Co nen nghi viec khi chua tim duoc cong viec moi

Có nhiều người cho rằng, chuyện đi xin việc công ty khác trước khi nghỉ việc sẽ bị coi là ích kỷ. Nhưng đôi khi, nếu bạn đi phỏng vấn lúc bạn đang thất nghiệp, công ty mới có thể đánh giá năng lực bạn yếu kém hay cùng lý do tiêu cực khác. Bạn vẫn có thể tìm kiếm các cơ hội phù hợp cho bản thân trước khi quyết định từ bỏ vị trí cũ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi thẳng thắn với cấp trên về mong muốn nghỉ việc của mình. Bên cạnh đó, theo Luật Lao động Việt Nam, bạn cần báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, và 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn (6-12 tháng). Đặc biệt, nếu bạn muốn nghỉ việc trong quá trình thử việc, bạn nên báo với bộ phận nhân sự trước 3 ngày nhé!


Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn sẽ không thể tránh khỏi những phút giây mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cho dù rắc rối đó có lớn ra sao, bạn vẫn phải tìm cách tháo gỡ để đảm bảo hiệu suất công việc và duy trì sức mạnh tập thể. Khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng là một trong những kỹ năng cần thiết bạn bắt buộc phải có để làm việc nhóm hiệu quả. Bạn không nên nghỉ việc bởi những xích mích cá nhân tủn mủn, bạn cần phải học cách đối diện với nó và giải quyết chúng triệt để. Trái đất rất tròn, sẽ ra sao nếu bạn gặp lại những người đồng nghiệp cũ ở môi trường mới? Bạn có thể sẽ phải “mang tiếng xấu” ngay tại công ty mới, và bạn lại quyết định nghỉ việc? Vòng tròn tìm việc – chán việc – nhảy việc cứ thế mà lặp đi lặp lại. Đến cuối cùng, khi quay đầu nhìn lại, bạn nhận ra chẳng có nơi nào phù hợp với bản thân mình, còn kinh nghiệm làm việc cũng chỉ lèo tèo ở con số dưới 1 năm. Tuy nhiên, khi mối quan hệ đồng nghiệp đã rạn nứt và bạn không thể hàn gắn lại dù đã cố hết sức, thì nghỉ việc cũng là một cách để giải thoát cho bạn. Nếu như lỗi lầm không phải từ bạn, bạn thường xuyên bị những đồng nghiệp xấu tính dèm pha, đặt điều, hãm hại, thì bạn cứ thế mà “dứt áo” ra đi không luyến tiếc. Nếu miễn cưỡng ở lại, bạn sẽ chỉ nhận lấy sự tích tụ áp lực, mệt mỏi mỗi ngày mà thôi.

Xem thêm: Chuyện giao tiếp: Làm thế nào để đưa feedback chốn công sở?

Có nhiều nhân viên sau khi đi làm một thời gian bỗng sinh ra cảm giác chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại. Vậy đây có phải là lúc để chúng ta nhảy việc?

Tình trạng chán việc chỉ xảy ra trong một giai đoạn cụ thể và mang tính nhất thời. Đó có thể là khi công ty đang trong giai đoạn chuyển giao, tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hoặc giai đoạn một năm đầu làm việc của bạn. Trong trường hợp này, rất nhiều người có tình cảnh chung là “đứng núi này trông núi nọ”.

Nghỉ việc vốn không phải là một quyết định dễ dàng, nhất là khi có rất nhiều vấn đề kéo theo sau đó. Từ việc lựa chọn thời điểm nghỉ việc hợp lý cho đến tìm kiếm công việc mới đáp ứng các tiêu chí về lương thưởng, phúc lợi, môi trường,… đúng như mong muốn. 

Những việc này càng khó khăn hơn với các bạn vẫn đang đi làm tại công ty. Rõ ràng, việc tìm kiếm công việc mới trong thời gian vẫn đang làm việc không chỉ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị mà còn khiến bạn dễ bị mang tiếng xấu. Nhưng đợi nghỉ việc hoàn toàn rồi mới bắt đầu tìm kiếm công việc thì lại có vẻ không "an toàn" và đảm bảo cho vấn đề tài chính cũng như sự nghiệp tương lai của mình. Vậy bạn phải lựa chọn như thế nào mới thấu tình đạt lý và ít "dại khờ" đây? 

Vì sao nghỉ việc hẳn rồi mới tìm việc là một quyết định "dại khờ"?

Co nen nghi viec khi chua tim duoc cong viec moi

Nghỉ việc rồi mới tìm việc chính là một quyết định vô cùng mạo hiểm, "dại khờ" và không phải ai cũng dám làm, bởi lẽ:

Thứ nhất, nghỉ việc trong khi bạn chưa tìm được việc mới nghĩa là bạn đã thất nghiệp. Cuộc sống của bạn ít nhiều sẽ bị đảo lộn và gặp nhiều khó khăn hơn nếu như bạn không thể đảm bảo nguồn tài chính của mình. 

 Thứ hai, bạn rất có thể sẽ bị gắn mác "thất nghiệp" trong một khoảng thời gian dù ngắn hay dài. Và đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong các buổi phỏng vấn nếu bạn không khéo léo trả lời về lý do tại sao mình lại nghỉ việc lâu như vậy? 

 Thứ ba, nghỉ việc là đồng nghĩa với việc bạn không còn cơ hội quay về chốn cũ với cương vị và mức lương như hiện tại nữa. Và nếu lỡ không may, bạn không thể tìm được một công việc tuyệt vời hơn thì chắc chắn đây sẽ là quyết định khiến bạn vô cùng hối tiếc và xấu hổ, phải không nào? Và tìm việc trước rồi mới xin nghỉ có phải là quyết định "khôn ngoan"?

Theo một số thống kê từ người tìm việc, đa số đều cho rằng nên tìm việc trước khi nghỉ việc sẽ là một quyết định hợp lý và khôn ngoan hơn, vì:

Lợi ích đầu tiên chính là bạn sẽ không phải sống chung với nỗi lo "thất nghiệp" và sẽ không phải lo lắng về vấn đề tài chính. Ngoài ra, việc tìm được công việc trước khi xin nghỉ sẽ giúp bạn tránh khỏi nỗi lo lắng "không tìm được chỗ nào tốt hơn chỗ cũ". Tiếp đến, có việc mới rồi mới thôi việc cũ sẽ không tạo ra một khoảng trống trong con đường sự nghiệp của bạn. Tức là bạn không phải lo sợ nghỉ việc lâu sẽ quên mất một số kiến thức; hay tình trạng trì trệ, nản lòng, không theo kịp giờ giấc khi bắt đầu công việc mới. Là "dại khờ" hay "khôn ngoan" là do bạn quyết định

Co nen nghi viec khi chua tim duoc cong viec moi

Mỗi một việc đều có hai mặt

Thực ra, mỗi một việc xảy ra đều có hai mặt của nó. Nếu chọn nghỉ việc, bạn sẽ phải đối mặt với các rủi ro rất lớn trong sự nghiệp, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thêm thời gian để chuẩn bị, để định hướng cụ thể con đường sự nghiệp mình muốn hướng tới. Vì suy cho cùng, nếu đã nghỉ đến vấn đề nhảy việc, hẳn bạn đã trải qua khoảng thời gian tự vấn hoặc gặp phải không ít khó khăn với công ty hiện tại.

Còn nếu lựa chọn tìm việc trước, bạn sẽ an toàn hơn trên lộ trình sự nghiệp của chính mình. Nhưng an toàn thì không đồng nghĩa với việc thành công. Vì vốn thời gian của bạn lúc này khá gấp rút, bạn có thể sẽ chẳng toàn tâm toàn ý cho việc phỏng vấn hay xác định hướng đi mới phù hợp với bản thân. Thậm chí, bạn có thể lựa chọn sai lầm, sa chân vào "chốn mới" vốn không đáp ứng được mong đợi của mình.

Vì thế, lựa chọn nghỉ trước hay tìm việc trước phụ thuộc vào chính bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem điều gì bạn cần phải ưu tiên nhất trong thời điểm này. Một công việc mới với mức lương ổn định, đảm bảo tài chính? Hay một công việc mới được thỏa chí đam mê, bay nhảy? Và dù lựa chọn như thế nào, cánh cửa mới với đầy thách thức và cơ hội cũng sẽ mở ra với bạn.

PV

Không dưới một lần chúng ta rơi vào cảm giác muốn nghỉ việc ngay cả khi bản thân chưa tìm được một công việc mới phù hợp. Thế nhưng liệu quyết định này là đúng hay sai? Liệu chúng ta có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Cùng tìm lời giải đáp với bài viết dưới đây.

Những vấn đề bạn sẽ phải đối mặt khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới

Trước khi giúp bạn đưa ra quyết định có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới, chúng tôi muốn bạn nắm rõ những vấn đề mà bạn cần đối mặt trong trường hợp này. Khi bạn quyết định nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới, một số vấn đề có thể xảy ra như:

Khi chưa tìm được việc mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành người thất nghiệp trong quãng thời gian này. Và như vậy, cuộc sống sinh hoạt của bạn sẽ bị đảo lộn, thậm chí là khó khăn vì không có thu nhập. Tất nhiên, nếu bạn có sẵn tài khoản tiết kiệm để sử dụng thì thất nghiệp trong khoảng từ 1 – 3 tháng không là vấn đề.

Cơ hội tìm được công việc mới sẽ khó khăn hơn, đặc biệt khi khoảng thời gian thất nghiệp của bạn càng kéo dài. Bởi vì khi được lựa chọn giữa người đang đi làm và thất nghiệp, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng tin tưởng vào những người đang đi làm hơn.

Nếu bạn quyết định nghỉ việc vì những vấn đề cá nhân như xung đột với đồng nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, thì khi bạn bình tĩnh lại, có thể cơ hội được làm việc tại công ty cũ là rất khó, một khi bạn đã quyết định nghỉ việc. Và không có một điều gì đảm bảo rằng những vấn đề đó không xuất hiện trở lại với công việc mới của bạn.

Vậy tại sao vẫn có nhiều người quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới?

Khi bạn đã đọc những điều có thể gặp phải khi nghỉ việc mà chưa có việc mới, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao vẫn có nhiều người quyết định như vậy? Câu trả lời chính là: Tất cả đều có lý do của nó. Một khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn sẽ được:

Giải thoát khỏi những áp lực, những mệt mỏi mà công việc đã dồn lên con người, tâm trí của bạn suốt thời gian qua. Có thể vì những khắt khe của cấp trên, vì áp lực công việc hay thậm chí vì công việc này vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Và khi nghỉ việc, bạn sẽ có cơ hội tìm được một công việc mới vừa sức hơn, thoải mái hơn.

Khi đã nghỉ việc, bạn có nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm, phỏng vấn những công việc mà bạn yêu thích. Điều mà không thể có được nếu bạn vẫn phải đi làm hàng ngày.

Ngoài ra, nghỉ việc bạn sẽ có thời gian để nạp lại năng lượng cho bản thân bằng cách đi du lịch, học thêm các khóa học mới về thứ mà bạn yêu thích như nấu ăn, làm bánh, cắm hoa,…

Cuối cùng, quyết định như thế nào mới đúng?

Vậy có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Câu trả lời là không. Bởi vì:

Khi chưa nghỉ việc, bạn vẫn có một công việc ổn định để duy trì thu nhập trong quãng thời gian bạn tìm một công việc mới. Như vậy, bạn sẽ không trải qua thời kỳ thất nghiệp khó khăn.

Và trong khi bạn vẫn đi làm, cơ hội được nhận việc cũng cao hơn. Bởi vì như trên chúng tôi cũng đã đề cập, nhà tuyển dụng thường tin tưởng hơn vào những người vẫn đang đi làm.

Cuối cùng, bạn tìm việc mới trong khi vẫn duy trì công việc cũ, điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để so sánh, tìm hiểu xem liệu công việc mới có tốt hơn công việc cũ hay không trước khi ra quyết định. Điều này giúp bạn không phải hối hận vì những quyết định sai lầm của mình.

Những sai lầm thường mắc phải khi quyết định nghỉ việc

  1. Nghỉ việc khi không có kế hoạch cụ thể cho tương lai

Phần lớn chúng ta quyết định nghỉ việc trong một phút bốc đồng của bản thân mà không có một kế hoạch cụ thể cho tương lai. Bạn phải biết rằng, tìm kiếm việc làm hiện nay là rất khó khăn vì nguồn lao động trên thị trường rất dồi dào. Và nếu không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ rơi vào tình trạnh thất nghiệp, cạn kiệt nguồn tài chính để chu cấp chi phí sinh hoạt cá nhân. Vậy nên, có kế hoạch cụ thể về hướng tìm kiếm việc làm, tài chính, chi phí sinh hoạt,… trước khi nghỉ việc sẽ giúp bạn chủ động hơn trong tương lai.

  • Nghỉ việc vì chán ghét công việc hiện tại

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại, như sếp khó khăn, đồng nghiệp không hòa đồng, áp lực công việc lớn,… Tuy nhiên, khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn có chắc chắn rằng công việc mới sẽ không lặp lại những vấn đề tương tự? Hãy suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân và cố gắng khắc phục những nguyên nhân đó trước khi nghĩ đến nghỉ việc.

  • Chuyển việc vì muốn lương cao hơn

Một sự thật bạn cần biết, rằng lương cao đồng nghĩa với khối lượng công việc cao, áp lực công việc lớn. Và nếu bạn lựa chọn công việc mức lương cao hơn, hãy chắc chắn rằng bản thân có đủ sức khỏe, năng lực để đáp ứng những yêu cầu đó.

  • Thay đổi công việc vì tác động của ngoại cảnh

Nhiều người lựa chọn chuyển sang công việc mới vì những yêu cầu, lời khuyên từ gia đình, bạn bè mà không suy nghĩ xem mình có thực sự yêu thích công việc này hay không. Bởi vì một khi bạn làm một công việc không đúng chuyên môn, sở thích, nó sẽ đè lên bạn những áp lực vô hình khiến bạn mệt mỏi hơn.

  • Chuyển việc vì chạy theo sự thành công của người khác

Bạn thấy người bạn của mình thành công với công việc đó và bạn muốn mình cũng được như vậy. Tuy nhiên, mỗi người sẽ đều có một hướng đi riêng, cột mốc riêng của mình. Chạy theo thành công của họ không những giúp bạn thành công theo mà có thể gặp phải những thất bại đáng tiếc.

Những điều nên làm trước khi nghỉ việc

Khi bạn quyết định nghỉ việc, bạn nên làm những điều sau để đem đến cái nhìn thiện cảm trong mắt sếp, đồng nghiệp cũng như không ảnh hưởng về sau. Cụ thể:

Lên kế hoạch nghỉ việc và thực hiện chuyển giao công việc rõ ràng, cụ thể. Hãy thông báo quyết định nghỉ việc trước ít nhất 15 ngày. Sau đó, tranh thủ thời gian còn lại sắp xếp và bàn giao công việc một cách chi tiết, cụ thể. Đảm bảo người tiếp nhận vị trí của bạn có thể dễ dàng bắp kịp tiến độ công việc.

Lưu trữ tài liệu, thông tin. Ngoại trừ những tài liệu, thông tin mật của công ty, thì những tài liệu, thông tin trong quá trình làm việc bạn thu thập được sẽ đều có ích trong thời gian tới.

Gặp mặt với cấp trên để có thể nói lời tạm biệt cũng như chia sẻ những cảm nghĩ, đánh giá và góp ý của bản thân mình với công việc, với cấp trên và đồng nghiệp của bạn.

Giữ gìn các mối quan hệ trong công ty cũng là điều mà bạn nên làm. Bởi vì có thể công việc sắp tới, bạn cần đến các mối quan hệ này đấy nhé.

Trên đây là những phân tích, gợi ý của chúng tôi. Thế nhưng, quyết định như thế nào vẫn nằm ở bạn. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem bản thân phù hợp với vấn đề nào để từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất. Tránh những hối hận về sau. Chúc bạn luôn thành công với quyết định của mình.