Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa Lịch Sử như thế nào

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Người Sắt

1. Sau chiến thắng Vạn Tường, nhân dân ta tiếp tục chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và giành nhiều thắng lợi trên cả mặt trận quân sự và chính trị:

* Thắng lợi trên mặt trận quân sự:

- Bước vào mùa khô thứ nhất [1965 - 1966] quân ta đã đánh địch bằng nhiều phương thức tác chiến, trên mọi hướng.

- Bước vào mùa khô thứ hai [1966 - 1967], Mĩ tiếp tục mở cuộc phản công với quy mô lớn hơn nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, cũng bị quân ta đánh trả lại.

* Thắng lợi trên mặt trận chính trị:

- Ở các vùng nông thôn và thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

2. Ý nghĩa của chiến thăng Vạn Tường:

- Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

0 Trả lời 08:34 04/03

  • Su kem

    Sau chiến thắng Vạn Tường, quân và dân ta tiếp tục dành được chiến thắng trong hai mùa khô:

    Mùa khô 1965 -1966:

    Mĩ huy động 72 vạn quân mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 5 cuộc hành quân lớn nhằm vào Đông Nam Bộ và liên khu V.

    Ta tấn công khắp nơi, loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên.

    Mùa khô 1966 – 1967:

    Mĩ huy động 98 vạn quân mở 879 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân lớn, lớn nhất là cuộc hành quân Gian – xơn –Xi –ti nhằm vào căn cứ Dương Minh Châu.

    Ta tấn công đập tan các cuộc hành quân của Mĩ, loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên.

    Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường:

    Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

    Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

    0 Trả lời 08:34 04/03

    • Bữa tui chép trong bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 22 á

      0 Trả lời 08:35 04/03

      • Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường [1965] là

        A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

        B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

        C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”

        D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam

        Đề bài:

        A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

        B. Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược khác.

        C. Đánh bại Mĩ về quân sự.

        D. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.

        D

        Câu hỏi in nghiêng trang 177 Lịch Sử 12 Bài 22

        Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Vạn Tường [8 - 1965]. Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường?

        Lời giải:

        * Những thắng lợi:

        - Quân và dân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh của địch.

        - Bước vào mùa khô thứ nhất [1965 - 1966] quân ta đã đánh địch bằng nhiều phương thức tác chiến, trên mọi hướng.

        - Bước vào mùa khô thứ hai [1966 - 1967], Mĩ tiếp tục mở cuộc phản công với quy mô lớn hơn nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, cũng bị quân ta đánh trả lại.

        - Ở các vùng nông thôn và thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn...đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

        - Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

        * Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường.

        - Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

        - Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

        Câu hỏi in nghiêng trang 177 Lịch Sử 12 Bài 22

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa?

        Lời giải:

        * Hoàn cảnh:

        - Mâu thuẫn trong nội bộ nươc Mĩ sau cuộc bầu cử năm 1968, tạo điều kiện cho ta tiếp tục đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

        - Tương quan lực lượng có lợi cho ta, Trung ương Đảng đã ra chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

        * Diễn biến:

        - Ngày 31 - 1 - 1968, cuộc tập kích của quân chủ lực vào các đô thị miền Nam đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

        - Diễn ra qua 3 đợt: từ đêm 30 - 1 đến ngày 25 - 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 - 1968.

        - Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị và ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.

        - Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch... phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

        * Kết quả:

        - Nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn ra đời.

        - Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng.

        - Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập .

        - Mĩ phải tuyên bố chấm dứt ném bom không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị Paris để đàm phán với ta

        * Ý nghĩa:

        - Cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ,

        - Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

        Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất [1965-1973]

        Video liên quan

        Chủ Đề