Chống đổ sau xe máy

Trên thế giới này có 2 loại người đi xe mô tô nói riêng, cũng như xe máy nói chung: người té xe rồi và người chưa té. Và để hạn chế thiệt hại, hư hỏng cho chiếc xe khi xảy ra té ngã thì chủ xe sẽ lắp thêm chống đổ [crash bar]. Vậy có những loại chống đổ nào và cần phải lưu ý gì khi gắn chống đổ cho xe 2 bánh?


Chống đổ đơn điểm


Chống đổ 1 điểm, đơn điểm hay chống đổ gù chắc hẳn là loại chống đổ phổ biến nhất hiện nay. Cấu tạo của nó gồm 1 vật hình trụ gắn vào một điểm nào đó trên xe bằng ốc, có thể là trục bánh trước, bánh sau hoặc trên khung sườn hoặc động cơ. Tuỳ theo kiểu dáng, thiết kế mà chống đổ đơn điểm có hình dạng dài ngắn cũng như to nhỏ khác nhau.


Chống đổ đơn nhô ra ngoài để bảo vệ cho lốc máy​


Các ưu điểm của loại chống đổ này gồm có gọn nhẹ, dễ tháo lắp và giá cả hợp lý. Ngoài việc phòng hờ cho trường hợp đổ, ngã thì loại chống đổ này còn được nhiều anh em chơi xe coi như một dạng phụ kiện trang trí nhờ kiểu dáng đang dạng, bắt mắt và thiết kế đẹp.

Quảng cáo




Một vài kiểu chống đổ mang tính trang trí​


Tuy vậy, loại chống đổ đơn điểm này có nhược điểm lớn là khả năng chịu lực kém và không bảo vệ được nhiều cho chiếc xe. Do chỉ liên kết với xe tại một điểm nên khi xảy ra sự cố thì chống đổ dạng này dễ bị gãy, biến dạng. Trong một vài trường hợp tai nạn nặng, chính thanh chống đổ gù lại gây hại cho xe khi chân ốc kết nối bị gãy ngang, hoặc gây biến dạng khung sườn hay động cơ. Tệ hơn, đôi khi chính thanh chống đổ gù còn gây thêm thương tích cho chủ xe, chẳng hạn như gây kẹt chân hay gãy ra rồi văng vào người lái...


Gù chống đổ cong vênh sau một pha đo đường ngoài ý muốn do khả năng chịu lực thấp​


Chống đổ đa điểm


Khác với chống đổ đơn điểm, chống đổ dạng khung hay chống đổ đa điểm chủ yếu được trang bị trên các mẫu xe phân khối lớn. Đặc biệt, kiểu khung chống đổ này dễ thấy nhất trên mẫu xe mô tô dùng để tập dợt và biểu diễn bộ môn mạo hiểm stunt với các động tác bốc đầu [wheelie] hay bốc đít [stoppie]...


Một chiếc xe biểu diễn stunt có cả chống đổ đa điểm và chống đổ đơn điểm​


Đúng như tên gọi, loại chống đổ đa điểm gồm các thanh kim loại liên kết với xe qua nhiều vị trí khác nhau để tạo thành một bộ khung chịu lực. Tuỳ theo thiết kế mà các bộ khung chống đổ có thể che chắn được nhiều phần quan trọng của xe khi xả ra sự cố như dàn áo, lốc máy, bình xăng, ốp xả... Nhờ đó, khi có xảy ra va chạm hay tai nạn thì lực tác động vào khung chống đổ sẽ được phân tán đi nhiều nơi, tăng khả năng bảo vệ cho chiếc xe, hạn chế các hư hỏng nặng liên quan đến động cơ hay khung sườn.


Quảng cáo


Đổi lại, chống đổ đa điểm có vài hạn chế là kích thước lớn, trọng lượng nặng nề và chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với loại chống đổ đơn điểm. Tuy nhiên, dù có nếu anh em đi xe phân khối lớn nên chọn loại chống đổ đa điểm. Dù có cồng kềnh và đắt tiền thật nhưng đây sẽ là cứu cánh giúp anh em giảm thiểu thiệt hại tối đa nếu có lỡ gặp tai nạn trên đường. Cái này gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh, anh em đừng vì tiếc tiền ban đầu mà phải ngậm đắng nuốt cay khi có chuyện.

Chống đổ đa điểm thường có kích thước khá lớn​



Bộ khung chống đổ liên kết với khung sườn của xe tại 5 điểm​


Các lưu ý khi chọn chống đổ


Trước hết, nếu anh em quyết định gắn chống đổ đơn điểm, hãy chọn loại gù kích thước đủ to và dài để có ít nhiều tác dụng bảo vệ cho xe. Lời khuyên là phần chịu lực của chống đổ nên nhô ra ngoài tối thiểu khoảng 5 cm tính từ động cơ. Bên cạnh đó, anhnên lắp chống đổ gù xa chân chống và hạn chế lắp trực tiếp vào lốc máy, hạn chế thanh chống đổ kẹp chân hay làm hư hỏng năng động cơ khi bị ngã đổ.


Một loại chống đổ đơn điểm bằng kim loại có phần đầu làm từ cao su​


Tiếp theo, anh em nên chọn loại chống đổ đa điểm phù hợp với xe của mình. Thông thường, những hãng làm phụ kiện xe sẽ chọn thiết kế riêng cho mỗi dòng xe mô tô các bộ khung chống đổ để tương thích tốt nhất với thiết kế của loại xe đó. Khi đó khả năng bảo vệ không chỉ cao mà xe còn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tất nhiên là anh em có thể sử dụng phối hợp cả 2 loại chống đổ đơn điểm và đa điểm nếu muốn, quan trọng là nên chọn loại tốt, đừng ham rẻ mà mua đồ nhái, kém chất lượng.

Quảng cáo




Sau cùng, vật liệu và chất lượng của chống đổ là rất quan trọng. Với loại chống đổ đúng chuẩn thì chỗ tiếp xúc với mặt đường khi ngã phải là chất liệu nhựa, không quá cứng hoặc quá mềm, có khả năng chịu mài mòn tốt và chịu được nhiệt độ cao. Thậm chí một vài hãng làm chống đổ còn thiết kế thêm lò xo cho chống đổ để triệt tiêu lực tác động lên xe tốt hơn. Mục đích là để giúp chiếc xe không bị trượt và văng đi quá xa nếu bị té ngã trên đường với khung hoặc gù chống đổ làm từ kim loại. Còn với các kiểu chống đổ gù được bọc cao su, khi tiếp xúc với mặt đường sinh dễ ra lực ma sát lớn, có khiến chiếc bị lật hoặc phản lực tác động quá mạnh vào xe, gây ra thêm thiệt hại không đáng có.


Chống đổ xịn được thiết kế phần chịu lực khi xe ngã làm từ nhựa​


Chúc anh em chọn được chống đổ ưng ý và lái xe an toàn 😁

Chủ Đề