Chính sách cộng điểm thi đại học năm 2022

Chiều 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. So với dự thảo, quy chế không thay đổi nhiều về thời điểm đăng ký xét tuyển, nhập học; nhưng đã điều chỉnh phương án cộng điểm ưu tiên khu vực.

Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 [còn gọi là thí sinh tự do] vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực theo các mức: 0,25 điểm [khu vực 2], 0,5 điểm [khu vực 2 nông thôn] và 0,75 điểm [khu vực 1]. Đây là chính sách được duy trì ổn định trong các năm qua.

Trước đó, dự thảo công bố giữa tháng 4 định bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do. Kế hoạch này khiến thí sinh tự do cảm thấy hụt hẫng, các chuyên gia giáo dục, đại diện trường đại học cũng đưa ra ý kiến trái chiều.

Thời điểm đó, Bộ giải thích quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh: học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học. Theo đại diện Bộ, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

Tuy nhiên, trong quy chế chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi kế hoạch được đề cập tại dự thảo và tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm khu vực cho thí sinh tự do.

Từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên [cả khu vực và đối tượng] với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

>> Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022

Thí sinh xem danh sách phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: Giang Huy

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 cũng "chốt" kế hoạch đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.

Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Năm nay, các đại học cũng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào 7-8/7 với hơn một triệu thí sinh tham dự, ít hơn năm ngoái khoảng 14.000.

Trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, hơn 859.500 em sẽ dùng kết quả để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học [chiếm 85,87%]. Số thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT là gần 103.400 [chiếm 10,33%]. Số chỉ xét tuyển đại học và xét vào các trường cao đẳng sư phạm là hơn 33.100 [chiếm 3,81%].

Các bài thi được giữ nguyên như những năm gần đây với ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Thanh Hằng

Theo Bộ GD-ĐT thì với chính sách cộng điểm ưu tiên hiện nay thì nhóm thí sinh ở KV3 sẽ trở thành nhóm thí sinh yếu thế, bất lợi khi xét tuyển vào các trường top đầu.

Đại học Duy Tân [Đà Nẵng] lần đầu vào nhóm 801-1.000 trường tốt nhất thế giới của QS, bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM.

Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 [gọi tắt là Quy chế 2022] có một số nội dung mới về chính sách cộng điểm ưu tiên.

Sau khi ban hành Quy chế 2022, trong dư luận xã hội xuất hiện một số ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về cách xác định điểm cộng ưu tiên, thực hiện từ năm 2023. Trước những băn khoăn này, ngày 13.6, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT], đã chia sẻ với báo chí để giải thích một số nội dung liên quan.

Chính sách cộng điểm ưu tiên khiến nhóm học sinh KV3 yếu thế khi xét tuyển

1. Những ngành hàng đầu không tuyển được thí sinh có học lực tốt nhất

Bà Thuỷ cho biết, theo cách tính quy định trong Quy chế 2022, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30, thì với các em đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.

Đối với các em đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Như vậy, với công thức xác định điểm ưu tiên trong Quy chế 2022, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao, điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước. Nghĩa là sẽ không còn hiện tượng có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc những thí sinh ở thành phố [KV3] có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển.

Việc điều chỉnh trên không chỉ giải quyết vấn đề có trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, mà còn tạo sự công bằng ở nhóm điểm cao khi cạnh tranh vào các ngành và các trường hàng đầu.

Bà Thuỷ cũng cho biết, qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 [22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường].

Khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên [KV3]. Nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn [thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần] so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên, các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Bà Thuỷ nói: “Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Thực tế này cho thấy nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu. Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế 2022 đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023”.

2. Đảm bảo cạnh tranh công bằng

Trước băn khoăn về việc liệu có đảm bảo sự công bằng khi mà cùng trong một khu vực nhưng mức cộng điểm ưu tiên của các thí sinh lại khác nhau, bà Thuỷ chia sẻ:

“Công bằng ở đây cần được hiểu là sự công bằng trong cạnh tranh vào các ngành, vào các trường ở mức tương đương nhau. Một thí sinh ở KV1 đạt được 23 điểm thì không cạnh tranh với thí sinh cũng ở KV1 đó mà đạt 22 điểm. Như vậy, việc em đạt 23 điểm được cộng ít điểm ưu tiên hơn nhất định không thể thua thiệt hơn em đạt 22 điểm. Nhưng, thí sinh đạt 23 điểm này đang cạnh tranh với các thí sinh ở khu vực khác để vào được ngành và trường tương ứng với mức điểm cao này”.

Bà Thuỷ cho biết, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. “Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế”, bà Thuỷ nói.

3. Điểm cộng ưu tiên được áp dụng cho mọi phương thức xét tuyển

Theo bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT], Quy chế 2022 đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức điểm 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên nữa.

Việc áp dụng này không chỉ đối với các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác, các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

> Tổng hợp trường đại học tại TP Hồ Chí Minh năm 2022

> TOP 10 trường đại học đào tạo ngành Y tại miền Bắc

Theo Báo Thanh Niên

TAGS: cộng điểm ưu tiên chính sách cộng điểm ưu tiên dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2022 nhóm KV3 yếu thế xét tuyển đại học xét tuyển cao đẳng

Video liên quan

Chủ Đề