Chính sách chiết khấu của Pepsi

Với những chiến lược kinh doanh hiệu quả, Pepsi đã từng bước trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của Pepsi tại bài viết dưới đây.

Chính sách chiết khấu của Pepsi

Giới thiệu tổng quan về tập đoàn PepsiCo

Theo Wikipedia, PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63 tỷ đô la trong năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker và Tropicana. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm.

PepsiCo quan tâm đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và các sản phẩm khác. PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay, Inc. PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên Pepsi sang một loạt các thương hiệu thực phẩm và đồ uống rộng lớn hơn, trong đó lớn nhất bao gồm việc mua lại các công ty Tropicana vào năm 1998 và Quaker Oats Company vào năm 2001. Việc mua lại các công ty này giúp Pepsi thêm thương hiệu Gatorade vào danh mục sản phẩm của mình.

Kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2012, 22 thương hiệu của PepsiCo đã tạo ra doanh số bán lẻ hơn 1 tỷ đô la Mỹ, và các sản phẩm của công ty đã được phân phối trên hơn 200 quốc gia, dẫn đến doanh thu ròng hàng năm là 43,3 tỷ đô la Mỹ. Dựa trên doanh thu thuần, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai trên thế giới, sau Nestlé. Trong phạm vi Bắc Mỹ, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất tính theo doanh thu thuần. 

Pepsi là một sản phẩm nổi tiếng được sản xuất bởi tập đoàn PepsiCo. Caleb Bradham, một người bán dược phẩm ở New Bern, bắc Carolina phát minh ra Pepsi vào những năm đầu của thế kỷ 20. 

Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.

Chính sách chiết khấu của Pepsi

Phân tích mô hình SWOT của Pepsi

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

Đối với Pepsi, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths)

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Pepsi, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Thương hiệu nổi tiếng 

Pepsi là một thương hiệu đã tồn tại khá lâu gần 50 năm. Vì vậy, họ có khá nhiều kinh nghiệm cũng như định vị được hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Có thể nói, hiện nay không ai không biết đến thương hiệu Pepsi, nhắc tới Pepsi người ta liên tưởng ngay tới hình ảnh về một Pepsi giản dị, sôi động, sảng khoái. Pepsi có số lượng lớn khách hàng trung thành trên toàn thế giới.

Danh mục sản phẩm đa dạng

Danh mục sản phẩm của Pepsi đa dạng, phong phú hơn so với Coca-Cola.

Vị trí “công ty nước giải khát toàn diện” của Pepsi là một lí do lớn nhất dẫn tới thành công trên toàn cầu. Ở Mỹ, Pepsi có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm như Pepsi, Diet Pepsi,  Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina… 

Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và Starbucks. Các sản phẩm chính của Pepsi được bán toàn cầu còn có cả Pepsi Max, Mirinda và 7-Up. 

Điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh, Pepsi cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Pepsi có thể được kể đến như sau: 

Bất lợi khi là người đến sau 

Trong cuộc chiến với Coca-Cola, Pepsi bất lợi hơn vì là kẻ đến sau. Ví dụ như khi thâm nhập vào Nga, Venezuela, và Nam Mỹ. Là kẻ đến sau một bước, để giành giật lại được thị phần Pepsi đã phải nỗ lực rất nhiều, phải đầu tư rất nhiều để tạo ra sự khác biệt hóa.

Sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng

Sản phẩm của Pepsi quá nhiều đường, chất béo, muối..ít hoa quả, rau và sữa ít béo, điều này gây mối lo ngại về vấn đề sức khỏe với người tiêu dùng.

Giám đốc điều hành Pepsi – bà  Indra Nooyi nói rằng: Khách hàng đang quan tâm nhiều hơn về  

sức khỏe. Các Chính phủ trên thế giới đang gây áp lực để cải thiện thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm.

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Pepsi có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

Mở rộng phân khúc thị trường thực phẩm 

Hiện tại, ngành công nghiệp thức ăn nhanh và thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe, dịch vụ tốt đang phát triển, đây là cơ hội cho Pepsi mở rộng phát triển sang phân khúc thực phẩm 

Tại Mỹ và một số thị trường khác khi các nhà khoa học ngày càng đưa ra nhiều báo cáo nhận xét về việc uống nước giải khát có ga sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thì thị trưởng nước giải khát không ga lại lên ngôi, đây cũng là cơ hội để Pepsi đầu tư phát triển thêm vào mặt hàng nước giải khát không ga.

Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng đa dạng

Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng đa dạng. Đây là cơ hội giúp Pepsi có thể tận dụng được khả năng linh hoạt, óc sáng tạo trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhanh nhất với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.Thêm vào đó còn giúp Pepsi tập trung vào những mặt hàng có lợi thế dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng

Thách thức (Threats)

Bên cạnh cơ hội thì Pepsi cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Pepsi có thể được liệt kê như sau:

Rủi ro thị trường

Pepsi đang phải đối mặt với 3 loại rủi ro chính có thể đem đến cho công ty những bất lợi:

  • Giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu và năng lượng
  • Ảnh hưởng của tỷ giá 
  • Ảnh hưởng của lãi suất

Rào cản thích nghi với các tiêu chuẩn của thị trường nội địa 

Pepsi có chiến lược thâm nhập vào rất nhiều thị trường, do vậy khó khăn với Pepsi chính là phải thích nghi sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của các thị trường nội địa. Tuy nhiên Pepsi đang đối diện với một thách thức rất lớn. Pepsi có quy mô khá lớn, do đó đòi hỏi công ty phải có những chính sách marketing, những giải pháp thích hợp để ứng phó với  từng điều kiện, quy định về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và những quy định của Chính phủ các nước.

>> Đọc thêm: Phân tích SWOT của Vinamilk

Bảng phân tích SWOT của Pepsi

Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 
  • Thương hiệu nổi tiếng
  • Danh mục sản phẩm đa dạng 
  • Bất lợi khi là người đến sau 
  • Sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng
  • Mở rộng phân khúc thị trường thực phẩm 
  • Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng đa dạng
  • Rủi ro thị trường
  • Rào cản thích nghi với các tiêu chuẩn của thị trường nội địa 

AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
  • Quản lý nhân viên sale
  • Quản lý nhân viên đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…

Chính sách chiết khấu của Pepsi

Phân tích chiến lược kinh doanh của Pepsi

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, Pepsi đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Pepsi là gì? 

Triết lý kinh doanh của Pepsi

Về triết lý trong chiến lược kinh doanh của Pepsi, với triết lý kinh doanh “Chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng” và chuẩn giá trị của công ty “Quan tâm đến khách hàng, người tiêu dùng và môi trường chúng ta đang sống”, thương hiệu này không ngừng cải tiến sản phẩm và cung cấp những giải pháp bảo vệ môi trường tốt hơn – điều tạo nên dấu ấn thương hiệu và nhận được sự quan tâm từ người tiêu dùng. 

Đây cũng được xem là lý do chính tạo nên chiến dịch “Pepsi – Think & Drink” nhằm kêu gọi người tiêu dùng sử dụng chai thủy tinh góp phần bảo vệ môi trường.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Pepsi

Đối với mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Pepsi, công ty có mục tiêu là tiếp tục củng cố và duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát trong khi vẫn sống với các giá trị của công ty. Trong tương lai, Pepsi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho nhân viên công ty và các đối tác kinh doanh, cũng như đóng góp cho cộng đồng nơi công ty hoạt động kinh doanh.

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Pepsi

Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Pepsi là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, Pepsi tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, công ty sẽ thực hiện thiết kế bao bì phù hợp cũng như nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Với số lượng mặt hàng đa dạng nên những phân khúc thị trường của Pepsi được xác định dựa trên 3 cách sau.

  • Phân khúc thị trường theo độ tuổi: Độ tuổi nhóm khách hàng chủ yếu của Pepsi là những người từ 15 đến 45 tuổi. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua phương thức quảng cáo của Pepsi, nhãn hàng đẩy mạnh việc chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, nhằm tiếp cận được nhiều hơn với nhóm khách hàng mục tiêu là những thanh thiếu niên.
  • Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý: Pepsi khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã cố gắng phân phối sản phẩm với mạng lưới dày đặc từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn tập trung vào các thành phố lớn nơi tập trung đông dân cư.
  • Phân khúc thị trường theo mức thu nhập: Mức thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu của Pepsi bao gồm cả ba nhóm: Trung bình, trên trung bình và cả những người có thu nhập cao

Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Pepsi

Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Pepsi, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

Kỹ thuật công nghệ

Một trong những hoạt động mà Pepsi chú trọng đó là đầu tư vào kỹ thuật công nghệ. 

PepsiCo đã thông báo ra mắt hai trung tâm kỹ thuật số (digital hubs) đầu tiên đặt tại hai thành phố Dallas (Mỹ) và và Barcelona (Tây Ban Nha). Hai trung tâm sẽ tạo tiền đề cho việc triển khai các công nghệ hàng đầu như máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo trong việc sản xuất các sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 

Với dự án lần này, PepsiCo kỳ vọng sẽ từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh và hệ thống phân phối của tập đoàn, tạo ra hơn 500 việc làm mới liên quan đến kỹ thuật số và khai thác dữ liệu trong vòng 3 năm tới. 

Quản trị Marketing

Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Pepsi, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

Sản phẩm (Product)

Sản phẩm Pepsi phát triển mạnh trong bối cảnh xã hội đang phát triển, mọi người thường xuyên bận bịu với công việc của mình và không có nhiều thời gian nên rất ưa chuộng đồ ăn nhanh và đồ uống có ga đi kèm như Pepsi. 

Bên cạnh đó, Pepsico cũng đã sản xuất loại Pepsi dành riêng cho người ăn kiêng để mở rộng thị trường.Thông qua việc giảm lượng đường, Pepsi đã cho ra mắt sản phẩm Diet Pepsi.

Hiện nay, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra mắt chai nhựa đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ năng lượng tái tạo và sản phẩm dư thừa trong chế biến thực phẩm. Loại chai Green PET được sản xuất từ các nguyên liệu sinh học như: vỏ ngô, cỏ.. qua rất nhiều bước chuyển đổi. Pepsi còn sử dụng chính những phế phẩm trong khi quy trình sản xuất thực phẩm của mình như vỏ khoai tây, vỏ cam và vỏ yến mạch để sản xuất chai Green PET. Loại chai này có tính năng sử dụng và cảm quan bên ngoài giống như loại chai sản xuất từ dầu mỏ.

Giá (Price) 

Pepsi đã định giá sản phẩm của mình thông qua một số chiến lược chính sau: 

  • Định giá thâm nhập thị trường: Khác với các chiến lược định giá thấp để chắt lọc thị trường, Pepsi đã chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp với mục đích thâm nhập thị trường nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng, đồng thời đạt được thị phần lớn.
  • Định giá chiết khấu: Pepsi sẽ điều chỉnh giá để cung cấp chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn.
  • Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: các kiểu sản phẩm của Pepsi được định giá khác nhau và tỉ lệ với chi phí tương ứng để sản xuất từng loại sản phẩm.

Hệ thống phân phối (Place) 

Về hệ thống phân phối, Pepsi có một hệ thống phân phối đa dạng thông qua việc hợp tác với các siêu thị, đại lý, các cửa hàng ăn nhanh, rạp chiếu phim,…

Pepsi đã mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các kênh phân phối trung gian. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô. 

Pepsi đã phân phối sản phẩm thông qua các kênh siêu thị lớn như: BigC, Metro, Co.opmart,… Bên cạnh đó, Pepsi cũng mở rộng hệ thống kênh phân phối bằng việc hợp tác với các đại lý và các cửa hàng ăn nhanh như Lotteria, KFC và McDonald’s. 

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Mặc dù nước giải khát của Pepsi có hệ thống sản xuất hiện đại, cùng với hương vị truyền thống và độ ngọt nồng, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, thì việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm mới là phương tiện hữu hiệu để Pepsi đến gần với người tiêu dùng và đã đạt được doanh số lớn như hiện tại. 

Đối với thị trường Việt Nam, Pepsi nắm bắt và hiểu rõ các trạng thái như: Biết, hiểu, thích, chuộng, tin và mua của người tiêu dùng, từ đó áp dụng các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo và hiệu quả. 

Đọc chi tiết về chiến lược Marketing nổi bật của Pepsi tại bài viết: Phân tích 5 chiến lược Marketing của Pepsi thành công tại Việt Nam

Tổng kết

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng, Pepsi đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. 

Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã thêm về những chiến lược kinh doanh hiệu quả của Pepsi để từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!

 3,370 

Chính sách chiết khấu của Pepsi