Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

Đó là những người luôn gương mẫu, được đồng bào tin tưởng, thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hiểu phong tục tập quán địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động, thực sự trở thành cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền và người dân.

Nhờ có đội ngũ này mà những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được với đồng bào hiệu quả hơn, góp phần tích cực củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...

Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Người có uy tín có vai trò quan trọng trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: TTXVN.

Để động viên, khuyến khích, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể, thiết thực. Điển hình nhưThủ tướng Chính phủ đã ban hành: Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg,Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg,Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chí lựa chọn cũng như việc thực hiện chế độ, chính sách đối vớingười có uy tíntrong đồng bàoDTTS.

Theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, định kỳ hoặc đột xuất,người có uy tínđược phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được cấp (không thu tiền) một số tờ báo của Trung ương và địa phương. Ngoài ra,được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của cácDTTS; được thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm đau; khi gia đình gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn) được hỗ trợ kịp thời...

Đặc biệt, một chính sách mà nhiềungười có uy tínrất tâm đắc trong thời gian qua đó là việc được đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để thấy được sự đổi thay cũng như những kinh nghiệm, cách làm hay của các vùng, miền trên cả nước để khi trở về, họ có thể vận dụng trong công việc, truyền đạt lại trong cộng đồng dân cư...

Là người có gần 50 năm sinh sống cùng đồng bào các DTTS, trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Xuân Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc cho biết: “Đối với đồng bào DTTS, người có uy tín giữ vai trò rất quan trọng và được người dân trực tiếp bầu ra. Họ có điểm chunglà thường làm kinh tế giỏi, gương mẫu, tích cực vận động, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào, được đồng bào tin tưởng, nghe theo, làm theo. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác dân tộc, một nội dung quan trọng là phải phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín”.

Tuy nhiên, một trong những bất cập hiện nay là mặc dù khối lượng công việc khá lớn nhưng người có uy tínkhông được hưởng lương, phụ cấp mà mỗi năm chỉ được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các DTTS (không quá 2 lần/năm với mức tặng quà không quá 500.000 đồng/người/lần). Theo ông Đinh Xuân Thắng, thời gian tới cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cố định, thiết thực giúp người có uy tíncó điều kiện hoạt động hiệu quả.

ĐỨC THỊNH

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được ví như cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân, họ đã phát huy vai trò, vị thế của mình trong cộng đồng và đáp ứng sự kỳ vọng, tin tưởng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan trong hệ thống chính trị. Những năm qua, người có uy tín đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng xóm, bản đoàn kết, bình yên, phát triển. Chính vì thế, 10 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

Ông Ngô Văn Chú (thứ 2 từ trái sang) người có uy tín xóm Mỏ Chì, xã Cúc đường, huyện Võ Nhai cùng đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế

Toàn tỉnh có 834 người có uy tín, bao gồm: Bí thư chi bộ; trưởng thôn, bản; nhân sỹ, trí thức; cán bộ nghỉ hưu; già làng; trưởng dòng họ; doanh nhân, người sản xuất; chức sắc tôn giáo và các thành phần khác. Là những người có uy tín, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, có phạm vi ảnh hưởng lớn trong cộng đồng và khả năng tập hợp nhân dân tin tưởng nghe và làm theo. Nhận thức được vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín; triển khai và thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ "Về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số"; giai đoạn 2018 - 2022, căn cứ danh sách bầu chọn người có uy tín của cấp xã và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ban Dân tộc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá đưa khỏi danh sách và bình chọn, xét công nhận bổ sung người có uy tín được tiến hành một năm 01 lần trình UBND tỉnh ban hành.

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân, là địa chỉ tin cậy của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự của địa phương. Giai đoạn 2011 – 2021, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức 65 hội nghị cung cấp thông tin cho 5.336 lượt người có uy tín tham gia; Tập huấn, tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm: 38 cuộc cho 934 lượt người; các hình thức cung cấp thông tin khác 07 cuộc cho 653 lượt người có uy tín tham gia đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; giáo dục gia đình, người dân không vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội, cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo tuyên truyền, xuyên tạc chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

Người có uy tín không chỉ gương mẫu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước mà còn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện tuyên tuyền, vận động đồng bào ở khu dân cư xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn vệ sinh môi trường; xóa bỏ hủ tục lạc hậu… qua đó đã xuất hiện nhiều người có uy tín tiêu biểu trên các lĩnh vực, có thể kết đến như:

Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới: ông Nông Văn Huấn, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng xóm Cây Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ; ông Ngô Văn Tô, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai…; Trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc: Ông Lại Hùng Kim, dân tộc Sán Dìu, Bí thư Chi bộ xóm Đầm Mương 15, xã Minh Đức, Thị xã Phổ Yên...; Trên lĩnh vực an ninh trật tự: ông Dương Văn Hùng, dân tộc Sán Chay, Chủ tịch MTTQ xã Bình Thành, huyện Định Hóa; ông Nông Văn Vụ, dân tộc Nùng, người có uy tín xóm Vo, xã Tân Thành, huyện Phú Bình...Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế: ông Nông Khánh Sự, dân tộc Tày, Phó chi hội cựu chiến binh xóm Bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai...; Về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng đời sống mới: bà Đặng Thị Hoa, dân tộc Dao, Chi Hội trưởng phụ nữ xóm Suối Bốc, Chủ tịch Hội đông y xã; ông Hoàng Văn Mùi, Nghệ nhân ưu tú, dân tộc Mông, xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2011-2021 của tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cấp xã về vai trò, vị trí của người có uy tín chưa thực sự đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phát huy vai trò có người có uy tín trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Nhiều người uy tín chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm đối với cộng đồng; Công tác tranh thủ, phát huy vai trò người có uy tín trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiểu của Đảng, Nhà nước ở một số địa phương còn hạn chế; ở một số xã việc tổ chức cung cấp thông tin cho người có uy tín chưa thường xuyên...

Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội, giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra một số nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ để động viên, khích lệ người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa bàn dân cư; kịp thời biểu dương, khen thưởng khi người có uy tín có thành tích xuất sắc.

2. Cần phải xác định rõ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là người được đồng bào dân tộc tín nhiệm, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cộng đồng dân cư trong vùng dân tộc; là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3. Quản lý và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số cần có kế hoạch cụ thể; tổ chức họp mặt, gặp gỡ và bố trí công việc cho người có uy tín tham gia công tác cùng chính quyền, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội ở cơ sở nhằm phát huy vai trò, vị trí của người có uy tín. Phải chú ý đến việc bảo vệ người có uy tín và gia đình họ, không để kẻ địch, phần tử xấu tác động, lợi dụng,  lôi kéo, vô hiệu hóa.

4. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở cơ sở là một nội dung quan trọng trong công tác dân tộc ở địa phương; tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với vùng dân tộc, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững ổn định về chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

5. Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số cần tiếp tục nêu cao vai trò nòng cốt của mình gương mẫu đi đầu và vận động gia đình, người thân, nhân dân nơi cư trú chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi sai trái đi ngược lại lợi ích của Quốc gia, dân tộc, chống  mọi âm mưu của kẻ xấu muốn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nguyễn Văn Nghĩa, Văn phòng