Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Sốt cao một ngày rồi hạ, ông T. ở Hà Nội không đi khám. 3 hôm sau đang đánh răng thấy máu chảy ồ ạt, ông vào viện xét nghiệm mới biết mắc sốt xuất huyết, tiểu cầu hạ về 0, phải chuyển cấp cứu tuyến trên.

Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội ngày 18/10 cho biết, tuần qua có thêm 1.034 ca sốt xuất huyết tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Cộng dồn từ đầu năm nay, Hà Nội có gần 6.800 ca sốt xuất huyết (tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái), 5 trường hợp tử vong.

ThS.BS. Hà Huy Tình, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cho biết bệnh viện vừa điều trị cho một trường hợp mắc sốt xuất huyết có tiểu cầu hạ về 0 hiếm gặp.

Bệnh nhân là ông N.Đ.T, 57 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Trước khi vào viện một tuần, bệnh nhân thấy người gai rét, mệt nhiều, sốt 39 độ C. Cơn sốt của ông giảm sau khi uống thuốc.

Sáng ngày thứ 3 sau sốt, ông T. đánh răng thấy máu tươi chảy ồ ạt. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện huyện, xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt, tiểu cầu về mức 0 G/l. Ông được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Số lượng tiểu cầu trung bình của một người khỏe mạnh là từ 150 – 450 G/l; mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50; mức nghiêm trọng là 10 – 20.

BS Tình cho biết, ông T. có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, gout đã biến chứng u sùi bàn chân. Khi vào viện, bệnh nhân mệt mỏi nhiều, chảy máu chân răng, chảy máu tại các khối u sùi chân; chỉ số tiểu cầu là 2 G/l.

Bệnh nhân được truyền dịch để tăng cô đặc máu, cầm máu, truyền khối tiểu cầu (được cung cấp từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) ngay lập tức. 3 ngày sau, tiểu cầu ông T. tăng lên 28 G/l, cầm máu. Tới chiều 17/10, sau gần 7 ngày điều trị, tiểu cầu ông tăng lên 146 G/l, đạt mức bình thường, sức khoẻ ổn định, được ra viện.

Theo BS. Tình, sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có giảm tiểu cầu, thường xảy ra từ ngày thứ 4-7 của bệnh (giai đoạn nguy hiểm).

“Năm nay, số bệnh nhân có tiểu cầu từ 3- 5 G/l không quá hiếm, nhưng tiểu cầu về 0 như ca bệnh này là lần đầu gặp”, BS. Tình cho biết.

(Theo Vietnamnet)

Xem thêm tư vấn của bác sĩ Viện Huyết học – Truyền máu TW: Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể

Tiểu cầu là các tế bào máu rất nhỏ, được sinh ra từ tủy xương, có chức năng tham gia quá trình đông cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày.

Tiểu cầu được coi là giảm khi số lượng tiểu cầu còn dưới 150G/l bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (hay xét nghiệm công thức máu).

Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết là do tủy xương (nơi sản xuất tiểu cầu) bị ức chế; các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn người bệnh bị sốt xuất huyết đã phá hủy một lượng lớn tiểu cầu; tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch; tiểu cầu bị các tế bào thực bào phá hủy…

Tag : sốt xuất huyếtxét nghiệm sốt xuất huyết

Ý kiến

Gửi bình luận


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

    Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể?

    25 Tháng Năm, 2021

    Khi cơ thể chúng ta bị mắc sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tiểu cầu, đây là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh này. …

    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

    Chuyên gia lý giải nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết

    09 Tháng Chín, 2022

    “Hậu quả của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng bệnh nhân có thể bị chảy máu, xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng”. Đây…

    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

    Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

    20 Tháng Chín, 2022

    Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng…

    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

    7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

    16 Tháng Năm, 2022

    Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi. Do đó, không được chủ…

    Tiểu cầu thấp là một tình trạng bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu cầu thấp qua bài viết dưới đây nhé!

    Tóm tắt nội dung

    Tiểu cầu bao nhiêu là thấp?

    Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu.

    Chỉ số tiểu cầu thấp là khi số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/μl máu.

    Tiểu cầu thấp là bệnh gì?

    Tiểu cầu là một loại trong các tế bào máu được sản xuất từ tủy xương. Tiểu cầu là những mảnh tế bào giữ vai trò quan trọng trong hệ đông cầm máu. Khi bị tổn thương, tiểu cầu sẽ ngưng kết với nhau để tạo thành một cục máu đông nhằm giúp ngăn chặn máu từ mạch máu chảy ra tiếp, từ đó giúp cầm máu hiệu quả.

    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?
    Tiểu cầu thấp: Những điều cần biết về chỉ số tiểu cầu thấp

    Bệnh tiểu cầu thấp là thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu.

    Tuy nhiên dù số lượng tiểu cầu giảm, nhưng giảm ở một mức độ cho phép thì chức năng của tiểu cầu vẫn được duy trì.

    Nhưng khi số lượng tiểu cầu giảm xuống quá thấp sẽ khiến cho quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hoặc chảy máu dưới da. Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

    • Giảm tiểu cầu nhẹ (Tiểu cầu vẫn ≥ 50.000/μL): Thường không có triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ;
    • Giảm tiểu cầu trung bình (Tiểu cầu từ 20.000-50.000/μL): Thường sẽ chảy máu nhẹ sau chấn thương, chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân hoặc bị ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt.
    • Giảm tiểu cầu nặng (Tiểu cầu <20,000 / μL): có thể gây triệu chứng chảy máu tự nhiên, triệu chứng thường gặp là xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc mũi, miệng, họng, niêm mạc ống tiêu hóa (chảy máu cam, chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân,…).
    • Giảm tiểu cầu rất nặng (Tiểu cầu <5000 / μL): Có thể chảy máu tự nhiên, nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
      • Giảm chức năng tiểu cầu (ví dụ, do tăng ure máu hoặc sử dụng aspirin) tăng thêm nguy cơ chảy máu ở mỗi mức số lượng tiểu cầu.

    Tiểu cầu thấp ngoài biểu hiện dễ chảy máu và chảy máu kéo dài hoặc xuất huyết niêm mạc tùy từng mức độ tiểu cầu thì còn có thể bắt gặp các triệu chứng sau:

    • Chấm xuất huyết: Các chấm xuất huyết nhỏ dưới da, đỏ, kích thước bằng đầu kim, phẳng, thường ở 2 cẳng chân, ấn vào không mất, chủ yếu ở cẳng chân, chứng tỏ đang có sự xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc.
    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?
    Tiểu cầu thấp: Những điều cần biết về chỉ số tiểu cầu thấp
    • Ban xuất huyết: xuất hiện khi các nốt xuất huyết hội tụ lại thành mảng lớn hơn.

    Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

    Bệnh tiểu cầu thấp có nguy hiểm không? Bệnh tiểu cầu thấp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

    Tùy từng mức độ tiểu cầu mà biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau nhưng nếu không sớm điều trị nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và để mức tiểu cầu tiếp tục tụt dốc nặng thì chắc chắn trong thời gian tới sẽ dẫn đến xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết đường tiết niệu (tiểu máu), xuất huyết não màng não (tai biến)….

    Bệnh diễn tiến khác nhau giữa người lớn và trẻ em. 70% trẻ em sẽ hồi phục tự nhiên sau 3 tháng, 20% – 30% sẽ chuyển thành dạng mạn tính. Ngược lại ở người lớn, bệnh thường diễn tiến thành mạn tính và hay tái phát nhiều lần.

    Nguyên nhân tiểu cầu thấp

    Tiểu cầu trong máu thấp có thể được phân loại theo cơ chế như bảng sau:

    Nguyên nhânTình trạngMẫu tiểu cầu bị giảm hoặc không có trong tủy xươngThiếu máu bất sản
    Lơ xê mi
    Thuốc ức chế tủy xương (ví dụ hdroxyurea, interferon alfa-2b, hóa trị)
    Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (một số bệnh nhân)Giảm sản xuất tiểu cầu mặc dù vẫn có mẫu tiểu cầu trong tủy xươngGiảm tiểu cầu do rượu
    Sử dụng Bortezomib
    Giảm tiểu cầu liên quan đến HIV
    Hội chứng rối loạn sinh tủy (một số)
    Thiếu Vitamin B12 hoặc folate (folic acid)Phá hủy miễn dịchHội chứng kháng thể kháng phospholipid
    Rối loạn mô liên kết
    Giảm tiểu cầu do thuốc
    Giảm tiểu cầu liên quan đến HIV
    Giảm tiểu cầu miễn dịch
    Rối loạn tăng sinh lympho
    Giảm tiểu cầu miễn dịch đồng loài sơ sinh
    Ban xuất huyết sau truyền
    SarcoidosisPhá hủy không do miễn dịchMột số nhiễm trùng toàn thân (ví dụ, viêm gan, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, hoặc nhiễm virut Dengue)
    Đông máu nội mạch rải rác
    Mang thai (giảm tiểu cầu lúc mang thai)
    Nhiễm khuẩn
    Giảm tiểu cầu trong hội chứng suy hô hấp cấp tính
    Hội chứng tan máu giảm tiểu cầu tăng ure máuLách to làm tăng giam giữ tiểu cầuXơ gan lách to
    Bệnh Gaucher
    Xơ tủy với dị sản tủy
    SarcoidosisPha loãng máuTruyền hồng cầu khối lượng lớn hoặc truyền máu trao đổi (hầu hết khối hồng cầu bảo quản hồng cầu nhưng không có nhiều các tiểu cầu sống).Nguyên nhân gây tiểu cầu thấp phân loại theo cơ chế

    Thuốc điều trị cũng có thể gây giảm tiểu cầu và kích hoạt phá hủy miễn dịch. Một số thuốc có khả năng gây tiểu cầu thấp như:

    • Heparin
    Chỉ số tiểu cầu tăng bao nhiêu là nguy hiểm?
    Tiểu cầu thấp: Những điều cần biết về chỉ số tiểu cầu thấp
    • Quinine
    • Trimethoprim / sulfamethoxazole
    • Chất ức chế Glycoprotein IIb / IIIa (ví dụ, abciximab, eptifibatide, tirofiban)
    • Hydrochlorothiazide
    • Carbamazepine
    • Acetaminophen
    • Clorpropamide
    • Ranitidin
    • Rifampin
    • Vancomycin

    Nhìn chung nguyên nhân cụ thể nhất giảm tiểu cầu bao gồm

    • Giảm tiểu cầu trong thai kỳ
    • Giảm tiểu cầu do thuốc do phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch hoặc do thuốc ức chế tủy xương phụ thuộc liều lượng
    • Giảm tiểu cầu kèm theo nhiễm trùng hệ thống
    • Giảm tiểu cầu miễn dịch

    Điều trị tiểu cầu thấp

    • Ngừng thuốc gây giảm chức năng tiểu cầu
    • Hiếm khi phải truyền khối tiểu cầu

    Điều trị tiểu cầu thấp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

    • Nếu do nhiễm trùng thì có thể kê toa kháng sinh điều trị ổ nhiễm trùng
    • Nếu do miễn dịch sẽ dùng các thuốc ức chế miễn dịch
    • Hoặc nếu do thuốc thì cần ngưng ngay thuốc gây giảm chức năng tiểu cầu đó, không sử dụng những thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu, đặc biệt là aspirin và các NSAID khác.
    • Chỉ định truyền khối tiểu cầu thường rất hiểm, nhưng chỉ trong những tình huống thực sự cần thiết. Không nên lạm dụng việc truyền khối tiểu cầu dự phòng vì có thể ở những lần truyền tiếp theo sẽ không còn hiệu quả do cơ thể đã phát sinh ra các kháng thể kháng tiểu cầu lạ từ bên ngoài. Trong rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc giảm tiểu cầu do giảm sản xuất, thường truyền khối tiểu cầu khi có giảm tiểu cầu trầm trọng đang chảy máu (số lượng tiểu cầu < 10,000/μL), hoặc cần làm những thủ thuật xâm nhập. Trong giảm tiểu cầu do hủy hoại tiểu cầu, truyền tiểu cầu khi có xuất huyết đe dọa tính mạng hoặc chảy máu thần kinh trung ương.

    Tiểu cầu thấp là một bệnh lý hiếm gặp những lại vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy việc phát hiện và chữa trị kịp thời, không để mức tiểu cầu giảm quá thấp gây ra những biến chứng xuất huyết không mong muốn là điều vô cùng cấp thiết.

    Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.