Chi cục thú y tiếng anh là gì

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Giai đoạn 1 : từ 1975 – 1983:
– Với tên gọi : Trạm kiểm dịch động vật Tp. Hồ Chí Minh (tiếp quản từ trạm kiểm nghiệm gia súc của chế độ cũ, nơi nhốt trữ động vật để theo dõi và kiểm tra dịch bệnh trước khi xuất khẩu và sau khi nhập khẩu)
– Số người làm việc từ 10 – 14 người
– Chức năng nhiệm vụ chính là kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 2 : Từ 1984 – 1994
– Với tên gọi : Trung Tâm Chẩn đoán và kiểm dịch động vật Tp. Hồ Chí Minh
– Biên chế từ 14 – 20 người
– Chức năng nhiệm vụ chính là KDĐV và sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu, chẩn đoán xét nghiệm các bệnh cho gia súc gia cầm phục vụ cho các tỉnh phòng chống dịch.

Giai đoạn 3 : Từ 1994 – 2006:
– Với tên gọi Trung Tâm Thú Y Vùng TP.HCM (theo Quyết định số 1602 NN – TCCB/QĐ BNN &CNTP ngày 12/12/1994 của Bộ NN & CNTP)
– Biên chế từ 20 – 43 người.
– Chức năng nhiệm vụ chính là KDĐV và sản phẩm động vật xuất nhập khẩu, kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật XNK, kiểm dịch gia cầm giống các cơ sở giống Trung Ương và vốn nước ngoài, chẩn đoán các bệnh cho gia súc, gia cầm ở 13 tỉnh trong vùng TP.HCM. Phối hợp với các tỉnh trong vùng chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thuốc thú y, đào tạo tập huấn chuyên môn về chẩn đoán xét nghiệm, KDĐV, KSGM, KTVSTY,… xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh gia súc.

Giai đoạn 4 : Từ 2006 đến nay
– Với tên gọi Cơ quan Thú y vùng VI (Theo Quyết định 80/2006/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT)
– Số lượng CBCC-VC và công nhân 116 người (Đại học 70 người, trên Đại học 10 người, Trung cấp 13 người, Bảo vệ 06 người, Lái xe 06 người, Công nhân 11 người) với 3 phòng chức năng, 5 Trạm KDĐV XNK và 01 Trung tâm CĐXN trực thuộc cơ quan.
– Chức năng nhiệm vụ chính là KDĐV và sản phẩm động vật xuất nhập khẩu (bao gồm cả thủy sản, ngoại trừ kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm), kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật XNK, kiểm dịch gia cầm giống các cơ sở giống Trung Ương và vốn nước ngoài, chẩn đoán các bệnh cho gia súc, gia cầm ở 11 tỉnh trong vùng TP.HCM. Phối hợp với các tỉnh trong vùng chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thuốc thú y, đào tạo tập huấn chuyên môn về chẩn đoán xét nghiệm, KDĐV, KSGM, KTVSTY,… xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh gia súc.

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ

Họ và Tên Chức vụ Giai đoạn lãnh đạo
BS. Khưu Cảnh Thuận Trưởng trạm 1975 – 1979 (đã mất)
BS. Nguyễn Hoàng Săng Trưởng trạm 1979 – 1984 (đã mất)
BS. Phùng Ngọc Thạch Giám đốc 1985 – 1997
BS. Nguyễn Lương Hiền Phó Giám đốc 1985 – 1996
BS. Nguyễn Lương Hiền Giám đốc 1997 – 2002
BS. Nguyễn Đăng Đề Phó Giám đốc 1998 – 2002
BS. Đồng Mạnh Hòa Phó Giám đốc 2002 – 2003
BS. Đồng Mạnh Hòa Giám đốc 2003 – 2009
TS. Nguyễn Xuân Bình Phó Giám đốc 2001 – 2009
TS. Nguyễn Xuân Bình Giám đốc 2009 – 2015
TS. Thái Thị Thủy Phượng Phó Giám đốc 2006 – 2015
ThS. Bạch Đức Lữu Phó Giám đốc 2012 – 2015
ThS. Bạch Đức Lữu Giám đốc 2015 đến nay
BS. Ngô Thanh Long Phó Giám đốc 2015 – 2017 (đã mất)
BS. Lý Hoài Vũ Phó Giám đốc 2015 đến nay
Ths. Bùi Huy Hoàng Phó Giám đốc 2017 đến nay

CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

– Huân chương lao động hạng III năm 2011;
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2002;
– Bằng khen của Bộ NN&PTNT các năm 2000, 2001, 2003, 2004, 2005, 2007, 2008, 2012, 2014;
– Tập thể lao động xuất sắc các năm: từ 2000 đến 2008, từ 2011 đến 2015.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HIỆN NAY

Chi Cục Thú y vùng VI là tổ chức trực thuộc Cục Thú y thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thú y và chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, kiểm dịch động vật – sản phẩm động vật xuất nhập khẩu (bao gồm cả thủy sản) tại 11 tỉnh, thành phố (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Tây Ninh) theo Quyết định số 371/QĐ-TY-VP ngày 12/5/2015 của Cục Thú y.
Chi Cục Thú y vùng VI có các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
– Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về thú y.
– Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thú y đối với các Chi cục Thú y cấp tỉnh.
– Về phòng, chống dịch bệnh động vật:
+ Giám sát tình hình dịch bệnh; lập bản đồ dịch tễ; đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật trong vùng.
+ Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục thú y trong việc chẩn đoán, xác định bệnh và tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh động vật.
+ Kiểm tra, chẩn đoán, xét nghiệm định kỳ bệnh động vật tại các cơ sở chăn nuôi theo quy định.
+ Hướng dẫn và đánh giá việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
– Về kiểm dịch động vật:
+ Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam.
+ Trực tiếp xử lý hoặc hướng dẫn, giám sát việc xử lý các chất thải, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, động vật, sản phẩm động vật theo quy định.
+ Quản lý các Trạm Kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu, ga, sân bay, bến cảng, bưu điện quốc tế theo sự phân công của Cục trưởng Cục Thú y.
– Về kiểm soát giết mổ:
+ Trực tiếp kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở giết mổ xuất khẩu trong vùng.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ bảo quản, chứa đựng, bao gói; xử lý động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và xử lý chất thải tại các cơ sở giết mổ xuất khẩu.
– Về kiểm tra vệ sinh thú y:
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật, theo dõi cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn của Cục Thú y.
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ, bảo quản, sơ chế động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu và các cơ sở chăn nuôi theo sự phân công của Cục trưởng Cục Thú y.
+ Kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường Việt Nam.
– Tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, thanh tra chuyên ngành thú y. Tham gia thực hiện khuyến nông và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thú y tại các tỉnh trong vùng.
– Tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế theo chương trình, kế hoạch của Cục Thú y. Phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong vùng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ về thú y.
– Thực hiện thu, nộp phí và lệ phí theo quy định.
– Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tài chính, tài sản của Cơ quan theo quy định.
– Thực hiện cải cách hành chính, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất

THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

– Công tác phòng chống dịch và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh gia súc gia cầm:
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam cho đến năm 1994, Trạm kiểm dịch động vật rồi Trung tâm chẩn đoán và kiểm dịch động vật đã trực tiếp thực hiện việc kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; thực hiện việc chẩn đoán xét nghiệm các bệnh trên gia súc, gia cầm phục vụ cho các tỉnh phòng, chống dịch có hiệu quả cao. Những bệnh dịch trên gia súc gia cầm đã từng bước được khống chế, không xảy ra rầm rộ ở các tỉnh phía Nam và Tây nguyên. Tiếp theo từ năm 1994 khi Trung tâm Thú y vùng TP. HCM được thành lập, công tác phối hợp với các tỉnh trong vùng lại tiếp tục phòng chống một số bệnh dịch quan trọng xảy ra như Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Tai xanh.
Trung tâm Thú y vùng TP.HCM đã phối hợp với các tỉnh chủ động công tác tiêm phòng các bệnh quan trọng và xây dựng các cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tính trung bình mỗi năm 13 tỉnh trong vùng (nay còn 11 tỉnh – Trừ 02 tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng chuyển về vùng V) đã tiêm phòng vacxin LMLM được 600.000 – 700.000 con trâu bò, 1,8 – 2,5 triệu con heo (đạt 40 – 60%) vacxin Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn heo được 3 – 3,5 triệu con (đạt 70 – 80%), vacxin Dại chó mèo tiêm phòng 500 – 700 ngàn con. Đặc biệt vacxin cúm gia cầm từ 2005 – 2007 mỗi năm tiêm phòng 45 – 60 triệu con gia cầm. Chính những kết quả tiêm phòng trên đã ngăn chặn được dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan và phát triển.
Từ năm 2011 đến nay, công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được thực hiện rất tốt, vì thế các bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng, hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRS) ở các tỉnh trong vùng đã được khống chế; các biện pháp chống dịch bệnh Lở mồm long móng, hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRS) đã được tiến hành nhanh, gọn, hạn chế sự lây lan một cách hiệu quả.
Về công tác xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, hiện nay, tại các tỉnh trong vùng có 915 cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) gia súc, gia cầm được Cục Thú y công nhận; trong đó, có 476 trại gia cầm và 374 trại heo tại 05 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh) được công nhận cơ sở ATDB theo đề án 440/QĐ-BNN-TY ngày 03/12/2015 của Bộ NN&PTNT. Các bệnh thủy sản phải công bố dịch đã được cơ quan tiến hành giám sát định kỳ ở các cơ sở chăn nuôi giống và thủy sản giống nhập khẩu cũng đã được xét nghiệm các bệnh theo quy định.
– Công tác chẩn đoán xét nghiệm bệnh dịch gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật xuất nhập khẩu
Phòng Chẩn đoán xét nghiệm nay là Trung tâm Chẩn đoán xét nghiệm đã được nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu cho các phương pháp xét nghiệm: Elisa, PCR, RT-PCR đã chẩn đoán và xét được phần lớn các bệnh quan trọng do virus, vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm như: LMLM, bệnh Lưỡi xanh, Dịch tả, PRRS, Suyễn, Tụ huyết trùng, Thương hàn, CRD, Brucella, Leptospira, bệnh Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro,…
Trong những năm qua 02 bệnh LMLM và Cúm gia cầm đã phân lập được tới các type và Subtype gây bệnh như: LMLM đã xác định type O, A, Asia 1 gây bệnh ở các tỉnh; Cúm gia cầm đã xác định được H5N1 gây bệnh và mang trùng trên đàn gia cầm và thuỷ cầm ở các tỉnh. Những kết quả trong công tác chẩn đoán trên đã giúp cho các tỉnh ngăn chặn được dịch kịp thời và giúp cho Cục Thú y xây dựng được chiến lược phòng chống 02 bệnh trên.
Với năng lực của Trung tâm Chẩn đoán của cơ quan, hiện nay mỗi năm đã xét nghiệm từ 12.000 – 101.715 mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm, trong đó tập trung là mẫu huyết thanh và Swab để giám sát cúm gia cầm và LMLM gia súc. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y mỗi năm xét nghiệm từ 17.000 – 264.240 mẫu sản phẩm động vật xuất nhập khẩu; đáp ứng yêu cầu cho 15 –527 ngàn tấn sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản xuất khẩu và 150 – 1.318 ngàn tấn sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (Thịt, sữa, bột thịt xương, tôm, cá, mực…)
Chi Cục Thú y vùng VI đã và đang thực hiện giải trình gen virus Cúm gia cầm và virus FMD cho các tỉnh trong và ngoài vùng, nghiên cứu chọn dòng virus để sản xuất vaccin FMD, Dịch tả lợn từ virus thực địa tại Việt Nam, triển khai xây dựng cơ sở ATDB trên heo và gia cầm tại 05 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh) phục vụ cho xuất khẩu. Trong thời gian tới, Chi Cục Thú y vùng VI sẽ tiếp tục thực hiện giải trình tự gen virus Cúm gia cầm, virus FMD, virus Tai xanh và các virus gây bệnh trên thủy sản để xác định virus gây bệnh, xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh thích hợp; tiếp nhận và xây dựng các phép thử phân tích dư lượng không định hướng trên hệ thống sắc ký lỏng siêu năng U-HPLC/khối Q-TOP.
– Công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ phục vụ cho xuất khẩu và nội địa:
Thực hiện công tác kiểm dịch động vật & KSGM xuất nhập khẩu, từ khi có chính sách mở cửa (1986 đến nay) là chính, trước đó rất ít, chủ yếu kiểm dịch thịt heo xuất khẩu sang Liên Xô. Giai đoạn từ 1986 – 2000 có kiểm dịch cả thủy sản tôm, cá xuất khẩu đi các nước. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, do Bộ Thủy sản sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và PTNT cho nên Chi Cục Thú y vùng VI chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu (ngoại trừ kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm)
Công tác kiểm dịch ĐV – SPĐV, TS – SPTS đã được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng trình tự qui định. Công tác kiểm dịch xuất nhập khẩu ở các trạm kiểm dịch Cảng Bưu điện, Vũng Tàu, Sây bay Tân Sơn Nhất và cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụ cho sản xuất và đảm bảo an ninh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và sức khỏe cho cộng đồng.
– Công tác Hợp tác Quốc tế và nghiên cứu khoa học:
Từ năm 2009 đến nay công tác hợp tác Quốc tế đã đi vào chiều sâu giải quyết các vấn đề cấp bách cho phòng chống 02 bệnh LMLM gia súc và cúm gia cầm.
Dự án FMD-CARD 072/04VIE (tăng cường khả năng giám sát và khống chế bệnh LMLM gia súc ở Việt Nam, dự án phối hợp với Úc do Chi Cục Thú y vùng VI đảm trách, thực hiện giám sát LMLM trên 10 tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Kon Tum. Quảng Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang). Dự án đã đánh giá được sự lưu hành của virus LMLM trên đàn gia súc các tỉnh biên giới, hiệu quả của vacxin tiêm phòng. Dự án đã kết thúc và đang đề nghị tiếp tục thực hiện việc phân lập virus gây bệnh, trung hoà virus gây bệnh ở từng vùng với huyết thanh từng loại vacxin LMLM đã tiêm phòng. Đồng thời thực hiện giải trình tự gen virus LMLM gây bệnh để xác định nguồn gốc các ổ dịch LMLM của Việt Nam
Dự án Cúm gia cầm (khảo sát sự lưu hành và biến chủng của virus cúm gia cầm ở đàn thủy cầm các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long). Đây là dự án phối hợp với Úc do Chi Cục Thú y vùng VI chịu trách nhiệm. Dự án đã thực hiện ở các tỉnh (Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre) với kết quả bước đầu đã xác định được sự tồn lưu của virus cúm H5N1 và H5N khác đang tồn lưu trên những đàn thủy cầm ở các tỉnh;
Dự án phối hợp với bệnh viện nhiệt đới khảo sát virus cúm heo H1N1 trên heo ở một số tỉnh đang thực hiện xác định dịch tễ về sự lưu hành của virus H1N1 cho công tác phòng chống dịch được chủ động đã khống chế kịp thời các ổ dịch.
Các chương trình nghiên cứu dịch bệnh trên thủy sản như: phối hợp giám sát bệnh trên tôm nuôi ở Sóc Trăng, trên tôm giống ở Ninh Thuận, Bình Thuận; chương trình giám sát dịch bệnh trên cá tra tại các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang đã có hiệu quả rất lớn trong việc đánh giá mức độ lưu hành bệnh và các yếu tố nguy cơ nhằm xây dựng và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản và đã góp phần đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Ngoài thực hiện phối hợp với nước ngoài các dự án về LMLM và cúm gia cầm, Chi Cục Thú y vùng VI còn phối hợp với các tỉnh khảo sát dịch tễ các bệnh LMLM gia súc, Dịch tả heo, Sẩy thai truyền nhiễm, Leptospira, Lao.v.v.. để các tỉnh có cơ sở khoa học cho việc xây dựng các vùng An toàn dịch bệnh và phòng chống dịch.
– Công tác đào tạo tập huấn chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật Chẩn đoán xét nghiệm:
Trong những năm qua Chi Cục Thú y vùng VI đã liên tục đào tạo tập huấn về công tác nghiệp vụ chuyên môn KDĐV, KSGM, kiểm tra vệ sinh thú y cho hầu hết cán bộ kỹ thuật ở 11 tỉnh trong vùng TP. Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho Cục Thú y cấp thẻ kiểm dịch viên cho cán bộ thú y các tỉnh.
Đồng thời trong 05 năm qua cũng đã tập huấn và chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán ELISA cho 11 phòng Chẩn đoán xét nghiệm ở các tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Phước, Ninh Thuận và TP. Hồ Chí Minh) thực hiện giám sát huyết thanh bệnh cúm gia cầm và đang nâng cấp giám sát 02 bệnh LMLM và Dịch tả heo.
– Công tác thu phí và lệ phí:
Không chỉ thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ trong công tác chuyên môn, phòng chống dịch, kiểm dịch động vật, KSGM, nghiên cứu khoa học,… Chi Cục Thú y vùng VI thực hiện triệt để việc thu phí và lệ phí thú y nộp cho ngân sách. Việc thu phí và lệ phí thú y tăng dần hàng năm, nếu tính từ năm 2000 đến nay, mức tăng từ 1,9 tỷ lên 20 tỷ (2010) và 84 tỷ (2015) điều đó chứng tỏ công việc tăng gấp rất nhiều lần chỉ tính tiêng công việc kiểm dịch xuất nhập khẩu và công việc chẩn đoán xét nghiệm.
Với hơn 40 năm hình thành và phát triển từ 1975 đến nay, sự phát triển của đơn vị là sự phát triển chung của ngành Thú y Việt Nam và của đất nước Việt Nam. Những cán bộ công nhân viên của đơn vị luôn tự hào với những thành quả đã đạt được và phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa để luôn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao.