghe lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong quá trình cải thiện kỹ năng nghe đầy gian nan, hẳn ít nhất một lần bạn đã được nghe nhắc đến phương pháp Nghe chép chính tả như một thần dược chữa điếc.

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất, cũng như một cái nhìn đa chiều về việc luyện nghe bằng Phương pháp Nghe chép chính tả này.

Tham khảo: Bí kíp luyện nghe TOEIC đầy đủ nhất

I. NGHE CHÉP CHÍNH TẢ LÀ GÌ?

Nghe chép chính tả - đúng như cái tên của nó - là việc chúng ta nghe và chép lại mọi thứ mà mình nghe được một cách chính xác từng từ.

Ban đầu bạn sẽ cảm thấy phương pháp này thật sự khó khăn, vất vả và có phần nhàm chán, nhưng như người Anh đã nói: Hard work pays off, No pain no gain; điều gì càng khó khăn thì kết quả nó mang lại lại càng bất ngờ.

Nghe chép chính tả là phương pháp được khuyên dùng rất nhiều trong việc luyện nghe, đặc biệt là trong các bài thi lấy chứng chỉ như TOEIC [và cả IELTS].

II. CÁCH LUYỆN NGHE TOEIC THEO PHƯƠNG PHÁP NGHE CHÉP CHÍNH TẢ

1. Chuẩn bị

Điều quan trọng đầu tiên trước khi nghe đó là các bạn cần hết sức lưu ý trong việc chọn lọc nguồn để nghe chép:

Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên chọn những đoạn ngắn 2-3 phút vì nếu chọn đoạn chép dài bạn sẽ nản mà không thể chép hết, cũng như khó tập trung trong suốt phần nghe của mình. Một đoạn nói khoảng 2 phút khi chép ra giấy sẽ có dung lượng khoảng 600-700 chữ [một trang A4 đánh máy, chữ size 12].

Trước hết bạn nên chọn những chủ đề nghe mà bạn thấy thú vị để kích thích năng lượng cho đôi tai bạn thính hơn. Bạn cũng có thể tập nghe và chép những đoạn phim ngắn mà bạn yêu thích. Sau khi khả năng nghe được cải thiện bạn mới chuyển sang nghe các chủ đề khác đa dạng hơn.

Chọn những đoạn phù hợp với trình độ nghe của bạn, nếu bạn nghe qua một hai lượt mà thấy không hiểu được ý chính và thấy quá khó thì bạn hãy chọn những đoạn khác phù hợp hơn.

Chọn nghe nhiều giọng tiếng Anh [Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc] và số lượng người tham gia hội thoại khác nhau để có thể thích ứng với đa dạng các ngữ điệu. Trong bài thi TOEIC không bao giờ chỉ có một giọng đọc và một người đọc.

Tham khảo thêm chi tiết về Phần nghe TOEIC tại:

  • Chi tiết thay đổi để thi TOEIC format mới
  • Bảng điểm TOEIC theo format mới

2. Nghe và chép

Đầu tiên, bạn nên nghe qua một lượt để nắm bắt tổng quan nội dung của video và làm quen với ngữ âm. Nếu bạn nghe phim thì không được bật phụ đề.

Sau đó nghe kỹ từng câu một.

Pause lại và chép hết những gì bạn nghe được.

Bạn cũng có thể rewind [tua] để nghe lại và sửa nhé.

***Lưu ý:

- Bạn nên sử dụng GOM player thay vì trình chơi nhạc mặc định Window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắtvà rất nhiều tính năng hữu ích khác.

>> Download GOM PlayerTại đây

- Nếu bài đọc quá nhanh khiến bạn không chép kịp hoặc nghe kịp, hãy giảm tốc độ âm thanh của video xuống khoảng 0,75 [mức mặc định là 1] để dễ bắt kịp giọng đọc hơn mà vẫn rõ âm thanh. Tránh giảm tốc độ âm thanh xuống quá chậm, sẽ khiến giọng đọc bị méo và ríu chữ.

3.Đối chiếu transcript hoặc phụ đề:

Mở transcript hoặc bật phụ đề và đối chiếu với những gì bạn chép.

Chú ý những đoạn bạn không nghe chính xác.

Sau khi kiểm tra, bạn phải biết tại sao mình lại nghe sai: có phải vì đó là từ mới, hay do bạn phát âm không đúng nên khi nghe bạn không hiểu được, hay do họ nối âm/nuốt âm nên bạn tưởng là từ mới và ghi lại vào một quyển sổ để ghi nhớ sau này.

4. Đọc lại transcript

Tra phiên âm những từ bạn không biết phát âm. Bạn nên sử dụng từ điển Oxford để chính xác và đầy đủ nhất.

Link từ điển: //www.oxfordlearnersdictionaries.com/

Mở file nghe theo từng câu một.

Pause lại sau đó nhìn vào transcript hoặc phụ đề đọc lại y hệt từng câu đó.

Bạn cũng có thể rewind [tua] nghe lại và đọc nhại lại nhiều lần.

Đây được gọi là phương pháp Shadowing.

*** Lưu ý:

- Bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi.Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả.

- Bạn hãy mua một tai nghe có mic phù hợp với túi tiền [Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn].

III. NGHE CHÉP CHÍNH TẢ CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

1. Những ưu điểm của phương pháp Nghe chép chính tả

Nghe chép chính tả là phương pháp Luyện nghe TOEIC hiệu quả được nhiều người tin dùng và kiểm chứng. Luyện nghe bằng phương pháp nghe chép chính tả giúp bạn:

  • Nâng cao khả năng nghe, làm quen với nhiều giọng đọc tiếng Anh, rèn luyện tính kiên nhẫn khi nghe tiếng Anh thay vì chán nản và bỏ dở chừng như trước.
  • Giúp bạn nghe rõ từng chữ một trong phần nghe, đảm bảo không bỏ sót thông tin, không bị rơi vào bẫy nghe TOEIC như câu phủ định, nhiễu thông tin...
  • Nghe đúng viết đúng. Rất nhiều bạn đi thi bị mất điểm chỉ vì nghe đúng nhưng khi chọn đáp án lại chọn nhầm từ có phát âm tương tự.
  • Bổ sung từ vựng sau quá trình nghe tra từ điển ghi lại học thuộc.
  • Hoàn thiện phát âm sau quá trình nghe chép đọc nhại lại.
  • Cải thiện kỹ năng nói và phản ứng giao tiếp một cách tự nhiên hơn, đặc biệt khi nghe chép chính tả theo phim và hội thoại.

2. Một số khuyết điểm của phương pháp Nghe chép chính tả

Mặc dù thần thánh và được khuyên dùng rất nhiều thì Every coin has 2 sides mọi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu.

Đối với phương pháp Luyện nghe TOEIC bằng Phương pháp Nghe chép chính tả cũng vậy. Nhận thức được điểm yếu của phương pháp này cũng chính là cách để bạn khắc phục nó bằng những phương pháp khác và tránh sa vào những lỗi lầm không đáng có.

  • Nghe chéo chính tả chỉ phù hợp với một số trình độ nhất định. Nghe chép chính tả sẽ phát huy tác dụng cao nhất với những bạn có kiến thức ngữ pháp và từ vựng ở mức cơ bản trở lên. Nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu đã tập trung vào nghe chép, bạn sẽ không hiểu gì và cực kì chán nản. Ngược lại, với các bạn nghe tốt, việc chỉ cắm cúi vào nghe và chép sẽ không mang lại hiệu quả gì nữa. Điều cần trong bài thi TOEIC còn là tư duy, nắm bắt và chọn lọc thông tin chứ không phải thi xem ai nghe rõ chữ hơn.
  • Nghe chép chính tả vô tình đã hình thành cho chúng ta thói quen muốn nghe từng từ và tất cả các từ trong một câu. Trong khi đó,đề thi TOEICnói rất nhanh, sẽ rất khó để nghe hết tất cả các từ trong một câu. Điều này dễ dẫn đến ức chế cho các bạn và ảnh hưởng tâm lý chung khi làm bài thi.
  • Bên cạnh đó, nếu bạn lỡ không nghe được một từ sẽ dẫn đến hiệu ứng domino, không nghe được các từ còn lại, não của bạn sẽ bị quá tải vì nhiều âm thanh vô nghĩa cùng lúc tấn công, khiến cho chúng ta có cảm giác nặng nề và buồn ngủ.
  • Nhưng quan trọng hơn, do tập trung nghe từng từ một nên có thể bạn sẽ xem nhẹ hoặc thậm chí không hiểu nghĩa của câu và đoạn. Đương nhiên, nếu bạn đã và đangluyện nghe TOEIC, bạn sẽ thấy rằng trong các bài nghe, bạn không hẳn phải nghe hiểu tất cả mọi chi tiết để có đáp án đúng.

>> Xem thêm:

  • Luyện nghe TOEIC Level 250-500
  • Luyện nghe TOEIC Level 500-750
  • Luyện nghe TOEIC Level 750-990

IV. MỘT SỐ NGUỒN NGHE CHÉP CHÍNH TẢ CHẤT LƯỢNG

Việc chọn lọc cho mình một nguồn nghe chép chính tả chính xác và chất lượng chính là một trong những điều quan trọng nhất. Các bạn cũng có thể nghe ở nhiều nguồn khác nhau để tăng sự đa dạng và giúp đôi tai và bộ não của mình phản ứng nhanh nhạy hơn.

Cùng xem qua danh sách dưới đây để tìm cho mình một vài địa chỉ đáng tin cậy nhé!

1. learningenglish.voanews.com

Đây là website với đa dạng chủ đề và ngữ âm nhất, các video được sắp xếp theo nhiều trình độ, chủ đề và thời lượng khác nhau giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa.

2.loe.org

Đây là website giúp cho bạn những thông tin có thể dưới dạng mp3 hoặc bài viết. Trang này còn có một ưu điểm là chủ đề về thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng và ngữ điệu khá nhanh. Vì vậy, website này dành cho các bạn có trình độ nghe khá trở lên.

3. Voicetube.com

Đây là website có video luôn kèm transcript, có phân theo trình độ có thể từ cơ bản tới nâng cao nên sẽ phù hợp với nhiều bạn trình độ khác nhau đồng thời website cũng ghi rõ người nói là giọng UK hay US.
Một điểm hay nữa là website có chế độ lặp lại, đọc từng câu cực hữu ích.

4. Breakingnewsenglish.com/dictation.html

Website này xây dựng hẳn một chuyên mục là nghe chép chính tả luôn với đầy đủ trình độ từ thấp đến cao.

5. Listen-and-write.com

Website có chi tiết các tính năng luyện nghe chép chính tả cho bạn.

6. Ted.com

Một website mà hầu hết các bạn đều biết phải không? Điểm đầu tiên không phải bàn cãi đó là chất lượng nội dung bởi từ các giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên giatrong nhiều lĩnh vực và chủ đề học thuật. Điểm nữa là giao diện website đẹp, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Chúc các bạn thành công trong việc cải thiện kỹ năng nghe và đạt điểm số yêu thích!

Video liên quan

Chủ Đề