Có ý kiến cho rằng học sinh không thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

  • A. Học sinh.
  • C. Tổ trưởng tổ dân phố.
  • D. Trưởng thôn.

Câu 2: Một cộng đồng dân cư có những đặc điểm nào sau đây?

  1. Gồm những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ.
  2. Gồm những người cùng sinh sống trong một đơn vị hành chính.
  3. Các thành viên trong một cộng đồng gắn bó thành một khối.
  4. Các thành viên phải cùng được sinh ra ở một nơi.
  5. Giữa các thành viên có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
  6. Gồm những người sống trong những khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính khác nhau.
  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4, 6.
  • C. 1, 2, 5, 6.

Câu 3: Trách nhiệm của công dân để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:

  • A. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa của cộng đồng.
  • B. Tuyên truyền tên gọi người xung quanh cùng thực hiện
  • C. Vận động gia đình mình cùng thực hiện.

Câu 4: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho...........ở khu dân cư ngày càng lành mạnh, phong phú.

  • A. Đời sống chính trị xã hội
  • C. Đời sông nhân dân

Câu 5: Xây dựng nếp sống văn hóa nơi cộng đồng dân cư sẽ mang lại cho cộng đồng những lợi ích nào đây?

  1. Thu nhập cao.
  2. Có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
  3. Xây dựng được các quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
  4. Tạo môi trường xã hội thân thiện, văn minh.
  5. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi gia đình, mỗi cá nhân.
  6. Bảo vệ và phát huy được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  7. Hạn chế được những tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng.
  8. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 6: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây khi nói về xây dựng nếp sống văn hoá?

  • A. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giúp nhau phát triển kinh tế.
  • B. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người đoàn kết với nhau.
  • C. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giữ gìn môi trường sạch sẽ.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa?

  • A. Trẻ em còn nhỏ nên chỉ có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
  • B. Trẻ em thì chỉ có trách nhiệm xây dựng trường học văn hóa.
  • C. Trẻ em chỉ có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 8: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện một cộng đồng dân cư không làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Còn một vài gia đình duy trì phong tục tảo hôn.
  2. Tất cả các vụ vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lí.
  3. Vẫn còn nhiều gia đình tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
  4. Một số cặp vợ chồng cưới nhau nhưng chưa đăng kí kết hôn.
  5. Chỉ còn một vài gia đình sinh con thứ ba.
  6. Xảy ra những vụ trộm cắp nhỏ, không có vụ án nghiêm trọng.
  7.  Có một số tệ nạn xã hội hoạt động lén lút nhưng chưa bị phát hiện.
  8. Chấp hành tốt chủ trương và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
  • C. 1, 3, 4, 5, 6, 8.

Câu 9: Những biểu hiện nào sau đây một cộng đồng dân cư làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Không có các trường hợp vi phạm pháp luật.
  2. Mỗi gia đình đều có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở.
  3. Phát hiện và xử lí được nhiều vụ trọng án.
  4. Đường làng, ngõ phố xanh, sạch, đẹp.
  5. Không còn các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
  6. Không có tệ nạn xã hội.
  7. Các đám cưới xin, ma chay được tổ chức linh đinh, chu đáo.
  8. Xóm giềng giúp đỡ lẫn nhau.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.2
  • D. , 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 10: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng và bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và các tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội là nội dung của:

  • B. Xây dựng tình yêu trong sáng, lành mạnh.
  • C. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • D. Xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu 11: Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, các em cần tránh những việc làm nào sau đây?

  1. Phá hoại cây xanh.
  2. Nói tục, chửi bậy.
  3.  Vô lễ với cha mẹ, thầy cô, người lớn.
  4. Lười học.
  5. Giúp cha mẹ làm việc nhà.
  6. Đặt điều nói xấu người khác.
  7. Bỏ rác không đúng nơi quy định.
  8. Cảnh giác và tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7.
  • D. 1, 2, 3, 4, 5, 7.

Câu 12: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư yêu cầu mỗi người dân phải:

  • B. Tham gia rất tệ nạn xã hội.
  • C. Nghe theo các tin đồn nhảm.
  • D. Lối sống mất đoàn kết

Câu 13: Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 14: K mới là học sinh lớp 8 nhưng đầu, tóc lúc nào cũng xanh, đỏ, tím, vàng… Em có nhận xét gì về việc làm của K?

  • A. Thiếu tôn trọng văn hóa Việt Nam.
  • B. Bạn là người giản dị.
  • C. Thiếu tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Câu 15: Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng?

  1.  Lá lành đùm lá rách.
  2. Tương thân tương ái.
  3. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
  4. Đèn ai nhà ấy rạng.
  5. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
  6. Thương người như thể thương thân.
  7.  Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.
  8.  Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 6, 7.

Câu 16: Chỉ biết đến bản thân, không hỗ trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn là biểu hiện của lối sống

  • A. tự chủ.
  • C. trung thực.
  • D. khiêm tốn

Câu 17: Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 18: Trong lúc ăn sáng tại căntin của trường, U vứt giấy lau vương vãi khắp nền nhà dù có sọt rác, nên K nhắc nhở U bỏ rác đúng nơi quy định. Theo em

  • A. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì không ai cấm.
  • B. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì chủ quán sẽ dọn.
  • D. Vứt rác ở đâu cũng được vì đó là căntin chứ không phải lớp học

1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài.Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đangđược quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi íchcho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lựcgiải quyết vấn đề cho học sinh.Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộcthi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dànhcho học sinh” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viêntrung học”. Mục đích:- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn họckhác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụngtổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường vớithực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôivới hành";- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào côngtác giáo dục- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủđiểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứngdụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 8 nói riêng mặcdù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quảđạt được là chưa cao. Hơn nữa, đối với học sinh các em có tâm lý đặc biệt coitrọng các môn thi vào Trung học Phổ thông là Toán – Văn – Anh, cho nên nhữngmôn học khác, nhất là môn GDCD bị xem nhẹ, học sinh không có hứng thú học.Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọngcủa việc dạy học tích hợp, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức liên môn trongmôn GDCD. Quá trình vận dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặpnhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiếnthức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Vềphía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thườngcho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tậpnên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ số điểm cầnthiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ralúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Chính vì thế, dạy học tích hợp là vấnđề cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy vàtrò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài : Dạy học tíchhợp thông qua bài “Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dâncư”, nhằm phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh trường THCSMinh Khai , với mong muốn sẻ chia những kinh nghiệm nho nhỏ của mìnhtrong quá trình giảng dạy.1.2. Mục đích nghiên cứuĐổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thuhút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thuhút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xâydựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổchức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phươngpháp giảng dạy”. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trongnhững phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã chứng minh việc tích hợpkiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ giáodục công dân trở nên sôi động hơn với những bài thơ, bài văn, những nhân vậtlịch sử, nhân vật văn học, kiến thức địa lí, mĩ thuật… những vấn đề về môitrường được đề cập đến. Vì thế các vấn đề lý thuyết trong giáo dục công dânđược cụ thể hóa sinh động, trực quan với những bức tranh vẽ của học sinh… Từđó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn giáo dục công dân ởnhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cựchơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.1. 3. Đối tượng nghiên cứuDạy học tích hợp nhằm phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh trườngTHCS Minh Khai, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.1. 4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm- Phương pháp điều tra- Phương pháp đối chứng- Phương pháp quan sát- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê- Phương pháp đàm thoại- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm- Phương pháp dự giờ khảo cứu…2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lý luận- Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thếtrong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thôngvà trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó cóViệt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tíchcực về quá trình học tập và quá trình dạy học.- Qua quá trình dạy học tôi thấy việc thực hiện dạy học tích hợp các mônhọc không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh pháttriển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việchọc tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thựchiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạonhững người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạpcủa cuộc sống hiện đại.- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đógiáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.- Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Giáo dục công dân làm chohọc sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thứckhác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục.2. 2. Thực trạng2.2.1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp trong mônGDCD.- Hiện nay nhà trường đã được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy vàhọc. So với những năm học trước thì trường đã khang trang hơn nhiều với haidãy nhà cao tầng. Các phòng học đều có máy chiếu phục vụ giảng dạy của giáoviên . Thư viện nhà trường là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáoviên và học sinh.- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáodục và đào tạo , của Ủy ban nhân dân TP Thanh Hoá, đặc biệt là phụ huynh họcsinh.- Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáodục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các em HS thấy rất hào hứngvà nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáodục phát động.- Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học.Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cựccủa học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh độnghơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vàoquá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.- Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở họcsinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xétmột vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thứcvấn đề một cách thấu đáo.Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyềnthống, giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từngphương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũngchưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tấtyếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức củahọc sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cáchcó hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứnggiữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyếtvà các kĩ năng thực hành giải quyết những vấn đề thực tiễn.2.2.2. Số liệu điều traTrong năm học 2016- 2017, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 8khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 9 lớp 8:"Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư" với những nội dungkhảo sát:- Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?- Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụvề những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại?Kết quả đạt được như sau:Xếp loạiLớpSĩ sốGiỏiKháTrung bìnhYếuSL%SL%SL%SL%8C 36513.91233.31850.012.88E 38718.41129.01950.012.68G 481122.91837.51939.600Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:Thứ nhất, giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn củamình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinhvào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.Thứ hai, về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọngcủa bộ môn. Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sốngcòn hạn chế.2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện2.3.1. Các nguyên tắc tích hợp:- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phảinhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạonên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vữngchắc.- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bảnchất của sự vật, hiện tượng.- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học đượcđược tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học cóthuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống.- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức,kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập.- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của cácmôn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung vàcác hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các nănglực của người học.2.3.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môntrong bài học.Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiệncác bước sau:a. Khái quát nội dung chính của bài họcBài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, gồm 02 nộidung chính:- Học sinh thấy được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồngdân cư.- Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ởcộng đồng dân cư.b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần củabài học.Cụ thể:* Môn Sinh học: Trong môn Sinh học lớp 6, học sinh đã thấy được vaitrò quan trọng của thực vật trong việc giữ đất và bảo vệ nguồn nước. Từ đó, thấyđược sự cần thiết phải biết bảo vệ thực vật, trồng cây xanh, có ý thức thực hiệntốt Luật Bảo vệ môi trường.*Môn Hoá học: Xác định được vai trò của nước trong đời sống và sảnxuất. Chúng ta không thể duy trì cuộc sống nếu như thiếu nước, và nếu sử dụngnguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng conngười. Vì vậy việc bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho đời sống con người.* Môn Ngữ văn: Thông qua văn bản nhật dụng “ Thông tin ngày trái đấtnăm 2000”, trong chương trình Ngữ văn lớp 8, bằng phương thức thuyết minh,với cách vào đề trực tiếp ngắn gọn, dễ hiểu, văn bản đã giúp học sinh hiểu đượcsự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con người. Từ đó giúphọc sinh thấy được sự cần thiết phải biết bảo vệ môi trường sống như: không vứtrác bừa bãi, biết dùng giấy, lá thay cho túi nilong, nhựa... Nhằm đạt được mụctiêu giáo dục của bài học.* Môn Địa lí: Bằng kiến thức địa lí đã học ở kì I lớp 7, bài 17 “ Ô nhiễmmôi trường không khí ở đới ôn hoà” học sinh sẽ thấy được thực trạng hiện nay:Bầu không khí đang bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân. Từ đó, thấyđược sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền để mọi người chungtay bảo vệ môi trường.* Môn Mỹ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề tài đã họctrong môn mỹ thuật lớp 6, 7, 8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập vẽtranh với đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường, với các chủ đề: Trồng, chăm sóc, bảovệ cây xanh; làm sạch nguồn nước; dọn vệ sinh nhà cửa, đường phố... theo sựsáng tạo và năng khiếu của bản thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợpkiến thức của bài học, đồng thời biết vận dụng kiến thức và kỹ năng mỹ thuậtcủa mình để tham gia vào hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá phù hợp với lứatuổi.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng nếpsống văn hoá ở cộng đồng dân cư.+ Tích hợp với môn Sinh họcSau khi học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề vớicâu hỏi: Những hiện tượng tiêu cực ở Mục I? Những hiện tượng đó ảnh hưởngnhư thế nào đến cuộc sống của người dân? Tôi đã tích hợp với môn Sinh học vàyêu cầu học sinh giải thích được : Hậu quả của việc tảo hôn? Học sinh nhận xét.Tôi ghi nhận xét và chuẩn hóa kiến thức về hậu quả của tảo hôn. Tôi cho họcsinh xem đoạn phim tư liệu về hậu quả của tảo hôn:Như vậy, một lần nữa các em đã hiểu được tác hại của tảo hôn đó là: Các emkhông được đi học; là nguyên nhân sinh ra đói nghèo; nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏnhau, cuộc sống dang dở...và thấy được sự cần thiết phải xây dựng nếp sống vănhoá ở cộng đồng dân cư, xoá bỏ những tập tục lạc hậu trong đời sống cộng đồng.Hoạt động 2: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng nếpsống văn hoá ở cộng đồng dân cư+ Tích hợp với môn Tin học:Tôi cho học sinh xem đoạn video về hành vi uống rượu, gây mất trật tự,thiếu tôn trọng mọi người xung quanh của một số nam thanh niên:Sau đó tôi đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của một số thanh niêntrong đoạn video vừa xem?Học sinh suy nghĩ và trả lời: Những hành vi của các thanh niên trong tìnhhuống là thiếu tôn trọng người khác ( tụ tập uống rượu, gây mất trật tự trongđêm khuya).Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra bài học đối với bản thân : Để góp phầnxây dựng nếp sống văn hoá, công dân- học sinh cần thực hiện tốt các quyđịnh về nếp sống văn hoá ở cộng đồng. Giáo viên cũng chỉ rõ các quy định, đólà: Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dịđoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội...+ Tích hợp với môn Ngữ văn:Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, thông qua văn bản nhật dụng “ Thôngtin ngày trái đất năm 2000”, em thấy việc sử dụng bao bì nilong có tác hại nhưthế nào? Chúng ta cần làm gì để cải thiện môi trường sống? Từ đó giúp học sinhthấy được, tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư bằng nhữngviệc làm phù hợp với khả năng như: biết bảo vệ môi trường sống, cụ thể : khôngvứt rác bừa bãi, biết dùng giấy, lá thay cho việc dùng túi nilong, nhựa..., biếttuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của việc sử dụng bao bì nilong, về lợi íchcủa việc giảm bớt chất thải nilong để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ tráiđất- ngôi nhà chung của chúng ta.+ Tích hợp với môn Địa lí:Trong chương trình Địa lí lớp 7, bài 17: “ Ô nhiễm môi trường không khíở đới ôn hoà” , em hãy cho biết: Nguyên nhân nào làm cho không khí, nguồnnước bị ô nhiễm? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Với câu hỏi nàyhọc sinh sẽ nhớ lại và trả lời được: Mỗi chúng ta cần góp phần bảo vệ môitrường như: không chặt cây, thải khí thải, rác thải vào nguồn nước.+ Tích hợp với môn Sinh học, Hoá học:Các em cũng đã được học trong chương trình Sinh học lớp 6, Hoá học lớp8, nên giáo viên có thể liên hệ và khái quát để học sinh thấy được: Vai trò quantrọng của cây xanh, của nước đối với đời sống con người. Do vậy, góp phần xâydựng nếp sống văn hoá, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch, đẹp còn được thểhiện ở việc: Trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ nguồn nước, biết phê phánnhững hành vi huỷ hoại môi trường ( chẳng hạn, như hành động của Công tyFomusa- Hà Tĩnh).Từ những nội dung trên, giáo viên khái quát và nhấn mạnh: Học sinh cầntích cực tham gia những hoạt động góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộngđồng dân cư phù hợp với khả năng như: vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môitrường (ở địa bàn dân cư, ở trường học...) sạch đẹp; đồng thời, mỗi học sinh cầnchăm ngoan, học giỏi, đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xãhội, sống lành mạnh, tích cực tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội, bài trừmê tín dị đoan,...Sau đó, giáo viên tiếp tục đưa tình huống yêu cầu học sinh giải quyết :Khu phố nơi nhà Oanh ở có quy định là sáng chủ nhật các gia đình đều ra tổngvệ sinh đường, ngõ. Tuy nhiên, mặc dù nghỉ học, sáng chủ nhật Oanh cũngkhông ra làm vệ sinh; chỉ có cô giúp việc của nhà Oanh thỉnh thoảng ra dọn vớimọi người. Oanh nói: “ Được mỗi ngày chủ nhật để nghỉ ngơi một chút, lại bắtđi làm vệ sinh! Làm vệ sinh là việc của nhân viên công ty môi trường đô thị vàcủa cô giúp việc chứ!”.- Theo em, điều Oanh nói là đúng hay sai? Vì sao?- Em sẽ góp ý gì cho OanhBằng sự hiểu biết của mình, các em sẽ giải thích được: Điều Oanh nói làchưa đúng vì: Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệmcủa tất cả mọi người dân trong cộng đồng và học sinh cũng cần phải tích cựctham gia xây dựng nếp sống có văn hoá bằng những công việc phù hợp với khảnăng. Từ đó học sinh thấy được, ngoài việc tích cực tham gia những hoạt độngxây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng, mỗi chúng ta cũng cần phải biết vậnđộng gia đình, bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hoáở cộng đồng. Vì xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng chính là góp phần làmcho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.+ Tích hợp với môn Tin học:Sau đó tôi cho học sinh xem đoạn phim về tấm gương góp phần xây dựngnếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư để kết thúc hoạt động .Tổ chức cho học sinh tự liên hệ, trao đổi tranh luận nhằm khắc sâu kiến thức:Bài tập 1 SGKYêu cầu: Học sinh đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa được của bảnthân và gia đình.Học sinh có thể trình bày theo sự hiểu biết của mình, có thể là:* Việc làm đúng của gia đình:- Thực hiện chủ trương, đường lối của Nhà nước.- Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt- Tiết kiệm khi tổ chức ma chay, cưới xin- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn- Trồng nhiều cây xanh...* Bản thân em:- Chưa chăm ngoan- Còn vứt rác bừa bãi- Sinh hoạt hè còn chưa tự giác...Qua phần luyện tập các bài tập giúp các em hiểu rõ việc làm đúng, sai của chúngta, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.Các em tự liên hệ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người.+ Tích hợp môn Mỹ thuật:Nhằm củng cố kiến thức. Khi học sinh làm bài tập xong, tôi vận dụng phươngpháp liên môn Mỹ thuật như sau: Tôi đưa lên màn hình câu hỏi:“Hãy vẽ một cây Nếp sống văn hoá với các bộ phận rễ, thân, cành, lá,hoa, quả. Trên thân cây đó ghi chữ nếp sống văn hoá, ở mỗi rễ cây ghi mộthoạt động cần làm hoặc một hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần thựchiện để xây dựng nếp sống văn hoá. Hoa và quả cây ghi những điều tốt đẹpmà sống có văn hoá mang lại cho cuộc sống con người”? Với câu hỏi trên,các nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bộ môn Mỹ thuật để vẽ và nhanhchóng hoàn thành tranh của nhóm mình.- Từng nhóm lên giới thiệu cây của nhóm mình.- Cả lớp nhận xét bầu chọn ra nhóm vẽ cây đúng, đầy đủ, đẹp và sáng tạo nhất.Tôi ghi nhận kết quả của các nhóm và rút kinh nghiệm cho học sinh. Sauđó, tôi đưa hình ảnh cây đã vẽ lên màn hình để học sinh theo dõi đối chiếuTôi yêu cầu học sinh vẽ cây Nếp sống văn hoá cũng chính là hệ thống lạikiến thức bài học và ghi nhớ kiến thức chính cho học sinh. Cây trong hoạt độngnày đóng vai trò như một bản đồ tư duy để các em dễ học, dễ nhớ và có tác độngtốt đến kỹ năng, thái độ và ý thức của các em, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.GV: Tổ chức HS chơi trò chơi đóng vai.GV: Đưa ra tình huống: Các bạn học sinh trong lớp, rủ nhau đi mua quà về ăn vàvứt rác bừa bãi ra lớp.HS: Tự xây dựng kịch bản, phân vai và đối thoại theo hai hướng:Nhóm 1: Sắm vai theo hướng: Các bạn chưa có ý thức xây dựng nếp sống vănhoá.Nhóm 2: Sắm vai theo hướng : Đã thấy được trách nhiệm của mỗi học sinhtrong việc xây dựng nếp sống văn hoá. Biết góp ý cho bạn để cùng nhau xâydựng nếp sống văn hoá.HS: Nhận xét.GV: Bổ sung, đánh giá.+ Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn:GV: Yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...) để hoàn thành câu tụcngữ và giải thích ý nghĩa:+ Một miếng khi....., bằng một gói khi......+ Ăn trông......, ngồi trông.......+ Anh em......, không bằng láng giềng ....HS: Điền từ còn thiếu và giải thíchHS: Cả lớp nhận xétGV: bổ sung, đánh giá.GV: Kết luận toàn bàiNhư vậy, xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thựcvà có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đấtnước, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Học sinh chúng ta phải học tập tốt,rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư ngàycàng tốt đẹp hơn.2.4. Kiểm nghiệm.Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗihọc sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đãgiảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thựchiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy.- Tiêu chí đánh giá:+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mứcđộ tốt ( Giỏi)+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.-Thực hiện kiểm tra với cả ba lớp, kết quả cho thấy: 90.2% học sinh đã hiểu bàiở mức độ khá và tốt, các em đã nhận biết được những hành vi, thái độ và việclàm thể hiện góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng. Đa số các em cóhứng thú hơn trong giờ học tích hợp kiến thức liên môn.Đặc biệt, học sinh đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,không còn tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi trong lớp học và ngoài sân trường,biết yêu quý thiên nhiên tươi đẹp, biết góp phần nhỏ bé của mình để tham giatrồng và chăm sóc cây xanh...Nhờ những hoạt động bảo vệ môi trường tích cựccủa các em mà trường THCS Minh Khai luôn sạch đẹp.Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên,năm học 2017-2018, kết quả đạt được như sau:Xếp loạiLớp8A8B8CSĩ số535248GiỏiSL242217%45.342.335.4KháSL252525%47.248.152.1TBSL4563. KẾT LUẬN3.1. Kết luận%7.59.612.5YếuSL000%000Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnhvực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làmsáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy họcliên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục,thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu đượctính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thứccủa học sinh..Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định,tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài vàhứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụngđược phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽtạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.Hơn nữa, bản thân môn GDCD vốn là một môn học tổng hợp, bao gồm cáckiến thức: đạo đức, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...lại còn đượctích hợp, lồng ghép các nội dung: giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáodục môi trường, giáo dục giá trị, kỹ năng sống...thiết nghĩ việc tích hợp, lồngghép các nội dung kiến thức liên quan vào bài học là không khó, hoàn toàn cótính khả thi trong việc phát huy hơn nữa khả năng tự học của học sinh, cũng nhưgóp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng đượcmục tiêu giáo dục hiện nay.3.2. Kiến nghị- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa để giáo viên có cơ hộigiao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm.- Cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc trang bị sách báo, tài liệu, đồdùng dạy học cho giáo viên môn GDCD.Đây là những kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi nên chắc chắn sẽ cònnhững hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và cácđồng nghiệp.Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊTP Thanh Hoá, ngày 05 tháng 4 năm 2018CAM KẾT KHÔNG COPPYNgười viếtLÊ THỊ HẢOMỤC LỤCSTTNội dungTrang1. MỞ ĐẦU11.1. Lý do chọn đề tài1. 2. Mục đích nghiên cứu1121.3. Đối tượng nghiên cứu31.4. Phương pháp nghiên cứu2. NỘI DUNG342.1. Cơ sở lí luận42.2. Thực trạng về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD42.2.1. Đặc điểm tình hình chung về việc dạy học tích hợp liênmôn trong môn GDCD2.2.2. Số liệu điều tra4522.3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện62.3. 1. Các nguyên tắc tích hợp2.3.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liênmôn trong bài học.62.4. Kiểm nghiệm153. KẾT LUẬN33.1. Kết luận3.2. Kiến nghị và đề xuất7161616