Chuẩn ngoại ngữ đầu vào tiến sĩ

I) Chuẩn ngoại ngữ đầu ra áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2018

Người học phải đáp ứng một trong các khoản sau để được công nhận đạt chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ bậc thạc sĩ: a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bởi cơ sở giáo dục đại học nước ngoài (ngôn ngữ sử dụng chính trong quá trình học tập phải là tiếng Anh) và cơ sở giáo dục (hoặc văn bằng của cơ sở giáo dục) này: nằm trong danh mục các cơ sở giáo dục, văn bằng đại học được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận; hoặc trong danh mục các cơ sở giáo dục đại học mà giữa quốc gia họ với Việt Nam có Nghị định thư hoặc một hình thức văn bản cấp quốc gia công nhận; hoặc là cơ sở giáo dục đại học trong TOP 1.000 thế giới theo các tổ chức xếp hạng uy tín; hoặc bằng tốt nghiệp từ những chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam có văn bản đồng ý, cho phép thực hiện...; b. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của những cơ sở giáo dục công lập trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch; c. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Anh; d. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong năm ngành Ngôn ngữ Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật đối với người học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh.

2. Chứng chỉ


a. Tiếng Anh: có một trong các chứng chỉ quốc tế sau đang còn trong thời hạn quy định tại mục d khoản này. Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, Hiệu trưởng xem xét và quyết định quy đổi tương đương.

Chương trình đào tạo

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

KNLNNVN

Thạc sĩ (tiếng Việt)

5.0

iBT 45

500

PET 140

Bậc 3 (B1)

Thạc sĩ (tiếng Anh)

5.5

iBT 50

600

PET/FCE 160

Bậc 4 (B2)

b. Tiếng Việt: đối với người học là người nước ngoài. - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành tiếng Việt; - Có bằng tốt nghiệp THPT, đại học, thạc sĩ (ngành khác), tiến sĩ (ngành khác) được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt không qua phiên dịch, do các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cấp văn bằng;

- Đối với chương trình học bằng ngôn ngữ tiếng Việt: người học phải có chứng chỉ tiếng Việt trình độ CEFR B2 trở lên do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, còn thời hạn quy định tại khoản d.


c. Ngoại ngữ khác: có một trong các chứng chỉ quốc tế sau đang còn thời hạn quy định tại mục d khoản này đối với người học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh.

tiếng Nga

tiếng Pháp

tiếng Đức

tiếng Trung

tiếng Nhật

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau 3 

B1

ZDfB

HSK cấp độ 3

JLPT N3

d. Thời hạn công nhận chứng chỉ: trong thời hạn 02 (hai) năm tính từ ngày cấp đến ngày xét điều kiện bảo vệ Luận văn thạc sĩ.

Lưu ý: Người học phải dự thi chứng chỉ theo hình thức trực tiếp.

II) Chuẩn ngoại ngữ đầu ra áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2022 trở về sau

1. Đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, ngoại ngữ là một trong sáu ngôn ngữ nước ngoài sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Nhật. Riêng đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, ngoại ngữ là một trong năm ngôn ngữ nước ngoài sau: tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Nhật.

2. Nhà trường sử dụng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) được ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm cơ sở tham chiếu để xác định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ.

3. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với người học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ là tối thiểu bậc 4/6 theo KNLNNVN

4. Người học phải có một trong các văn bằng/chứng chỉ như sau để được công nhận đạt chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ:

a) Văn bằng

  • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là ngoại ngữ được quy định tại Mục 1;
  • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình đào tạo có ngôn ngữ giảng dạy được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài là ngoại ngữ được quy định tại Mục 1.

b) Chứng chỉ

  • Tiếng Anh: có một trong các chứng chỉ sau đang còn trong thời hạn quy định tại điểm c. Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, Hiệu trưởng xem xét và quyết định quy đổi tương đương.

Ngôn ngữ

Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận

Trình độ/Thang điểm

tương đương bậc 4

KNLNNVN (*)

Tiếng Anh

TOEFL iBT

46 - 93

Bậc 4

IELTS

5.5 - 6.5

Cambridge Assessment English

B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill 

Thang điểm: 160 - 179

TOEIC

(4 kỹ năng)

Nghe: 400 - 489

Đọc: 385 - 454

Nói: 160 - 179

Viết: 150 - 179

(*) Chứng chỉ tiếng Anh tương đương Bậc 4/6 KNLNNVN được cấp bởi cơ sở đào tạo ngoại ngữ thuộc quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp chứng chỉ. Chứng chỉ phải được cấp sau thời điểm văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cơ sở đào tạo ngoại ngữ cấp chứng chỉ có hiệu lực.

  • Ngoại ngữ khác: có một trong các chứng chỉ quốc tế sau đang còn thời hạn quy định tại điểm c khoản này. Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, Hiệu trưởng xem xét và quyết định quy đổi tương đương.

STT

Ngôn ngữ

Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận

Trình độ/Thang điểm

tương đương bậc 4

1

Tiếng Pháp

CIEP/Alliance française diplomas

TCF: 400 - 499 

DELF B2 Diplôme de Langue

2

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe - Zertifikat B2

The German TestDaF language certificate

TestDaF Bậc 4 (TDN 4)

3

Tiếng Trung Quốc

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 4

4

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N3 

5

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ - 2

c. Thời hạn công nhận: Các chứng chỉ thuộc điểm b phải còn trong thời hạn 02 (hai) năm tính đến thời điểm công nhận đầu ra trình độ ngoại ngữ.

5. Thời điểm công nhận: Học viên thực hiện nộp đơn đề nghị công nhận trình độ ngoại ngữ từ khi có Quyết định giao đề tài và công nhận người hướng dẫn Luận văn thạc sĩ/Đề án tốt nghiệp đến trước khi hết thời hạn đào tạo tối đa để đáp ứng điều kiện được công nhận tốt nghiệp.

Lưu ý: Người học phải dự thi chứng chỉ theo hình thức trực tiếp.

(1) Yêu cầu về kiến thức:

- Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện của chuyên ngành đào tạo;

- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo;

- Làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật, phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành;

- Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong chuyên ngành;

- Về công bố khoa học:

  • Có ít nhất 01 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục ISI của Clarivate Analytics về kết quả nghiên cứu ở bậc tiến sĩ (hoặc 02 bài trên tạp chí thuộc danh mục Scopus, Elsevier) đối với nhóm ngành kinh tế, kinh doanh, quản trị, khoa học xã hội.
  • Có ít nhất 02 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục ISI của Clarivate Analytics đối với nhóm ngành kỹ thuật – tự nhiên. 
  • Tất cả đều đứng tên tác giả chính (tác giả đứng tên đầu, tác giả liên lạc) và theo quy định về công bố quốc tế của TDTU.

(2) Yêu cầu về kỹ năng:

- Thành thạo trong xử lý các vấn đề về lý thuyết và thực hành nghề nghiệp;

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề;

- Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế;

- Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các vấn đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ;

- Trường hợp NCS là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 3 (B1) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;

- Có năng lực viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành và công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus;

- Ứng dụng được một số phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động chuyên môn.

(3) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc;

- Đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến;

- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể;

- Có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn;

- Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

(4) Vị trí việc làm của người học sau tốt nghiệp:

- Giảng dạy và nghiên cứu ở các Viện, Trường đại học trong nước và quốc tế;

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với chuyên ngành;

- Tự khởi nghiệp các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành.

(5) Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp:

- Tiếp tục nghiên cứu những hướng mới, chuyên sâu trong chuyên ngành;

- Nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoc).