Cho biệt phong cách ngôn ngữ chính sử dụng trong văn bản nhân

Có 6 phong cách chức năng ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận, hành chính - công vụ.

1/ PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH HOẠT:

a/ Ngôn ngữ sinh hoạt:

-  Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

-  Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

Ví dụ:

“Hắn hầm hầm, chĩa vào mặt mụ bảo rằng:

- Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin của nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không?...”

[Chí Phèo - Nam Cao]

 b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

-  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...

-   Đặc trưng:

+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

2/ PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ  NGHỆ THUẬT:

a/ Ngôn ngữ nghệ thuật:

- Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

-  Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

-  Phạm vi sử dụng:

+  Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự [truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…]; Ngôn ngữ trữ tình [ca dao, vè, thơ…]; Ngôn ngữ sân khấu [kịch, chèo, tuồng…]

+  Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

Ví dụ:

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

       Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

         Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

 - Chiều xuân - Anh Thơ - 

b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

- Đặc trưng:

+ Tính hình tượng:

Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.

Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng khác, ngoài sự vật hiện tượng được miêu tả trực tiếp đó => Hệ quả: tính đa nghĩa, tính hàm súc.

Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tp.

3/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

a/ Ngôn ngữ chính luận:

- Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,...theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

Ví dụ:

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập!”

[Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh]

b/ Các phương tiện diễn đạt:

- Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị; ngược lại, nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ VBCL nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên đã thấm vào lớp từ thông dụng, người ta không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa [đa số, thiểu số, dân chủ, bình đẳng, tự do,...]

- Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy... nhưng....]

- Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:

Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

- Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,....

- Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Trong tiếng Việt có 6 phong cách ngôn ngữ dùng để phục vụ cho những yêu cầu khác nhau. Phong cách ngôn ngữ chính là sự phân biệt rạch ròi nhất trong tiếng Việt và bạn tuyệt đối không thể nhầm lẫn giữa chúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt 6 phong cách ngôn ngữ cùng những kiến thức thú vị liên quan. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Trong tiếng Việt có 6 phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Khái niệm về Ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con ngư­ời dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết

– Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng tồn tại:

+ Ngôn ngữ: Dạng nói.

+ Ngôn ngữ: Dạng viết, nhật ký, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

Ngôn ngữ sinh hoạt là toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày

 Phong cách của ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách được dùng trong giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, thuộc dạng hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp nhằm để trao đổi về tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

– Đặc trưng:

+ Tính cụ thể: Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+ Tính cảm xúc: Là cảm xúc của người nói được thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể hiểu rõ được những đặc điểm của người giao tiếp nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật:

-Ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu là được dùng trong các tác phẩm văn học, văn chương.

-Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Nó là ngôn ngữ có sự sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ.

– Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng truyền đạt thông tin & chức năng thẩm mĩ.

– Phạm vi sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Dùng trong văn bản nghệ thuật là ngôn ngữ tự sự [truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi ký…]; Ngôn ngữ trữ tình [ca dao, vè, thơ…]; Ngôn ngữ sân khấu [kịch, chèo, tuồng…]

+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

Ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu là được dùng trong các tác phẩm văn học, văn chương

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

– Đặc trưng:

+ Tính hình tượng:

Xây dựng hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng truyền đạt cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

+ Tính cá thể: Là những nét riêng, dấu ấn riêng của mỗi người, tạo nên phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể của ngôn ngữ còn được thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Khái niệm về ngôn ngữ chính luận:

– Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói. Được truyền đạt bằng miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, thể hiện, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

– Có 2 dạng ngôn ngữ chính luận: dạng nói và dạng viết.

Các phương tiện diễn đạt:

– Về từ ngữ: sử dụng những ngôn ngữ thông dụng nhưng lại chứ khá nhiều từ ngữ chính trị

– Về ngữ pháp: Ngôn ngữ, câu từ thường có kết cấu chuẩn mực, có tính phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Các từ liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ

– Về các biện pháp tu từ: có sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

Có 2 dạng ngôn ngữ chính luận là dạng nói và dạng viết.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

Là ngôn ngữ đặc trưng được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện được rõ quan điểm của người nói và người viết phải thể hiện được rõ nội dung về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở.

Vì vậy, ngôn ngữ phải được cân nhắc kỹ càng, đi sâu vào trong tâm, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, rõ ràng, tránh viết câu phức tạp nhiều nghĩa, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận sẻ hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, rành mạch, rõ ràng

– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện những lí lẽ đưa ra, giọng văn phải hùng hồn,rõ ràng, cảm xúc, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :

– Những nội dung liên quan đến những sự kiện, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

-Có quan điểm của người nói/ người viết

-Dùng nhiều từ ngữ chính trị

– Được trích dẫn thông qua trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Khái niệm về văn bản khoa học

– Văn bản khoa học gồm 3 loại:

+ Văn bản khoa học chuyên sâu: được dùng trong giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học

+ Văn bản khoa học và giáo khoa: Được trình bày trong giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lý thuyết và bài tập đi kèm,…

+ Văn bản khoa học phổ cập: Được tìm thấy trong báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… mục đích nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ khoa học: là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học.

Ngôn ngữ khoa học có 2 dạng: nói & viết

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

– Tính khái quát, tính trừu tượng VBKH:

+ Ngôn ngữ khoa học sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong ngành khoa học và dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát, và từ khái quát đến cụ thể

– Tính lí trí, logic:

+ Từ ngữ: Dùng đúng 1 nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

+ Câu văn thì chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

+ Kết cấu văn bản: Các câu văn được liên kết chặt chẽ mạch lạc với nhau. Kể cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

Xem thêm: Phần Mềm Rslogix 500 - Plc Software [Rslogix

– Tính khách quan, phi cá thể:

+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

Cách nhận biết là dựa vào những đặc điểm: nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,…

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Khái niệm về ngôn ngữ báo chí:

– Là ngôn ngữ để thông báo tin tức thời sự trong nước lẫn quốc tế, phản ánh được chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH.

-Ngôn ngữ báo chí tồn tại ở 2 dạng: Dạng nói & Dạng viết < báo viết >

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những bản tin thời sự, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có ở trong những quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Các phương tiện diễn đạt ngôn ngữ:

– Về từ vựng: Được sử dụng trong các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn thì đa dạng nhưng ngắn gọn, xúc tích, mạch lạc.

– Về các biện pháp tu từ: Được sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

 Đặc trưng của Phong Cách Ngôn Ngữ báo chí:

– Tính thông tin thời sự: Thông tin hot,nóng trong ngày, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn, xúc tính nhưng lượng thông tin cao < bản tin, tin vắn, quảng cáo,…>. Phóng sự thường sẽ dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo, và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

– Tính sinh động, hấp dẫn: Người viết báo thường, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.

Cách nhận biết ngôn ngữ báo chí:

+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết sẽ được trích dẫn trên bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết [ báo nào? Thời gian nào?]

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Văn Bản hành chính & Ngôn ngữ hành chính:

– Văn bản hành chính là Văn bản thường được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí

Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các Văn Bản Hành Chính. Đặc điểm:

+ Cách trình bày: Có khuôn mẫu nhất định.

+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao

+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

 Đặc trưng Phong Cách Ngôn Ngữ hành chính:

– Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định của nó.

– Tính minh xác: Không sử dụng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi hoặc sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi

– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân < nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…>. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…

Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….

Cách nhận nhận biết văn bản hành chính: Thông thường chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc

+ Mở đầu: Có phần tiêu ngữ [ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam] ở đầu văn bản

+Kết thúc: Có chữ ký hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Khái niệm

Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

Dạng biểu hiện

– Dạng nói: đối thoại, độc thoại, đàm thoại

– Dạng lời nói bên trong:

+ Độc thoại nội tâm: tự nói với mình không phát ra tiếng

+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như cuộc thoại

+ Dòng tâm sự: suy nghĩ bên trong mạch lạc.

Luyện tập

a, Lời khuyên chân thành khi giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, cách nói năng đạt hiệu quả cao.

+ Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe

+ Câu ca dao thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

Câu ca dao thứ hai: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.

Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên [Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam]

Cách dùng từ ngữ:

– Nói tới vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.

– Về từ ngữ:

+ Sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt

+ Từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…

+ Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật

→ Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tác giả là người Nam bộ, am hiểu nhiều nét đặc trưng về văn hóa, thói quen.

Theo dõi video dưới đây để hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé!

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Báo chí có nhiều cách phân loại khác nhau:

+ Phân theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo hình..

+ Theo định kỳ xuất bản: nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo…

+ Theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội

+ Theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi: báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ…

Ngôn ngữ báo chí mang tính thông tin, tin tức chủ yếu dùng trong: tin tức, phóng sự, tiểu phẩm và bình luận

Luyện tập

Bài 1 [trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Đọc một tờ báo và xác định thể loại văn bản trên tờ báo đó

+ Bản tin: thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác ngắn gọn

+ Theo trình tự, khuôn mẫu: nguồn tin, thời gian, địa điểm, sự kiện, diễn biến, kết quả

+ Phóng sự: Cung cấp nguồn tin, tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn sinh động

Ví dụ: Chuyên mục thời sự trên các kênh truyền hình quốc gia đăng tải phóng sự người dân vùng miền núi Sơn La, Hà Giang:

– Thời gian, địa điểm của phóng sự

– Phỏng vấn nhân vật

[Thông tin được trình bày dưới dạng nguồn tin ngắn gọn, chính xác, đầy đủ]

Bài 2 [trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Bản tin:

+ Ngắn gọn

+ Cần chính xác, khách quan

– Phóng sự

+ Thông tin sự việc, miêu tả sinh động, cụ thể

+ Gợi cảm, gây hứng thú

Bài 3 [trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Để viết được một tin ngắn phản ánh tình hình học tập:

+ Thời gian: thời điểm nhất định [thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, tổng kết học kỳ…]

b, Địa điểm: lớp học

c, Sự kiện: gây chú ý bằng sự kiện nổi bật

d, Đưa ra ý kiến ngắn gọn về sự kiện

Tin ngắn có những yêu cầu chính xác, khách quan trừ kiểu bài bình luận thời sự.

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã hiểu hơn về 6 phong cách ngôn ngữ cũng như phân biệt được 6 phong cách rồi đúng không nào. 6 phong cách ngôn ngữ thật sự rất hay và thú vị nên bạn hãy nhớ rõ và phân biệt được nhé! Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề