Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn bài học đường đời đầu tiên

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:

a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

[Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên]

b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.

[Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ]

Quảng cáo

Trả lời:

a. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”. Những phép so sánh trên làm cho câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn; đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hợm lĩnh của Dế Mèn qua những hình ảnh so sánh ấy.

b. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Khu vườn là món quà bất tận của tôi”, “Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là mớn quà lớn.”. Phép so sánh ấy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

a. Tác giả

– Tên thật là Nguyễn Sen

– Năm sinh: 1920

– Quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, Hà Đông. Nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

– Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng 8 – 1945 qua nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.

b. Tác phẩm

– Xuất xứ: Văn bản trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” xuất bản lần đầu năm 1941.

– Truyện 10 chương, thuộc thể loại Tiểu thuyết đồng thoại.

Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn Bài học đường đời đầu tiên

2 tháng trước

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Tác Giả Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

Câu 1 [trang 3 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Trong đoạn trích có bao nhiêu nhân vật? Những nhân vật nào tham gia vào câu chuyện? Dựa vào đâu để khẳng định điều này? Việc Dế Mèn xưng tôi [tự kể về mình] có tác dụng gì?

Trả lời:

Các nhân vật có mặt trong đoạn văn là: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, mấy chị Cào Cào, anh Gọng Vó, những anh Cò, chim Cắt.

Các nhân vật tham gia vào câu chuyện là: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.

Dế Mèn xưng tôi có tác dụng: làm câu chuyện được kể trở nên chân thực hơn, tăng độ tin cậy cho bạn đọc.

Câu 2 [trang 3-4-5 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: trang 10 SGK: Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó:

a, Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.

b, Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ ấy của tác giả.

c, Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.

Trả lời:

a, Các từ miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn là:

Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

Trình tự miêu tả đúng với đoạn văn được xác nhận trong các trường hợp sau là: Miêu tả ngoại hình và hành động xen kẽ nhau.

Cách miêu tả được xác nhận đúng với đoạn văn trong các trường hợp sau là: Miêu tả hình dáng chung trước, miêu tả từng chi tiết của thân thể sau.

b, Những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các từ miêu tả hình dáng tính cách của DM trong đoạn văn là:

Tính từ miêu tả hình dáng Từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa Tính từ miêu tả tính cách Từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa

cường trángkhỏe mạnhtợnliều lĩnhmẫm bóngbóng loángxốc nổibốc đồngcứngcứng cáphung hănghung bạonhọn hoắtnhọnhống háchngông cuồngngắn hủn hoẳnngắn cũnđen nhánhđen láyhùng dũngdũng mãnh

Cách dùng từ của tác giả đã thể hiện được: sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và khả năng dùng từ đạt hiệu quả cao, khó có thể thay thế được.

c, Những từ được đánh dấu sau đây phù hợp với tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn: hung hăng, xốc nổi, tự phụ, coi thường mọi người.

Tính cách của Dế Mèn là hung hăng, xốc nổi, luôn coi thường mọi người, kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là nhất.

Câu 3 [trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: trang 11 SGK: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt [biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,]

Trả lời:

Đặt tên cho người hàng xóm của mình là Dế Choắt, Dế Mèn đã thể hiện thái độ khinh thường , chế giễu.

Dế Mèn chê Dế Choắt những điểm sau: ngoại hình ốm yếu, gầy gò, ốm yếu, tính nết thì ăn xổi ở thì.

Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt là: xưng ta, gọi Dế Choắt là chú mày

Câu 4 [trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: trang 11 SGK: Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

Trả lời:

Thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc diễn biến như sau: Khi thấy chị Cốc thì Dế Mèn kiêu căng, hung hăng bày trò trêu chọc, không biết sợ là gì nhưng khi nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì khiếp vía, nằm im thin thít.

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là: thương xót, hối hận vì đã gây họa cho Dế Choắt

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng bậy bạ, hành động thiếu suy nghĩ.

Câu 5 [trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: trang 11 SGK: Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?

Trả lời:

Mức độ giống với thực tế của những con vật được miêu tả trong truyện:

+ Có nhiều chi tiết giống với thực tế

+ Có một số ít chi tiết không giống với thực tế

Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.

Những điểm giống và khác nhau trong việc miêu tả nhân vật là những con vật giữa truyện này với truyện ngụ ngôn đã học là:

+ Giống nhau: đều gán cho con vật những đặc điểm của con người.

+ Khác nhau: trong truyện này con vật còn được miêu tả ở cả ngoại hình.

Câu 6 [trang 7-8 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Tại sao bài học đối với Dế Mèn trong câu chuyện này lại là bài học đường đời đầu tiên? Bài học này có tác dụng gì trong cuộc đời phiêu lưu của Dế Mèn sau này?

Trả lời:

Câu chuyện này nằm ở phần đầu Dế Mèn phiêu lưu kí, khi mà Dế Mèn chưa bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình. Vì thế bài học này là bài học đầu tiên của Dế Mèn, nó giúp cho Dế Mèn thay đổi tính cách hung hăng, khinh người, giúp Dế Mèn cẩn thận hơn trong những hành động sau này trong cuộc đời phiêu lưu của mình.

Câu 7 [trang 8 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: So sánh đoạn trích này với các truyện ngụ ngôn đã học để làm rõ những điểm giống và khác nhau về cách nêu bài học để răn dạy mọi người.

Trả lời:

+ Giống nhau: Đều thông qua chuyện của loài vật để nói về chuyện con người, từ đó nêu ra những bài học mang tính răn dạy, giáo dục.

+ Khác nhau: Ở truyện này, bài học do chính nhân vật trong truyện nói ra và tự nhân vật cũng rút ra bài học cho chính mình.

Video liên quan

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề