Chi lương từ nguồn cải cách tiền lương

Theo dự thảo Thông tư, năm 2022, tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 [Khóa XII] về thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Các bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 [nếu có]; sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định [riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định]; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 [trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ].

Các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, NSNN không hỗ trợ thêm.

Các địa phương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập [tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định]; tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện [bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2021 chưa sử dụng hết - nếu có].

Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng [phần NSNN đảm bảo], trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ Nhà nước quy định.

Dự thảo cũng nêu rõ về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển. Theo đó, dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu tiền sử dụng đất…] được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công… đồng thời phải phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN năm 2022.

Ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công, thu hồi vốn ứng trước NSNN; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư [PPP]; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân trong năm 2022.

Đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải phù hợp với nội dung của Hiệp định thỏa thuận đã cam kết với nhà tài trợ; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc năm 2022.

Anh Cao

         Để hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 76/2017/NĐ-CP ngày 30/6/2017 của Chính phủ; ngày 30/6/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2017/TT-BTC trong đó có mở rộng nội dung chi từ nguồn cải cách tiền lương, giao thêm thẩm quyền quyết định tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương và quyết định việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư, cụ thể như sau:

1. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:

a] Trước đây theo quy định của Bộ Tài chính[1] thì: Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP [không bao gồm người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp]; số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP.

Hiện nay, theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 67/2017/TT-BTC thì đã thu hẹp đối tượng để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở chỉ còn: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao [hoặc phê duyệt].Các cơ quan, đơn vị tự đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động qui định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP từ dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn thu hợp pháp khác, không tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2017 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b] Bổ sung mới nội dung được chi từ nguồn cải cách tiền lương [Khoản 4, điều 2][2]. Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của các địa phương bao gồm cả phần ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng do địa phương quản lý theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

2. Về xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm

a] Tại điểm b, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 67/2017/TT-BTC có quy định:  Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối thu chi ngân sách địa phương và cam kết đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, UBND cấp tỉnh được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn trên địa bàn cho phù hợp[3] [đảm bảo các cơ quan, đơn vị này phải tự sắp xếp bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định]. Ngân sách trung ương không bổ sung kinh phí để cải cách tiền lương cho các địa phương này.

b] Tại điểm c, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 67/2017/TT-BTC có quy định rõ hơn thẩm quyền quyết định nguồn cải cách tiền lương còn dư [quy định rõ cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp][4]: Đối với các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, có nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư: UBND cấp tỉnh căn cứ nội dung hướng dẫn đối với các cơ quan, đơn vị do Trung ương quản lý theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này để qui định cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư đối với cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể do UBND cấp tỉnh quyết định; đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập.  

c] Tại điểm đ, Khoản 2 Điều 3 có quy định Thông tư số 67/2017/TT-BTC [Nội dung mới]: Đối với các địa phương có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu kinh phí theo quy định, các địa phương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện; phần chênh lệch lớn hơn sử dụng để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành [giảm tương ứng phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ] theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020.

d] Tại điểm đ, Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 67/2017/TT-BTC: Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: 35% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ, gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ và chi phí tiền lương, phụ cấp.

Nội dung này được quy định cho phù hợp với lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ y tế.

đ] Tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 67/2017/TT-BTC [Nội dung mới]: Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu năm 2017 phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng [nếu có].

Việc quy định này giúp tăng tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hiện có để chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định.

 3. Kế hoạch triển khai các quy định mới tại địa phương

Để triển khai các nội dung mới nêu trên của Bộ Tài chính, Thành ủy và UBND thành phố đã có văn bản chủ trương và chỉ đạo cho các cơ quan triển khai thực hiện. Sở Tài chính với nhiệm vụ được giao đã chủ động đưa vào chương trình công tác của năm 2017 để triển khai thực hiện các nội dung này, cụ thể như sau: 

 Tại chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 15/02/2017 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong đó có giải pháp: Nghiên cứu, tham mưu cơ chế trích tạo nguồn cải cách tiền lương cho các đơn vị sự nghiệp có số lớn trên địa bàn cho phù hợp, đảm bảo các cơ quan, đơn vị này phải tự sắp xếp, bố trí nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, ngân sách Nhà nước không bổ sung kinh phí cải cách tiền lương cho các đơn vị này.

Tại Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 03/02/2017 của UBND thành phố về việc ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng năm 2017, trong đó có nêu:  [1] Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu được để lại thực hiện cải cách tiền lương còn dư lớn sau khi đảm bảo nhu cầu cải cách tiền lương theo quy định, Thủ trưởng các đơn vị có báo cáo cụ thể về Sở Tài chính về nguồn thu được để lại, số trích để lại tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định của Bộ Tài chính, dự kiến nhu cầu chi cải cách tiền lương tăng thêm theo lộ trình, đề xuất tỷ lệ nguồn thu được để lại. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp đề xuất cụ thể tỷ lệ nguồn thu được để lại [theo nguyên tắc cam kết phải tự sắp xếp bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định] nhằm tăng mức độ tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, giảm dần số kinh phí nhà nước cấp, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; [2] Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ chi thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị chủ động tính toán tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương từ các nguồn thu theo quy định để cân đối tiền lương cơ sở tăng thêm theo lộ trình, ngân sách nhà nước không bổ sung phần chênh lệch lương cơ sở tăng thêm đối với các đơn vị này. Sau khi trích tạo nguồn cải cách tiền lương, số thu còn lại được chi đầu tư mua sắm, hoạt động chuyên môn, chi thực hiện chế độ tự chủ theo quy định. Định kỳ theo yêu cầu của cơ quan tài chính và kết thúc năm ngân sách các đơn vị tổng hợp báo cáo cơ quan chủ quản để báo cáo cơ quan tài chính kết quả sử dụng nguồn này. 

Để triển khai chỉ đạo của thành phố, tại Quyết định số 97/QĐ-STC ngày 24/02/2017 của Sở Tài chính ban hành Chương trình công tác năm 2017, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế trích tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định của Bộ Tài chính.

Để kịp thời đưa chủ trương mới đi vào thực tế, các phòng thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tham mưu đề nghị các cơ quan, đơn vị và quận, huyện rà soát toàn bộ nguồn cải cách tiền lương, nhất là nguồn cải cách tiền lương của các đơn vị có số thu được để lại lớn; đồng thời, căn cứ vào chủ trương tăng lương cơ sở của trung ương để dự kiến tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại cho phù hợp. Sau khi các nội dung mới nêu trên được thực hiện đồng bộ sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, từ đó giúp cho thành phố dành nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của thành phố, nhất là thưc hiện Chương trình “Thành phố 4 an” đến năm 2020, gắn với chương trình thành phố “5 không”, “3 có” của thành phố.

[1] Quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 103/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016.

[2] Nội dung này, trước đây trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các địa phương [trong đó có thành phố Đà Nẵng], Bộ Tài chính có văn bản đồng ý cho sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để chi trả chế độ tinh giản biên chế. Nay, được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

[3] Theo điểm b, khoản 2, điều 3 Thông tư số 103/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính thì UBND cấp tỉnh được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị có số thu sự nghiệp lớn trên địa bàn cho phù hợp

[4] Theo Thông tư số 103/2016/TT-BTC thì quy định: Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 còn dư: UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn tại điểm a, b khoản 1 Điều này và tỷ lệ nguồn thu được để lại theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 điều này, quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trần Văn Tuấn [Quản lý ngân sách]

Video liên quan

Chủ Đề