Chuyển nhóm nợ là gì

CIC là tên gọi  của một đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC là tên viết tắt của cụm từ "Credit Information Center " - nghĩa là Trung tâm Thông tin Tín dụng.

Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Từ các thông tin mà ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp, CIC sẽ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn, tín dụng.  Sau đó, sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Và dựa vào những thông tin tín dụng được lưu trên hệ thống CIC, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ cân nhắc duyệt khoản vay của bạn hay doanh nghiệp bạn.

Phân loại các nhóm nợ tín dụng

Lịch sử tín dụng sẽ được chia làm 5 nhóm nợ theo hệ thống CIC:

     Nhóm 1: Dư nợ đạt chuẩn

+ Người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn

+ Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày

     Nhóm 2: Dư nợ cần lưu ý

+ Các khoản vay/ nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1

+ Thời gian nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày

     Nhóm 3: Dư nợ không đủ tiêu chuẩn

+ Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày

+ Các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi

+ Thời gian trả nợ quá hạn từ 30 -90 ngày

     Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

+ Thời gian nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày

+ Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn 30- 90 ngày

+ Các khoản vay/nợ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2

     Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu)

+ Thời gian nợ quá hạn hơn 180 ngày

+ Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn lên đến hơn 90 ngày

+ Các ngân hàng/ tổ chức tín dụng đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn

+ Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, khả năng đáo hạn muộn hoặc chậm chí không thể đáo hạn. Nợ xấu theo định nghĩa chuyên ngành được hiểu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 trong bảng hệ thống phân loại nợ của CIC. Các hoạt động được liệt kê vào trường hợp nợ xấu:

     - Thanh toán khoản vay chậm hoặc không thanh toán trong nhiều tháng

     - Thanh toán khoản vay hoặc chậm hoặc không thanh toán trong nhiều tháng

     - Thanh toán chậm hoặc không thanh toán các khoản nợ trong thẻ tín dụng

     - Không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay dẫn đến nguy cơ tài sản thế chấp bị đưa ra xử lý

     - Bị kiện do không thanh toán các khoản nợ với cá nhân, doanh nghiệp

Chính vì vậy, tránh trường hợp rơi vào các nhóm nợ xấu bạn nên chuẩn bị trước phương án trả nợ đúng hạn trước khi quyết định vay vốn. Bạn phải có kế hoạch dự phòng để có thể thanh toán đúng hạn hoặc có thể thương thảo và trao đổi để có kế hoạch hỗ trợ từ ngân hàng và các đơn vị tài chính.

Một trong những lưu ý quan trọng là bạn không nên cắt liên lạc với bộ phận nhắc nợ của ngân hàng. Nếu như có một số trường hợp nào đó ngoài ý muốn khiến bạn không thể trả nợ theo đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu..

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: (028) 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

TƯ VẤN NHƯ Ý - CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

Trong bài viết nợ xấu là gì? chúng ta đã cùng tìm hiểu về các nhóm nợ xấu. Và cũng biết thêm một điều là khách hàng nợ nhóm 2 vẫn được một số công ty tài chính – ngân hàng hỗ trợ vay vốn. Vậy nợ nhóm 2 là gì? Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào? Khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 2 thì bao lâu mới được xóa lịch sử tín dụng?

Cùng banktop.vn tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!

Nợ nhóm 2 là gì?

Theo định nghĩa ngân hàng, nợ nhóm 2 là nhóm khách hàng có dư nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

Chuyển nhóm nợ là gì
Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Khách hàng nợ nhóm 2 sẽ bị cập nhật lịch sử nợ xấu lên trang tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp khách hàng thanh toán hết dư nợ sẽ mất thời gian 12 tháng để CIC cập nhật lại. Tuy nhiên, cho dù CIC có cập nhật lại thì việc vay vốn ngân hàng cũng rất khó khăn vì một số Ngân hàng khi cho vay sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử tín dụng trong 5 năm, thậm chí là trong suốt lịch sử tín dụng của khách hàng.

Tham khảo:

  • CIC là gì? 
  • Vay tiền đứng là gì?

Nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2

Nợ xấu nhóm 2 được phân ra làm nhiều loại, nhiều tình huống, nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ:

  • Khách hàng bị kẹt vì nằm viện (có giấy xác nhận bệnh viện).
  • Tiền lương hàng tháng công ty chuyển lệch ngày so với ngày trả nợ ngân hàng (Thể hiện bằng sao kê tài khoản ngân hàng).
  • Trường hợp khách hàng vay tiền có ý định không trả cho ngân hàng như:
  • Đổi số điện thoại không thông báo cho ngân hàng
  • Ngân hàng gọi điện thoại nhắc nợ không nghe
  • Làm chứng minh thu nhập giả,..

Nợ xấu nhóm 2 trong bao nhiêu ngày sẽ được vay tiền?

Như chúng ta đã biết, nợ nhóm 2 là nhóm nợ xấu trong khoản thời gian từ 10 – 90 ngày. Vậy nợ xấu nhóm 2 bao nhiêu ngày thì vẫn được hỗ trợ vay tiền? Nợ nhóm 2 vẫn được hỗ trợ vay tiền nhanh khi thuộc một trong số các trường hợp dưới đây :

Trường hợp 1: CIC hiện tại cập nhật nợ nhóm 1 nhưng có ghi nợ nhóm 2 trước đó 3 tháng (có nghĩa là trong 3 tháng gần đây kể từ sau khi thanh toán nợ trước, khách hàng không có trả trễ nợ thẻ TD hoặc nợ vay lần nào nữa và trả đúng hạn thanh toán theo ngày đóng tiền trên hợp đồng)

Trường hợp 2: CIC hiện tại nhóm 1, có ghi nhận nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng gần nhất. Hay CIC nhóm 1 hiện tại, từng có ghi nhận nợ nhóm 3. Với tình trạng này chấp nhận nếu:

  • Chỉ hỗ trợ nếu tối đa 1 lần nợ 15 ngày và 1 lần nợ dưới 3 ngày
  • Nợ xấu chỉ liên quan đến phí thẻ tín dụng và không vượt quá 5 triệu đồng
  • Hiện tại không có dư nợ quá hạn ( đây là yếu tố bắc buộc)

Hỏi: Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?

Việc rơi vào nợ xấu, cụ thể nợ nhóm 2 có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân chủ quan do khách hàng cố ý không đóng tiền hoặc do nguyên nhân khách quan không mong muốn như khách hàng bị bệnh, khách hàng có lương trễ,…

Nhưng do dù vì lý do gì đi nữa, khi đã bị nợ xấu nhóm 2 thì hầu như các ngân hàng sẽ không hỗ trợ đối tượng khách hàng này vay tiền trả góp hay mở thẻ tín dụng. Cách duy nhất là thanh toán dư nợ và đợi hệ thống CIC cập nhật sau 12 tháng thì các ngân hàng sẽ hỗ trợ vay vốn trở lại.

Vậy trong thời gian chờ đợi cập nhật lịch sử tín dụng thì khách hàng có nợ nhóm 2 vay tiền ở đâu? Một số công ty tài chính hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 như:

  • FE Credit
  • Standard Chartered
  • Mirae Asset Việt Nam
  • Home Credit
  • ACS Việt Nam
  • HD Saison
Chuyển nhóm nợ là gì
Nợ nhóm 2 vay tiền ngân hàng nào?

Để có thể vay tiền tại các công ty tài chính này, khách hàng cần chuẩn bị đủ hồ sơ và một số giấy tờ liên quan như:

  • Chứng từ tất toán hồ sơ vay vốn ở hợp đồng trả góp trước đó.
  • CMND/Căn cước công dân
  • Hộ khẩu (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập để tăng tỉ lệ đậu hồ sơ (nếu có)
  • Cavet xe máy (FE Credit đang hỗ trợ sản phẩm vay tiền bằng cavet xe máy, tỉ lệ đậu hồ sơ khá cao) Sản phẩm này rất phù hợp với khách hàng nợ nhóm 2, muốn vay tiền nhưng không thể chứng minh được thu nhập.

Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu bằng CMND Online?

Làm sao để vay được tiền khi có nợ nhóm 2?

Rất ít ngân hàng hỗ trợ vay đối với khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn. Vì vậy, khi chẳng may có nợ xấu, nợ chú ý, khách hàng cần thực hiện các lời khuyên dưới đây nếu muốn vay tiền ngân hàng.

Trả hết nợ hiện tại

Nợ xấu sẽ chẳng bao giờ được xóa đi nếu bạn không trả hết nợ vì vậy trước hết bạn cần phải thanh toán hết khoản nợ hiện tại. Việc thanh toán hết nợ để báo với ngân hàng rằng hiện tại bạn không còn dư nợ nữa, để ngân hàng có thể xem xét hỗ trợ vay.

Mặc dù phải một thời gian sau đó lịch sử tín dụng của bạn mới được làm sạch tuy nhiên thanh toán khoản vay là yêu cầu đầu tiên để được xem xét hỗ trợ vay.

Có người bảo lãnh khoản vay

Người bảo lãnh vay sẽ là người đứng tên trên hợp đồng vay chính. Lúc này, ngân hàng sẽ thẩm định khoản vay dựa trên hồ sơ của người bảo lãnh. Điều đó có nghĩa là :

  • Người đứng ra vay tiền là người bảo lãnh
  • Bạn có trách nhiệm đồng trả nợ với người bảo lãnh khi hồ sơ được giải ngân

Có tài sản đảm bảo khi đăng ký vay

Trong trường hợp bạn có tài sản đảm bảo thì đây là một phương án có thể giúp bạn đăng ký vay thế chấp nếu có nợ xấu. Tài sản đảm bảo cần có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn số tiền đăng ký vay.

Hướng dẫn vay tín chấp khi bị xếp vào nợ xấu nhóm 02

Điều kiện

Đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 2 vẫn có thể vay tín chấp tại một số ngân hàng như OCB, VPBank hay công ty tài chính như FE Credit, MCredit … Ngoài các điều kiện thông thường, khách hàng nợ nhóm 2 khi vay vốn cần đáp ứng thêm một số điều kiện dưới đây:

  • Bảo sao kê lịch sử tín dụng
  • Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ
  • Thư xác nhận về tình trạng của các khoản nợ
  • Các thông tin giấy tờ liên quan đến việc dư nợ trễ và số ngày quá hạn
  • Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không
  • Không có nợ quá hạn ở hiện tại

Hồ sơ

Hồ sơ vay vốn dành cho khách hàng có nợ xấu nhóm 2 bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/ hộ chiếu.
  • Sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ giấy xác nhận tạm trú.
  • Hợp đồng lao động.
  • Bảng lương sao kê 3 tháng gần nhất.
  • Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ/ giấy xác nhận tình trạng dư nợ/ giấy báo đã tất toán số tiền nợ.
  • Bảng báo cáo số lần trả chậm.
  • Xác nhận có nợ tái cơ cấu đối với khoản vay hay không.
  • Chứng minh không có nợ quá hạn gần nhất.
  • Thêm một số loại giấy tờ khác tuỳ theo yêu cầu của bên cho vay.

Nợ xấu nhóm 2 bao giờ được xoá?

Để xoá được nợ xấu nhóm 2 quý khách cần thanh toán đầy đủ tiền cả gốc lẫn lãi và những khoản nợ trước đó. Sau khi hoàn tất thanh toán các khoản nợ hệ thống CIC sẽ xoá hồ sơ của bạn sau 12 tháng.

Cần làm gì để tránh rơi vào nợ nhóm 2?

Để tránh rơi vào nhóm nợ 2, khi vay vốn khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đánh giá khả năng tài chính để trả nợ trước khi quyết định vay vốn cũng như xem xét hạn mức vay phù hợp.
  • Cần có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để sinh lời, từ đó có lợi nhuận để trả nợ ngân hàng.
  • Cần có ý thức chủ động đóng tiền khi đến hạn thanh toán, tránh đóng chậm đóng trễ dẫn đến phát sinh nợ xấu.

Kết luận

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ nhóm 2. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có lời khuyên khách hàng cố gắng đóng tiền đúng hạn, tránh nợ xấu để việc vay tiền dễ dàng hơn.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn – website hỗ trợ vay tiền online nhanh nhất!