Community Language learning là gì

Bài viết này hướng tới mục đích tóm tắt một số phương pháp day tieng anh thông dụng trong nửa thế kỷ trở lại đây để bạn đọc dù là người học hay người dạy cũng có được cái nhìn tổng quan và có thể phần nào đánh giá việc dạy và học tiếng Anh của bản thân.

Community Language learning là gì

Phương pháp day tieng Anh trực tiếp

Đối với phương pháp day tieng anh này, việc dạy và học được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích, ở đây là tiếng Anh. Người học không được phép sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Phương pháp này thường hướng sự tập trung vào việc phát âm tốt chứ không phải quy tắc ngữ pháp.

Phương pháp day tieng Anh theo hướng phiên dịch ngữ pháp

Việc day tieng anh theo phương pháp này phần lớn dựa vào việc dịch từ ngôn ngữ nguồn đến ngôn ngữ đích và ngược lại. Người học phải ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp và học thuộc lòng các danh sách từ vựng. Cách dạy này thường ít chú trọng đến khả năng nói.

Phương pháp day tieng Anh theo hướng nghe

Nguyên lý ẩn đằng sau phương pháp day tieng Anh này là việc học thực chất là quá trình tạo thói quen. Phương pháp này coi trọng việc luyện tập các mẫu hội thoại trong các trường hợp. Cách dạy này chú trọng việc nghe nói hơn là rèn luyện kỹ năng viết.

Phương pháp day tieng Anh theo hướng tiếp cận ngữ pháp

Phương pháp này xem ngôn ngữ là một loạt các quy tắc ngữ pháp phức tạp có thể được học từng chút một theo một trật tự nhất định. Ví dụ như động từ “to be” được giới thiệu và luyện tập trước khi dạy và học thì hiện tại tiếp diễn – thì có sử dụng động từ “to be” làm trợ động từ.

Phương pháp day tieng Anh theo hướng TPR

TPR (Total Physical Response) là phương pháp dạy học yêu cầu người học phản hồi những câu lệnh đơn giản như “Stand up”, “Close your book”, “Go to the window and open it”. Phương pháp này tập trung vào tầm quan trọng của việc lĩnh hội bằng tai.

Phương phap day tieng Anh theo hướng CLT

CLT (Communicative Language Teaching) là phương pháp tập trung rèn luyện cho người học giao tiếp hiệu quả và phù hợp trong những tình huống đa dạng mà họ có thể gặp phải. Nội dung của các khóa học CLT là về những chức năng hội thoại như mời, đề nghị, phàn nàn,…

Phương pháp day tieng Anh theo hướng im lặng

Phương pháp này có tên như vậy vì mục đích của người dạy là nói ít nhất có thể để người học có thể điều khiển những gì anh ta muốn nói. Phương pháp này cũng không sử dụng tiếng mẹ đẻ.

Dạy học ngoại ngữ theo hướng giao tiếp là một phong trào xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 và ảnh hưởng tới nay. Đường hướng này bao gồm một loạt những nguyên tắc, giả định, phương pháp, kỹ thuật. Do phạm vi của CLT rất rộng và có tính bao quát nên việc hiểu đúng và đủ về CLT là một thách thức lớn cho giáo viên. Có rất nhiều ngộ nhận về CLT như CLT là một phương pháp hoặc CLT chỉ dạy nghe nói, không dạy ngữ pháp…Trên thực tế, CLT là một đường hướng đưa ra những đề xuất cho hoạt động dạy học ngôn ngữ chứ không phải là một phương pháp với tiến trình, kỹ thuật cụ thể. Mục tiêu của CLT là phát triển năng lực giao tiếp (NLGT) ở người học. NLGT có nội hàm rộng, gồm nhiều thành phần nhưng nói một cách vắn tắt đó chính là: khả năng biết tại sao, khi nào và cách nói ra một điều gì đó cho ai đó (knowing why, when and how to say what to whom). Nói cách khác, mục tiêu của CLT chính là khả năng DÙNG ngôn ngữ chứ không phải BIẾT ngôn ngữ.

CLT không chỉ đưa ra mục tiêu cho quá trình dạy học ngôn ngữ mà còn dựa trên những nguyên lý nền tảng về quá trình ngôn ngữ được lĩnh hội, được thu nhận trong lĩnh vực SLA. Thay vì tập trung vào hoạt động dạy, SLA tìm hiểu xem người ta học hoặc lĩnh hội một ngôn ngữ mới ra sao, từ đó cung cấp thông tin để giúp hoạt động dạy hiểu quả hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta không biết người ta học thế nào, làm sao có thể dạy? Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ một số nguyên lý nền tảng cho CLT có gốc từ những nghiên cứu SLA.

Việc học ngoại ngữ sẽ thuận lợi hơn khi người học có cơ hội tương tác và giao tiếp một cách có mục đích, có ý-nghĩa.

Phát biểu này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng chính vì vậy mà làm nhiều người hiểu lầm. Tương tác ở đây được hiểu là việc trao đổi, chia sẻ thông tin thông qua hội thoại, thảo luận, trò chuyện…Giao tiếp phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc diễn giải, hiểu nội dung thông điệp, biểu đạt ý định của mình cho người khác hoặc trao đổi với nhau để cùng đạt được một mục tiêu nào đó. Khi một ai đó lặp đi lặp lại một câu vô nghĩa mà không muốn diễn đạt ý định hoặc đạt được một mục đích nào, đó không phải giao tiếp. Con vẹt bắt trước những cụm từ, câu nói thông dụng, nhưng đó không phải cách con người giao tiếp. Yêu cầu người học lặp đi lặp lại một câu hoặc học thuộc một đoạn hội thoại rồi diễn lại cũng không phải giao tiếp. Giao tiếp là khi tự thân người đó hiểu, diễn đạt được thông điệp họ muốn lĩnh hội hoặc truyền tại bằng phương tiện ngôn ngữ hoặc ngoại ngữ. Tức là nhu cầu thực sự, có ý nghĩa thực sự với bản thân họ. Khi người học có cơ hội tương tác và giao tiếp một cách có mục đích, có ý-nghĩa, việc học sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.

Lớp học hiệu quả là khi các hoạt động, nhiệm vụ tạo cơ hội cho người học trao đổi ý-nghĩa, tận dụng nguồn lực ngôn ngữ họ đã có, chú ý tới cách ngôn ngữ được dùng và tham vào việc trao đổi với những người khác một cách có ý nghĩa.

Nếu bạn chú ý một chút, một trong những nội dung căn bản của CLT là ý-nghĩa là meaning chứ không phải dạng thức (form). Đơn giản vì khi điều gì đó có ý nghĩa với bạn, bạn sẽ nhớ lâu hơn và xử lý thông tin đó kỹ hơn chính vì thế mà chúng trở nên bền chắc hơn trong tâm trí. Dù với vốn ngôn ngữ hạn chế nhưng người học cố gắng dùng chúng sẽ giúp những gì đã học trở lên thuần thục hơn và cũng nhờ quá trình đó mà người học biết mình còn thiếu gì để mà học thêm. Giống như trẻ em lĩnh hội tiếng mẹ đẻ, các em không đợi học xong mới dùng mà dùng hàng ngày để rồi hệ thống ngôn ngữ của các em phát triển theo mà các em không hề biết mình đang học. Có rất nhiều cách để làm được việc này, nhưng môi trường thuận lợi hơn cả là khi trao đổi, chia sẻ thông tin với những người khác (conversations). Những người đó có thể là bạn cùng lớp, bạn qua thư hoặc những người bạn nói ngôn ngữ đích mà bạn đang học.

Giao tiếp có ý nghĩa là khi người học được xử lý những nội dung thú vị, hấp dẫn, phù hợp, có mục đích đối với họ.

Giao tiếp theo ý này chính là việc hiểu, diễn giải thông tin người học nghe hoặc đọc trong ngôn ngữ đích. Thay vì tập trung vào từ vựng, cấu trúc ngữ pháp hoặc các dạng thức ngôn ngữ. Người học tập trung vào ý-nghĩa. Họ muốn đọc gì đó làm cho họ vui hoặc học hỏi được điều gì đó (ý) đồng thời họ phải hiểu những gì họ nghe, họ đọc hoặc họ xem (nghĩa). Như vậy giao tiếp lúc này trở nên có ý nghĩa với người tham gia giao tiếp. Không nhất thiết phải trao đổi tương tác với người khác mà đơn thuần là việc người học diễn giải, hiểu những gì họ tiếp xúc trong ngôn ngữ đích mà có liên quan tới nhu cầu của họ. Sắm vai (role-play) chưa chắc đã phải là giao tiếp nếu người học không thực sự ‘nhập tâm’ với hoạt động ấy. Giao tiếp có ý nghĩa phải do người học xác định chứ không thể áp đặt từ bên ngoài. Chẳng hạn khi giáo viên đưa ra chủ đề mua sắm (shopping), nhiều người thấy thú vị và có nhiều nội dung để chia sẻ và thảo luận. Nhưng với những người khác, đó có thể là ác mộng vì họ không bận tâm và cũng có rất ít trải nghiệm với hoạt động đó.

Giao tiếp là một quá trình tổng thể thường phải dùng tới nhiều kỹ năng và phương thức ngôn ngữ.

Khi các bạn đang đọc những dòng này, hoạt động giao tiếp chủ yếu diễn ra qua kỹ năng đọc-viết. Đó là tôi cố gắng viết để diễn đạt ý của mình, chia sẻ những gì tôi biết về CLT cho bạn hiểu thêm. Bạn cũng có thể viết lại và thảo luận những nội dung bạn đồng ý hoặc chưa đồng ý hoặc chưa hiểu rõ vì cách viết của tôi còn mơ hồ. Hoặc bạn cũng có thể hỏi trực tiếp khi gặp hoặc trò chuyện qua một số công cụ trực tuyến…Giao tiếp trong đời sống hàng ngày hiếm khi diễn ra theo một cách đơn nhất mà thường có tính tương tác và vận dụng nhiều kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Chính vì thế mà việc dạy tích hợp các kỹ năng có vẻ mới nhưng thực ra vốn dĩ nó phải như vậy. Giao tiếp đúng nghĩa, có mục đích thì tập trung vào kết quả cần đạt được chứ không phải biểu diễn quá trình giao tiếp. Cho nên việc phải dùng tới nhiều kỹ năng là do nhu cầu tự nhiên, không gượng ép. Chẳng hạn khi nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Anh, tôi phát âm một từ chưa đúng làm người nghe khó hiểu. Tôi có thể gõ hoặc nhắn tin từ đó giúp người nghe hiểu những gì tôi nó. Như vậy nó xuất phát từ nhu cầu thực sự thay vì biểu diễn hoạt động tôi giao tiếp.

Các hoạt động có tính chất tự khám phá và phân tích, chiêm nghiệm giúp người học tìm ra những quy luật (patterns) giúp quá trình học ngôn ngữ mới.

Đây là một giả định về việc học và lĩnh hội các cấu trúc ngữ pháp. Do nhiều người hiểu giao tiếp theo nghĩa hẹp gồm các thao tác trao đổi thông tin qua lại bằng phương thức nghe nói, nên họ cho rằng CLT không chú trọng vào ngữ pháp. Trên thực tế, ngữ pháp được lồng ghép trong các hoạt động giao tiếp và sẽ được học nếu như chúng cần thiết cho một mục đích giao tiếp nào đó. Nói cách khác, ngữ pháp là công cụ, là nguồn lực bổ trợ cho hoạt động giao tiếp chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Một số cách dạy học ngoại ngữ trước đây tập trung vào dạy từ vựng và ngữ pháp, hy vọng ngày nào đó người học đem ra dùng. Nhưng các nghiên cứu SLA chỉ ra rằng người học không làm được như vậy và thực tế thì đa số người học không thành công với lối tiếp cận này. Những quy luật ngữ pháp không phải là những gì có thể trao truyền được mà người học cần xây dựng chúng theo thời gian. Các hoạt động khám phá, phân tích, phản tư sau nhiệm vụ giao tiếp sẽ giúp người học lĩnh hội các cấu trúc ngữ pháp tốt hơn.

Học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài bao gồm việc thử sai, sáng tạo với nguồn lực ngôn ngữ hạn chế. Mắc lỗi là một việc tất yếu dù mục tiêu lâu dài vẫn là khả năng sử dụng ngôn ngữ đích một cách chính xác.

Thông thường, chúng ta vẫn nghe những câu như: mắc lỗi là bình thường, ai chẳng mắc lỗi. Trước khi CLT trở nên thịnh thành, người ta cho rằng mắc lỗi trong ngôn ngữ đích sẽ hình thành thói quen khó sửa nên cần phải dạy cho người học đúng ngay từ đầu thông qua việc học ngữ pháp hoặc luyện tập những mẫu câu chuẩn. Nhưng các nghiên cứu SLA đã chỉ ra rằng hầu hết người học tiếng Anh, thậm chí cả trẻ em bản ngữ mắc những lỗi giống nhau trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Dù muốn hay không, có được can thiệp hay không, người học vẫn mắc những lỗi này, nhất là khi họ phải sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, không được chuẩn bị trước. Chính vì thế mà việc dạy ngữ pháp theo kiểu ‘cuốn chiếu’, học tới đâu, biết tới đó là một niềm tin không có cơ sở. Người học cần thử nghiệm với vốn ngôn ngữ ít ỏi đang hình thành của mình, từ đó bồi đắp thêm cho nó và tiệm cận với ngôn ngữ đích theo thời gian.

Tham khảo thêm:

Bài viết tham khảo nội dung của cuốn sách:

Richards, J. C. (2006). Communicative language teaching today. Cambridge University Press.