Chích ngừa viêm phổi ở đâu TPHCM

Hiện các đơn vị tiêm chủng lớn nhất ở TP.HCM và nhiều phòng khám đều thông báo tạm hết các loại vaccine này, chưa biết thời gian có lại.

Vaccine ngừa cúm, viêm phổi có thực sự giúp phòng lây nhiễm COVID-19 hay chuyển nặng? Việc khan hiếm các loại vaccine trong thời điểm này có nghiêm trọng?

Chích ngừa viêm phổi ở đâu TPHCM

Viện Pasteur TP.HCM ngày 6/12 thông báo đã hết vaccine ngừa cúm, viêm phổi... và cho biết chưa rõ thời gian có vaccine trở lại - Ảnh: XUÂN MAI

Tưởng ngừa luôn được COVID-19

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã kéo dài 2 năm, mỗi ngày cả nước vẫn ghi nhận trên 10.000 ca, trong đó có người tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 vẫn nhiễm bệnh, nhiều người đã chọn tiêm thêm liều vaccine ngừa viêm phổi, cúm với suy nghĩ sẽ nâng cao đề kháng, chống COVID-19 hiệu quả hơn.

Anh N.T.P. (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, cả nhà anh đều tiêm bổ sung vaccine phòng cúm và viêm phổi phế cầu. Theo anh P., việc tiêm thêm 2 loại vaccine này giúp cả nhà nâng cao đề kháng hệ miễn dịch, tăng hiệu quả ngừa COVID-19.

Anh P. cho biết thêm trước khi quyết định đưa cả nhà đi tiêm 2 loại vaccine trên, anh đã tham khảo nhiều bài viết nước ngoài. "Qua hơn 2 năm dịch, trẻ em có tỉ lệ nhiễm, chuyển nặng, tử vong đều ít hơn người lớn. Chắc có thể trẻ em được các vaccine thông thường hằng ngày đều đặn, đầy đủ nên hệ miễn dịch được "rèn luyện", nâng cao đề kháng trước các nguy cơ bệnh tật", anh P. tự đúc kết.

Tương tự, chị H. cho hay nhiều gia đình ở xóm chị rủ nhau đến Viện Pasteur TP.HCM tiêm vaccine ngừa viêm phổi, với giá hơn 1.200.000 đồng/mũi. Với người lớn thì tiêm vaccine ngừa viêm phổi còn có ý nghĩa rằng sẽ không viêm phổi khi nếu chẳng may nhiễm COVID-19.

Chị H. thắc mắc liệu vaccine ngừa cúm, viêm phổi có hạn chế khả năng nhiễm COVID-19 hay không, đặc biệt khi hiện nay đã xuất hiện biến chủng mới Omicron?

Thông báo hết vaccine ngừa cúm, viêm phổi

Ghi nhận của Tuổi Trẻ sáng 6-12 tại phòng khám - tiêm ngừa Viện Pasteur TP.HCM, rất đông người lớn, trẻ em đến tiêm vaccine phòng bệnh. Tại quầy hướng dẫn có treo bảng giá vaccine dịch vụ với 20 loại vaccine phòng bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại vaccine thông báo "hết hàng" hoặc "tạm hết" đó là: vaccine viêm phổi do phế cầu, ngừa cúm và viêm gan siêu vi A. Các loại vaccine này có giá dao động từ 250.000 - 1.230.000 đồng/mũi.

"Vaccine cúm đã hết rồi, có thể qua tháng 1 mới có. Còn vaccine ngừa viêm phổi cũng tạm hết. Để rõ hơn, chị gọi thêm tổng đài (028) 1080" - một nam nhân viên của Viện Pasteur cho biết.

Khi gọi qua tổng đài này, người bên đầu dây cũng tư vấn: "Hiện tại vaccine ngừa cúm ở Viện Pasteur chưa có và cũng chưa biết rõ khi nào có vaccine về. Với vaccine ngừa viêm phổi thì chỉ có cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, chứ người lớn cũng không có".

Cùng ngày, chúng tôi đến một điểm tiêm vaccine lớn khác tại TP.HCM, nữ nhân viên tại đây cũng cho biết hiện vaccine ngừa viêm phổi rất khan hiếm, nếu tôi cần tiêm phải đặt lịch trước. Tương tự, vaccine ngừa cúm hiện chỉ còn vaccine Việt Nam, vaccine của Pháp và Hà Lan còn rất ít. Dự kiến cuối tháng 2 năm sau, các loại vaccine này mới về.

Giải đáp thắc mắc về tình trạng khan hiếm vaccine ngừa cúm và viêm phổi, nữ nhân viên này cho biết thời gian vừa qua, rất nhiều người ở mọi độ tuổi đến tiêm hai loại vaccine này với mong muốn là để phòng ngừa thêm COVID-19.

Tiếp tục đến một phòng khám đa khoa tại phường 10, quận Gò Vấp, bảo vệ tại đây thông báo ngay cho chúng tôi rằng đã hết vaccine ngừa cúm và viêm phổi. Còn nhân viên phòng khám giải thích rõ hơn: "Vaccine ngừa cúm, viêm phổi mới vừa hết. Phòng khám chưa biết khi nào vaccine về nữa".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Đinh Văn Thới (Viện Pasteur TP.HCM) cho hay có nhiều nguyên nhân khiến vaccine ngừa cúm và viêm phổi do phế cầu thiếu hụt. Trong đó lý do lớn nhất là người dân đổ xô đi tiêm nhiều hơn do bị gián đoạn trong 4 tháng giãn cách xã hội vừa qua. Bên cạnh đó, cũng có một số người dân chia sẻ rằng đến tiêm là để nâng cao đề kháng, phòng COVID-19.

Vaccine ngừa cúm, viêm phổi "trị" COVID-19 đến đâu?

Trước thực tế vaccine ngừa cúm, viêm phổi tại TP.HCM rơi vào tình trạng khan hiếm, bác sĩ Thới cho rằng người dân tiêm được 2 loại vaccine này thì tốt những điều quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục nâng cao phòng chống COVID-19 và không có vaccine nào thay thế được vaccine phòng COVID-19.

"Khi tiêm được các loại vaccine như cúm, viêm phổi do phế cầu hay các bệnh lý khác thì tốt, hỗ trợ phòng bệnh. Ngừa COVID-19 vẫn là quan trọng nhất, do đó người dân vẫn tiếp tục các biện pháp phòng bệnh" - bác sĩ Thới chia sẻ.

Một chuyên gia trong lĩnh vực nhiễm - thần kinh tại TP.HCM cho hay khi người dân tiêm vaccine ngừa cúm hay viêm phổi thì khả năng bội nhiễm phế cầu và cúm sẽ giảm đi nếu chẳng may nhiễm COVID-19, đặc biệt ở người lớn tuổi.

"Người dân không cần săn lùng. Tiêm các loại vaccine này trễ một thời gian không sao, vấn đề chính là tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 và 5K" - vị này nhấn mạnh./.

20h ngày 8/10/2021 chương trình Tư vấn trực tuyến: “Giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin phòng viêm phổi, viêm phế quản, cúm và các bệnh hô hấp khác” sẽ diễn ra với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu về vắc xin, Y tế dự phòng và Nhi khoa.

3 miền Bắc, Trung, Nam cùng đón những đớt thời tiết chuyển mùa, với mưa giông rải rác ở các tỉnh khu vực miền Nam, chuỗi ngày mưa lớn kèm áp thấp nhiệt đới ở miền Trung và miền Bắc nhận thông tin đón đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về. 

Theo ghi nhận từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh số trẻ nhỏ và người lớn nhập viện vì cúm cùng các bệnh về đường hô hấp khác có xu hướng gia tăng trong những tuần gần đây, đặc biệt TP.Hồ Chí Minh vừa chấm dứt chuỗi ngày giãn cách vì vậy mật độ người dân lưu thông trên đường gia tăng kéo theo nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn là hiểm họa toàn cầu, việc bị đồng nhiễm bệnh hô hấp và Covid-19 là điều vô cùng nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng, gia tăng tình trạng suy hô hấp. Vì vậy để tránh nguy cơ đồng nhiễm, trẻ em, người lớn, đặc biệt là người già, người mắc các bệnh lý nền, người có hệ miễn dịch yếu… cần chủ động tiêm chủng để bảo vệ hệ hô hấp, phòng bệnh ngay lúc này là việc cấp thiết không nên trì hoãn.

Vậy làm sao để bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta thật khỏe mạnh? Tại sao cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh hô hấp trong bối cảnh Covid-19? Vắc xin phòng bệnh cúm, bạch hầu – ho gà – uốn ván, các bệnh do phế cầu khuẩn dành cho ai, lịch tiêm ra sao? Vắc xin thế hệ mới cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) có ưu điểm vượt trội gì? Đã tiêm hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19 cần tiêm những loại vắc xin nào để bảo vệ hệ hô hấp?

Tất cả những thắc mắc xoay quanh chủ đề phòng bệnh đường hô hấp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 sẽ được giải đáp đầy đủ bởi các chuyên gia:

  • BS Trương Hữu Khanh – Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM.
  • BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
  • ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Nhằm mang đến kiến thức y khoa bổ ích, chính xác về các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp cần thiết cho người dân trong bối cảnh đại dịch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, Báo điện tử VTV tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “Giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin phòng viêm phổi, viêm phế quản, cúm và các bệnh hô hấp khác”. 

Chương trình được trực tiếp trên website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng; kênh Youtube VNVC, Youtube Báo Thanh Niên.

Theo dõi và đặt ngay câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp và hãy cùng chia sẻ rộng rãi chương trình này, vì tính thiết thực và ý nghĩa cho cộng đồng.

Câu hỏi: Có nên tiêm vaccine phòng viêm phổi để tăng cường bảo vệ cho bản thân trước virus SARS-CoV-2?

Trả lời:

Trong những ngày gần đây số người mắc Covid-19 phải nhập viện và số ca nặng tại TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức cao. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện nay không ít người tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác tới các cơ sở tiêm chủng để tiêm mũi vaccine phòng ngừa viêm phổi. Mọi người cho rằng việc tiêm mũi vaccine này sẽ giúp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tấn công vào phổi nếu như không may mắn bị nhiễm virus.

ThS, BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho hay, có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng. Tác nhân vi khuẩn phổ biến là: Streptococcus pneumoniae (còn được gọi là phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Legionella, Staphylococcus aureus hoặc tác nhân virus thường gặp là virus hợp bào đường hô hấp (RSV), Adenovirus, virus Epstein-Barr, virus cúm và hiện nay có virus SARS-CoV-2; Nấm hoặc hóa chất cũng nguyên nhân gây viêm phổi.

Các trường hợp mắc phải các tác nhân viêm phổi trên sẽ có tiên lượng tốt với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc khỏe mạnh, nhưng nhiều trường hợp viêm phổi có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong ở bệnh nhân lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Theo bác sĩ Hiền Minh, để tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi ở người lớn (trên 18 tuổi) cần phải tiêm 3 nhóm chính: vaccine phòng các bệnh do phế cầu: Prevenar 13; vaccine cúm: Vaxigrip, Influvac, GC Flu, Ivacflu-S; vaccine Covid-19.

Tuy nhiên cần phải hiểu đúng: vaccine phòng viêm phổi là vaccine chống lại những tác nhân gây viêm phổi.

Các bệnh do phế cầu khuẩn là tên gọi để chỉ một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Phế cầu là một tác nhân rất nguy hiểm gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn. Ước tính tỷ lệ tử vong vì bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chiếm khoảng từ 10-20%, trên 50% ở trẻ nhỏ hoặc người già.

Một khi cơ thể bị phế cầu xâm nhập sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Nguy cơ dễ nhiễm phế cầu khuẩn bao gồm tình trạng vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh phổi tiến triển như COPD, hen suyễn, bệnh tim mạch mạn tính, người hút thuốc lá,…

Việc phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là rất quan trọng. Biện pháp thụ động như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, tăng sức đề kháng cơ thể chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vẫn là chủ động tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Bác sĩ Hiền minh cho biết: "Vaccine phế cầu nên tiêm được cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn".

Số lượng mũi vaccine phế cầu ở trẻ em cần tiêm có thể là 2-3 hoặc 4 mũi tùy theo độ tuổi. Với người lớn thì hiện nay với vaccine Prevenar 13 đang có trên thị trường Việt Nam thì chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

Theo đó, các trường hợp nên tiêm là: Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên; Những người trẻ hơn 65 tuổi có một trong những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng: Bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyễn, COPD), bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, nghiện rượu, hút thuốc lá, bệnh hồng cầu hình liềm, người cắt lách, bất kỳ tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh thận mãn tính, có cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy.

Đối với vaccine cúm, tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Trẻ từ 6 tháng – dưới 9 tuổi: tiêm 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm 1 lần; Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Mỗi năm tiêm vaccine cúm 1 lần.

Ưu tiên tiêm cho: Nhân viên y tế; Trẻ em; Phụ nữ mang thai; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.

Bác sĩ Hiền Minh khẳng định: "Tiêm chủng là một trong những can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất về chi phí.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch. Nhờ có vaccine mà những đại dịch lớn đã biến mất hoặc được khống chế trên thế giới như bệnh đậu mùa, đại dịch cúm...

Thời tiết giao mùa, số người mắc các bệnh đường hô hấp tăng cao, trong đó bệnh cúm và các bệnh do phế cầu chiếm tỷ lệ đáng kể.

Trên thế giới hằng năm có khoảng 1,6 triệu người chết do phế cầu, và khoảng nửa triệu người chết do cúm mùa. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính của viêm phổi lây nhiễm cộng đồng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ nhập viện và tử vong do phế cầu càng tăng cao ở những người bị mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, gần đây các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ nhập viện và biến chứng nặng Covid-19 ở người chưa được tiêm vaccine cúm. Hiện nay đã có vaccine phòng cúm mùa và vaccine phòng các bệnh do phế cầu, do vậy người dân nên chủ động đi tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và gia đình.

Chiến dịch tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả cho toàn dân

PV